Bánh in mùa Tết xứ Cần Đước
Cứ vào cuối năm, nhiều nhà dân tại Long Hựu của xứ Cần Đước thuộc miền hạ Long An lại tất bật vào mùa làm bánh in để cúng tổ tiên ngày xuân, và làm quà cho con cháu về sum họp ăn Tết ở quê nhà.
Bánh là sự kết hợp hài hòa của bột nếp rang, vị ngọt của chuối khô, vị cay nồng của gừng, vị béo của đậu phộng, mè…
Bà Nhung kể:
“Mới đầu công đoạn nhân là mình làm gừng xong rồi bào, cắt, mình cắt chuối rồi xào nhân. Rồi tới công đoạn một là mình bỏ bột với gừng vô mình nhồi. Lát bột nó nổi lên chừng mười phút là xong.”.
Gừng cắt sợi rồi xào với chuối sứ chín ép phơi khô để làm phần nhân.
Bà Nhung nói:
“Gừng mình xào với trứng, xong rồi mình bỏ đậu phộng lên. Mè, có mè vị vô. Mình cột đều lại rồi mình mới vắt. Xong mình rắc đậu phộng lên mặt.”
Nhân của bánh in Cần Đước được làm từ chuối sứ chín ép phơi khô hoặc được sấy thái nhuyễn, xào với củ gừng tươi cũng được thái nhuyễn thành sợi. Cái đặc biệt là sau khi được nhận nhân và bột vào khuôn bánh, gặp không khí, những nguyên liệu ấy kết chặt hơn và tạo rõ hình rồng phụng trên chiếc bánh.
Bà Nhung cho biết:
“Bánh nhân gừng, tại vì nhân đậu xanh mình không để lâu được đó… Tết mình bán nhiều lắm. Mua về chưng cũng được, rồi đãi khách, như đi Tết đó!”
Người dân Cần Đước nhìn nhận bánh in bán chạy nhất là mùa Tết.
Bà Lắm chia sẻ:
“Ngày thường chắc bán không bằng Tết đâu. Tết mới bán đắt. Ngày thường tôi ít có ăn, có Tết đó. Mình mua cúng. Có người, người ta mua người ta đi biếu.”
Những người dân Long Hựu như bà Lắm, bà Nhung đều nói rằng vị ngọt bánh in đã trở thành một phần ký ức, một hương vị truyền thống khó thể thiếu trong đời sống thường ngày, nhất là vào dịp Tết của người dân miền hạ Long An.
Theo VOA
Mùa làm nhang bán Tết
Ở Cần Đước tỉnh Long An có xã Tân Ân chuyên nghề làm nhang. Mùa se nhang dịp Tết cổ truyền đã bắt đầu. Nghề làm nhang đã gắn bó với nhiều thế hệ người dân Cần Đước.
Bà Nguyễn Thị Hai, người thâm niên hơn nửa thế kỷ làm nghề se nhang ở Cần Đước, kể:
"Cô sáu mươi mấy tuổi rồi. Cô làm từ hồi còn đi học tới giờ đó. Mười tuổi là cô làm rồi đó. Mình lên thành phố mình mua đồ, vật liệu, rồi mình về mình làm, rồi đem thành phố bán".
Thành phố ở đây là nói gọn của Sài Gòn.
Bà Phan Thị Tuyết Nhung, một thợ se nhang, tiếp lời:
"Cái bột này người ta làm sẵn hết, mình đem về mình đổ nước vô mình nhồi thôi, cũng dễ lắm, chứ không có gì khó hết. Hồi xưa se bằng tay. Se bằng tay rồi chế ra cái đồ gạt tay. Có máy quay tay như bánh lái xe đó. Quay tay rồi có cái đạp cẳng. Đạp cẳng xong rồi mới lên cái máy này".
Giờ se nhang chỉ còn vài công đoạn gọi là thủ công. Nhờ có máy móc nên nhang được se đều cây hơn, sản lượng từ một công thợ cũng tăng hơn trước. Nghề này mùa bán Tết có khác ở chỗ là, theo lời bà Hai, cây nhang thường phải dài hơn, mùi hương đậm hơn.
"Ngày Tết thì khác rồi đó. Ngày Tết mình phải làm nhang dài, phải xịt dầu, tẩm thêm. Người ta thích nhang thơm đó... Tết mình làm nhiều nhang thơm, nhiều hơn. Lúc này mình bắt đầu làm Tết rồi đó".
Theo lời của nhiều người thợ, vài năm gần đây mãi lực nhang bán mùa Tết có giảm dần, nên việc se nhang bán Tết cũng bình bình như các mùa khác trong năm. Tuy nhiên nhờ máy móc giúp giảm công thợ, sản lượng tăng, nên thu nhập của nhà sản xuất tăng theo.
Bà Hai nói:
"Một ngày mình làm khoảng 200 ngàn. Hồi xưa mình làm một ngày có 50 ngàn hà. Giờ mình làm gấp mấy lần. Mấy người già đâu có công việc, người ta phải làm kiếm thu nhập. Vậy thôi hà!"
Nghề se nhang xứ Cần Đước được gìn giữ hơn trăm năm nay rồi. Đến Cần Đước mùa này sẽ thấy hình ảnh những thân nhang nhuộm đỏ được phơi trước sân nhà của mùa se nhang bán Tết.
Theo VOA
'Chuột cõng quất cảnh' chơi Tết giá tiền triệu Hà Nội Mùa Tết năm nay, hơn 280 chủ vườn cây cảnh ở Tứ Liên, Tây Hồ đua nhau làm những chú chuột vàng, xanh cõng quất. Ông Hoàng Luận, chủ vườn cây cảnh cho biết, năm nay ông sản xuất hơn 100 con chuột cõng quất cảnh với hai màu xanh và vàng. Số chuột cõng quất cảnh này được ông bán...