Bánh hồng Tam Quan Điềm báo hỉ của người Bình Định ăn là nhớ nhìn là mê
Bánh Hồng Tam Quan là món đặc sản vô cùng nổi tiếng đến từ quê hương làn dừa Tam Quan, Bình Định. Bánh Hồng Tam Quan được bà con nơi đây xem như là một điềm báo hỉ, là một minh chứng đẹp cho tình yêu đôi lứa.
Vậy nguồn gốc xuất sứ và điều đặc biệc gì đã làm nên tên tuổi của bánh Hồng Tam Quan này? Lí do vì sao được xem như vậy, hãy cùng Hiquynhon tìm hiểu xem nhé!
Bánh Hồng Tam Quan-Ảnh Bà Đầm Market
Thành phố biển Quy Nhơn – Bình Định, là một thành phố với nhiều địa danh du lịch đẹp cùng những bãi biển xanh mướt ngút ngàn, thu hút nhiều bạn bè du lịch trên khắp mọi miền Tổ Quốc và nền ẩm thực trù phú của Bình Định cũng là một yếu tố giữ chân du khách khi đặt chân đến mảnh đất yên bình này. Đặc biệt là những món ăn đặc sản miền quê mang đậm chất xứ Nẫu, trong đó phải kể đến là bánh Hồng Tam Quan, món ăn chất chứa niềm hạnh phúc của đôi lứa yêu nhau mà không có nơi nào sánh bằng.
1. Nguồn gốc và nét đặc trưng về bánh Hồng Tam Quan
Bánh Hồng Tam Quan, món đặc sản với tên gọi mỹ miều có nguồn gốc từ một trị trấn nhỏ của Bình Định, trị trấn Tam Quan, Huyện Hoài Nhơn. Một loại bánh mang hương vị dẻo thơm, hình dáng mũm mĩm màu sắc tinh khôi chính là một nét đặc trưng của Bình Định không thể lẫn vào đâu được.
Bánh Hồng Tam Quan thơm, ngon, dẻo
Nghe nhiều, ăn nhiều nhưng hầu như rất ít người biết đến nguồn gốc vì sao có tên gọi là bánh Hồng đúng không ạ. Đơn giản vì hầu như chúng ta thường thấy bánh Hồng Tam Quan xuất hiện nhiều trong các dịp lễ đính hôn, lễ cưới để chứng minh cho tình yêu mặn nồng thắm thiết của các cặp đôi, song hành cùng với thiệp hồng thì bánh hồng cũng được xem như một điềm báo hĩ chung vui trong niềm hạnh phúc đó.
Chính vì vậy mà mọi người hay truyền tai nhau câu hỏi thân thuộc ” Khi nào cho tôi ăn bánh Hồng” ngầm nhắc đến chuyện lập gia đình của những chàng trai cô gái trẻ. “Hồng duyên, hồng phận” như một lời chúc phúc ngọt ngào nhất gửi đến các cặp đôi, chúc cho tình yêu của họ luôn gắn bó bền chặt, ngọt ngào như những chiếc bánh. Chính vì thế mà bánh Hồng là loại bánh không thể thiếu trong ngày vui đôi lứa.
Bánh Hồng Tam Quan-Đặc trưng món Bình Định
Để áp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng thì ngày nay không chỉ riêng vào những ngày lễ cưới, bánh Hồng Tam Quan đã được trưng bán rộng rãi và phổ biến hơn ở nhiều nơi và nó được xem như món ăn đặc sản được khách du lịch chú ý đến rất nhiều vì hương vị thơm dẻo, mềm mềm lạ lạ ăn vui miệng nhưng lưu vị mãi ở đầu lưỡi.
2. Bánh Hồng Tam Quan có gì đặc biệt
Miền quê thanh bình đầy nắng và gió, đất đai màu mỡ với nhiều cánh đồng ruộng lúa sải cánh cò bay cùng những hàng dừa xanh mát ngút ngàn trải dài khắp cả một thị trấn. Đúng như với những gì đặc trưng nhất cuả thị trấn, tinh hoa để làm nên một loại bánh hồng ngon nhất nhì không thể nào bỏ qua hai nguyên liệu gạo nếp và dừa sợi. Dừa ngon, nếp ngon thì thành phẩm tạo ra sẽ vô cùng thơm ngon và tinh tuý.
Cắn một miếngbánh Hồng Tam Quan ta sẽ cảm nhận được vị thơm, sự mềm dẻo của nếp, một chút vị ngọt thanh của đường, ăn vào miệng khi nhai sẽ cảm nhận được sự giòn giòn sựt sựt của dừa, tất cả hoà quyện lại tạo nên một vùi vị rất lạ và đặc trưng tan dần trong khoang miệng thực khách.
Bánh Hồng Tam Quan với nhiều màu sắc khác nhau
Ngày xưa, bánh Hồng Tam Quan được biết đến với màu trắng của nếp nhưng ngày nay các người thợ làm bánh đã biến hoá thêm màu hồng phấn nhẹ nhàng và màu xanh của lá dứa nhìn rất đẹp mắt tạo sự đa dạng và tăng tính hấp dẫn hơn cho món đặc sản lưu luyến lòng người.
3. Quy trình làm nên bánh Hồng Tam Quan
Để ra được một mẻ bánh Hồng Tam Quan ngon đúng vị đậm chất xứ Nẫu thì phần quan trong nhất chính là chọn nguyên liệu. Nguyên liệu để làm nên bánh Hồng chính là nếp, dừa, nước lọc, lá dứa và đường. Muốn bánh ngon trước hết chúng ta phải chọn đúng được loại nếp Ngự dẻo thơm và những trái dừa không quá già cũng không quá non thì bánh làm ra mới đảm bảo được chất lượng nhé.
Tiếp đến là công đoạn bắt tay vào làm bánh, giai đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ nhất của những người thợ để cho ra những chiếc bánh thơm đúng điệu nè.
Công đoạn đầu tiên là xay bột: trước tiên bạn cần ngâm nếp trước 8 tiếng để nếp được mềm hết hoàn toàn sau nó sẽ xay nếp với một ít nước, sau khi xay sẽ đem đi ép bột đến khi khô ráo và nhồi bột với một xíu nước để bột được dẻo lại.
Quy trình làm Bánh Hồng Tam Quan
Tiếp theo là rang bột: bạn lấy khoảng 100-200gr bột năng cho lên chảo rang với lửa nhỏ, bỏ lá dứa vào rang cùng để bột được thơm hơn, rang đến khi nào bột chín thì tắt bếp (bạn nếm thử nếu bột tan trong miệng thì đã chín hoặc bạn bóp thử phần lá dứa nêú lá dưa gãy thì đồng nghĩa với việc bột rang cùng lá dưá cũng đã chín rồi nhé).
Quy trình làm Bánh Hồng Tam Quan
Sên dưa là công đoạn toả hương nhất, vì công đoạn này bạn sẽ cảm nhận được hết tinh tuý từ xứ dừa Tam Quan bởi hương dừa ngào ngạt thơm phứt. Bạn trộn dừa với đường để trong 30 phút để đường được thấm đều hết vào dừa, sợi dừa được trong hơn. Đặc biệt khi sên dừa sẽ giúp phần nhân bánh dẻo và thơm ngon hơn. Sên đến khi nào nhân dừa chuyển màu trong lại là được nhé.
Công đoạn tiếp theo là nấu bánh: bạn cần đun sối 1,2 lít nước và cho khoảng 700g đường vào đun tiếp cho đến khi phần đường tan hết hoàn toàn, bạn nắn bột thành từng miếng dẹt và cho vào trong chảo, dùng muỗng dằm phần bột ra và đánh nó lên, đến khi bột dẻo bạn cho phần dừa vào và trộn đều nó lên, cứ trộn đến khi hỗn hợp bột và dừa quếnh lại thành cục và không còn dính chảo nữa, sau đó bạn lấy phần bột ra và hơ trên lửa nhỏ trong 2-3 phút.
Quy trình làm bánh Hồng Tam Quan
Video đang HOT
Công đoạn cuối cùng là trải bọc nilong và rắc bột năng vào khuôn, sau đó cho phần bột ra khuôn và ép xuống, tiếp tục rắc thêm một lớp bột năng lên bề mặt bánh. Đợi bánh nguội, cắt bánh và thưởng thức thôi. Thường thì người ta sẽ cắt bánh thành những miếng nhỏ hình thoi để nhìn bắt mắt và hấp dẫn hơn nhé, và hình dáng này đã được mặc định gắn liền với món bánh Hồng Tam Quan luôn rồi nè.
4. Cách bảo quản bánh Hồng Tam Quan
Vì bánh Hồng Tam Quan là loại bánh tươi không chất bảo quản, nên bánh chỉ giữ được 3-4 ngày kể từ ngày làm ra. Nhưng nếu bạn muốn để bánh được dùng lâu hơn thì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khi ăn chỉ cần hấp lại là dùng được rồi nè. Bánh vẫn dẻo vẫn thơm không mất vị đâu nhé!
Tham khảo thêm bài viết: Bánh ít lá gai – Đặc sản quà quê gây thương nhớ của Bình Định
5. Mua bánh Hồng Tam Quan ở đâu ngon?
Ngày nay bánh Hồng Tam Quan được bày bán rộng rãi ở khắp mọi miền không chỉ riêng gì Bình Định, nhưng nếu muốn ăn đúng vị mới chuẩn thơm ngon thì nhất định bạn phải đặt chân về Bình Định nhé. Những mẻ bánh đặc sản quê hương được làm ra luôn chờ thực khách đến thưởng thức đấy ạ.
Bánh Hồng Tam Quan-Thanh Bình (Ảnh: Hải sản khô Mận Khoa)
Bún sứa Quy Nhơn Đặc sản quên lối về của xứ Nẫu
Nhắc đến ẩm thực bún tại Quy Nhơn thì ngoài bún chả cá, bún riêu cua, bún bò, bún giò thì bún sứa Quy Nhơn là một trong những món ăn được xem là hơi thở của vùng đất võ trởi văn cùng hương vị biển vô cùng đặc sắc, đảm bảo ăn một lần là lưu vị khó mà quên được.
Hương vị của món bún sứa Quy Nhơn như thế nào? Muốn ăn bún sứa Quy Nhơn thì ăn ở đâu.
1. Giới thiệu về bún sứa Quy Nhơn
Quy Nhơn - Bình Định, mảnh đất yên bình được thiên nhiên ưu ái ban tặng với bờ biển xanh mướt trải dài, cùng song hành với vẻ đẹp bao la đó là sự phong phú và đa dạng của nền ẩm thực. Trong đó phải kể đến món Bún Sứa nước lèo, món ăn tinh thần thơm ngon, đậm vị biển và được xem như hơi thở của Quy Nhơn.
Bún sứa Quy Nhơn hấp dẫn người dân bản địa, du khách từ khắp mọi miền bởi hương vị tươi mát, thơm ngọt tự nhiên. Hương vị tươi giòn của sứa, kết hợp với nước lèo chua chua ngọt ngọt được ninh từ xương, cùng vị cay cay, béo béo của đậu phộng, chua chua của xoài...kết hợp hợp tạo nên một món ăn hấp dẫn khó quên.
Chính vì thế Bún sứa Quy Nhơn được xem là một "kiệt tác" mà mỗi người nấu là một nghệ sĩ cẩn thận, tỉ mỉ và chỉnh chu. Song, bạn hoàn toàn có thể tự làm vì cách làm bún sứa cũng không quá phức tạp .
2. Cách chế biến và thường thức
Với công thức này, bạn sẽ chế biến bún sứa nước lèo một cách dễ dàng mà vẫn đảm bảo được hương vị chính tông của món ăn.
2.1. Nguyên liệu chuẩn bị
- Sứa: 300gr (bạn chọn loại sứa có màu trắng đục, thành dày, phần ngon nhất là phần chân sứa)
- Trứng vịt: 1 quả
- Thịt cá thu: 300gr (nếu không thích cá thu bạn có thể thay bằng tôm sú)
- Nước dùng cá: 1,5 lít
- Hành tây, hành lá
- Đậu phộng
- Chanh: 1 quả
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn, dầu điều, sa tế
- Rau thơm, giá, mắm ruốc Huế, xà lách
- Bún
2.2. Hướng dẫn cách làm
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Bạn hãy rửa sạch các loại rau, để ráo nước. Đậu phộng đem rang rồi bóc vỏ và giã nhỏ (có thể mua đậu rang sẵn để tiết kiệm thời gian). Hành lá bạn cũng đem rửa sạch rồi cắt nhỏ còn hành tây thì cắt sợi, cà chua bổ múi cau.
Bước 2: Làm chả cá
- Thịt cá thu ướp với nửa thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa cà phê hạt nêm rồi mang đi quết dẻo với đầu hành trắng. Sau đó, bạn chia làm 2 phần, 1 phần bạn viên tròn để làm chả cá và chiên vàng. Phần còn lại bạn cho vào khuôn, thoa lòng đỏ trứng vịt lên mặt, hấp chín, để nguội và cắt thành miếng vừa ăn.
Miếng chả cá chuẩn bị để bỏ vào tô Bún Sứa
Bước 3: Chế biến sứa
- Để món bún sứa nước lèo đạt được hương vị ngon nhất, bạn nên chọn mua những loại sứa còn nguyên miếng vì loại này sẽ ngon hơn loại sứa đã sắt sẵn. Khi mua về, bạn tiến hành ngâm sứa với nước cùng với một chút nước cốt chanh để qua một đêm.
- Sau đó, bạn xả nhiều lần bằng nước sạch, cắt sợi và chần sơ, để ráo. Kế tiếp, cắt sứa thành miếng to (không nên cắt qúa nhỏ vì sẽ làm sứa mất độ giòn).
Chế biến sứa - Ngâm sứa để qua đêm
Bước 4: Nấu nước dùng
- Nấu bún sứa ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào nước dùng. Vì vậy, bạn hãy chăm chút cho nồi nước dùng để có được một món ăn hấp dẫn.
- Đun nóng 1 thìa canh dầu, phi thơm hành tỏi, cho màu điều, nước dùng nấu từ xương cá vào nấu sôi, hớt bọt, nêm thêm hạt nêm, bột ngọt, đường, muối, nước mắm cho vừa ăn rồi tắt bếp, nhớ rắc thêm một tí tiêu xay cho nước dùng thơm hơn nhé.
Nồi nước dùng cho món bún sứa Quy Nhơn
B ước 5: Thưởng thức bún sứa nước lèo
- Bún trước khi ăn bạn nên trụng qua nước sôi để đảm bảo an toàn nhé.
- Bún sau khi trụng, bạn xếp vào tô, thêm ít sứa, hành tây và chả cá rồi chan nước dùng vào vừa ngập bún. Món ăn này dùng kèm rau giá, mắm ruốc, chanh, ớt, sa tế.
3. Các địa điểm bán bún sứa ngon tại Quy Nhơn
Hiquynhon sẽ giới thiệu đến bạn các địa điểm bán bún sứa ngon chuẩn vị. "Ăn một lần lưu luyến mãi không quên". Hãy cùng lưu lại các địa chỉ dưới đây ngay nhé!
3.1. Ngọc Liên - Quán bún sứa ngon nhất Quy Nhơn\
Giờ mở cửa: 6:00 - 22:00 Địa chỉ: 379AB Nguyễn Huệ, Quy Nhơn
Số điện thoại: 0983545477 - 0797776554
3.2. Bún sứa Út Hạnh
Giờ mở cửa: 6:00 - 18:00
Địa chỉ: 48 - 50 Nguyễn Tất Thành, Quy Nhơn
3.3. Bún sứa Hồ Thị
Giờ mở cửa: 06:00 - 22:00Địa chỉ: 279 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn
3.4. Bún sứa Phượng Tèo
Giờ mở cửa: 06:00 - 22:00
Địa chỉ: 211 Đường Nguyễn Huệ, Quy Nhơn
Facebook: Bún cá Phượng Tèo Quy Nhơn
3.5. Bún sứa Thùy
Giờ mở cửa: 07:00 - 21:00Địa chỉ: 261 Tăng Bạt Hổ, Quy Nhơn
Số điện thoại: 0903567649
Facebook: Bún cá Thùy Quy Nhơn
3.6. Bún sứa Anh Ba
Giờ mở cửa: 06:00 - 20:00
Địa chỉ: 399A Nguyễn Huệ, Quy Nhơn
Số điện thoại: 0901971399
Facebook: https://www.facebook.com/nhahanganhba
Một tô bún sứa Quy Nhơn thơm ngon
Hi vọng bài viết của mình sẽ giúp bữa ăn của bạn thêm phần đa dạng hơn. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin bổ ích về Quy Nhơn, follow ngay HiQuyNhon để khám phá được nhiều hơn nhé!
Bún rạm Quy Nhơn Hương vị đặc sản khó quên của Bình Định Bún rạm Quy Nhơn có hương vị như thế nào? Muốn ăn bún rạm Quy Nhơn thì ăn ở đâu ngon. Hãy cùng khám phá món ăn đặc sản mang đậm chất mộc mạc của người Quy Nhơn - Bình Định này nhé. Và bỏ túi ngay những bí kíp đơn giản để ăn bún rạm ngon ngay nhé! Bún rạm Quy Nhơn...