Bánh hành chỉ làm từ 3 thành phần nổi tiếng khắp Trung Quốc
Chiếc bánh kếp hành được làm từ 3 nguyên liệu quen thuộc, vừa thơm nức vừa giòn ngon hấp dẫn, là món ăn đường phố truyền thống nổi tiếng ở đất nước tỷ dân.
Theo Zing
Lên núi Cấm ăn bánh xèo
Bánh xèo là một loại bánh phổ biến ở nhiều vùng miền Việt Nam nhưng đưa bánh xèo thành đặc sản thì có lẻ chỉ ở núi Cấm, ngọn núi cao nhất trong cụm núi Thất Sơn (An Giang).
Các nhà tổ chức tour du lịch đưa luôn cả việc cho khách ăn bánh xèo vào, như một "hạng mục" trong tuyến.
Rất nhiều quán bán bánh ở khu du lịch núi Cấm.
Dù chưa lên núi Cấm, trên con đường rẽ vào, chúng tôi đã thấy cơ man nào là hàng quán bán đặc sản bánh xèo. Dường như bánh xèo vùng Thất Sơn này đã làm phải lòng cả triệu du khách mỗi năm, cứ tính mỗi người ghé qua ăn chừng một hai cái thì nó... nhiều biết dường nào.
Khỏi lo về giá
Núi Cấm, ngọn núi cao 700 mét ấy là một điểm đến hiếm hoi vì hiếm nơi nào ở miền Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài những người hành hương đi bộ thì du khách theo cáp treo, chốc lát đã lên đỉnh núi. Nhưng lên núi mà muốn tham quan các điểm như chùa, tượng Phật lại có một đội quân xe thồ túc trực chở đi với giá 50.000 đồng/người.
Thực ra thì đi xe thồ thì còn có gì mà ngắm, vì họ chở thật nhanh tới tượng Phật, cho chụp hình xong chở về. Còn đi bộ, khách sẽ chen tới hồ cá, ở đây người ta bày bán cá con, bán thức ăn cho cá (chủ yếu là cá chép) với giá 10.000 đồng/ túi và những thức đặc sản ở Châu Đốc. Dọc đường có những người bán đồ ăn vặt như kem, bắp rang, khoai lang... để khách ăn lấy làm vui. Tuy nhiên, nhiều nhất, suốt con đường phải nói đến bánh xèo.
Du khách đến đây, ăn bánh thì khỏi phải lo về giá bán giữa các hàng quán. Bản chất người dân Nam Bộ rất hồn nhiên, dẫu là khách địa phương hay du lịch thì họ cũng bán một giá. Thêm vào đó, vài chục quán bán bánh nằm cạnh nhau thì nếu không thống nhất giá bán sẽ khó bề tồn tại.
Bánh ngon phải có rau rừng
Dẫu biết rằng đặc sản trên núi Cấm là bánh xèo, nhưng lời mời mọc đã diễn ra khắp trên những bước chân chúng tôi đi qua đều có câu "ăn bánh xèo với rau rừng". Hóa ra, bánh xèo là món ngon nhưng chưa thể gọi là đặc sản khi chưa có rau rừng để ăn kèm.
Thật vậy, nhiều quán bánh xèo trình bày rau rừng rất đẹp mắt, cả một chiếc bàn lớn với nhiều loại rau mà không hỏi tôi chẳng biết rau gì. Còn chủ quán thì chẳng cần biết khách có ăn bánh xèo ở quán của mình không? Cứ giới thiệu rằng, "đọt bứa vị chua thanh có tác dụng hạ đàm, ngành ngành làm mát gan, kim thất có nhiều tinh dầu, bổ máu...". Những loại rau ấy đa dạng màu sắc tạo nên một gam màu đẹp và tất nhiên không thể không chen cùng rau để chụp một tấm ảnh.
Người viết bài này từng ăn bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo ở Trảng Bàng (Tây Ninh) nhưng so với rau rừng trên núi Cấm này thì rau rừng ở Trảng Bàng chẳng thấm vào đâu. Có thể, do khí hậu mát mẻ, ẩm ướt nên rau rừng trên ngọn núi phát triển quanh năm, người dân địa phương cứ thế mà đi hái rau (họ giữ lại gốc cho cây tiếp tục phát triển) về bán lại cho những hàng quán. Và tất nhiên, chỉ người dân ở đây mới có thể nhận mặt được các loại rau, còn như người nơi khác đến thì... chưa chắc.
Cuối cùng cũng ăn bánh xèo với rau rừng. Các quán đều có bánh xèo chay và bánh xèo mặn với giá chỉ 15.000 - 20.000 đồng/cái. Mỗi người ăn hai cái là đủ. Ở đây, người ta dọn ra cả rổ rau, khách thích ăn loại rau nào thì ăn. Bánh xèo dọn ra trong chiếc đĩa với màu vàng và dòn rụm.
Bánh xèo mặn thì nhân tôm, thịt ba rọi, giá, đậu xanh. Bánh xèo chay có giá, đậu xanh khoai môn. Món này ăn kèm nước chấm pha chua cay ngọt. Ăn bánh xèo bốc bằng tay, ngắt rau bao quanh, bỏ bánh xèo ở giữa và chấm mắm mà ăn. Nhiều người ăn được tới bốn cái vì cảm giác ăn với rau rừng rất ngon.
.Theo Sgtiepthi.
Cụ bà 93 tuổi bán bánh kẹp giá 1.000 đồng ở Cần Thơ Mỗi ngày, bà Chước ngồi nướng bánh từ 5h đến 17h phía trước hiên nhà nhỏ ở trung tâm thành phố. Bà Hồ Thị Chước năm nay 93 tuổi. Sinh ra trong một gia đình khó khăn, lại là chị cả nên từ nhỏ, bà đã cùng người thân bươn chải để mưu sinh. Quán của bà Chước không có chỗ ngồi cho...