Bánh gối hút hồn người Hà Thành
Bánh gối khi làm chín sẽ có hình vầng trăng khuyết, hơi giống với chiếc bánh xèo miền Nam, hay bánh quai vạt miền Tây. Nhưng điểm làm nên hương vị khác biệt của mỗi loại bánh chính là nguyên liệu và cách tạo nên chúng.
Vào những ngày tiết trời se lạnh, người Hà Nội lại tìm đến món quà vặt quen thuộc để cùng nhau thưởng thức những ngày rảnh rỗi – bánh gối. Ngày xưa, người ta thường bán bánh gối trên những chiếc xe đẩy và dạo qua các con phố, ngày nay bánh gối được bán tại phố cổ và hương vị của bánh cũng khác đi nhiều.
Làm bánh gối khá cầu kỳ, bởi nguyên liệu cần nhiều thứ, trước hết là bột mì dùng làm vỏ bánh. Nhân bánh gồm: thịt lợn xay, trứng gà, miến, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu, gia vị. Ngoài ra, tùy theo khẩu vị người ta có thể cho thêm các loại rau như su hào, cà rốt hay củ đậu thái hạt lựu nhỏ vào lẫn với nhân.
Video đang HOT
Những chiếc bánh gối vàng ươm, ăn vào những ngày trời lạnh rất thú vị.
Lấy bột mì trộn với nước, nhào kỹ cho thành thứ bột mịn, dẻo, không nát mà cũng không rắn. Sau đó chia thành từng cục bột và cán mỏng ra thành hình tròn để khi nặn bánh sẽ đẹp hơn. Vì khi cán mỏng bột rất dễ khô, do đó làm cái nào sẽ cán vỏ bột của cái đó để bánh không bị nứt.
Mộc nhĩ, nấm hương đem ngâm nước nóng cho nở rồi thái nhỏ. Miến ngâm mềm cắt nhỏ, ngắn. Su hào, cà rốt hoặc củ đậu thái hạt lựu nhỏ. Sau đó đem các nguyên liệu trên trộn lẫn với thịt lợn xay và ướp với gia vị, hạt tiêu rồi để khoảng 10 phút cho ngấm. Trứng gà đem luộc chín rồi cắt con chì.
Khi nguyên liệu đã chuẩn bị xong thì tiến hành gói bánh. Đây là công đoạn quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo của người làm. Bánh không chỉ cần ngon mà còn cần phải đẹp, hấp dẫn người ăn ngay từ cái nhìn.
Vỏ bánh trải ra mặt bàn, xúc từng thìa nhân vào 1 nửa của vỏ bánh, cho thêm vài miếng trứng và trải đều. Sau đó, gấp nửa vỏ bánh còn lại, dùng một chút nước quết vào mé vỏ và miết viền bánh lại cho kín nhân, có thể tạo thành những viền răng cưa cho đẹp mắt. Bánh nặn xong cho vào chảo nhiều dầu rồi rán vàng. Chú ý lật đều tay và đun nhỏ lửa để nhân bánh chín mà bánh không cháy.
Bánh gối ăn sẽ không ngon nếu thiếu nước chấm và rau ghém. Nước chấm bánh gối có thể chế biến từ đu đủ xanh, cà rốt, nước mắm, đường, dấm, nước lọc, chanh, tỏi, ớt như nước chấm nem. Ngày xưa, người ta còn dùng tương ớt thay cho nước mắm chua ngọt bây giờ.
Theo LĐO
Bánh gối hút hồn người Hà Nội
Bánh gối khi làm chín sẽ có hình vầng trăng khuyết, hơi giống với chiếc bánh xèo miền Nam, hay bánh quai vạt miền Tây. Nhưng điểm làm nên hương vị khác biệt của mỗi loại bánh chính là nguyên liệu và cách tạo nên chúng.
Vào những ngày tiết trời se lạnh, người Hà Nội lại tìm đến món quà vặt quen thuộc để cùng nhau thưởng thức những ngày rảnh rỗi - bánh gối. Ngày xưa, người ta thường bán bánh gối trên những chiếc xe đẩy và dạo qua các con phố, ngày nay bánh gối được bán tại phố cổ và hương vị của bánh cũng khác đi nhiều.
Làm bánh gối khá cầu kỳ, bởi nguyên liệu cần nhiều thứ, trước hết là bột mì dùng làm vỏ bánh. Nhân bánh gồm: thịt lợn xay, trứng gà, miến, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu, gia vị. Ngoài ra, tùy theo khẩu vị người ta có thể cho thêm các loại rau như su hào, cà rốt hay củ đậu thái hạt lựu nhỏ vào lẫn với nhân.
Những chiếc bánh gối vàng ươm, ăn vào những ngày trời lạnh rất thú vị.
Lấy bột mì trộn với nước, nhào kỹ cho thành thứ bột mịn, dẻo, không nát mà cũng không rắn. Sau đó chia thành từng cục bột và cán mỏng ra thành hình tròn để khi nặn bánh sẽ đẹp hơn. Vì khi cán mỏng bột rất dễ khô, do đó làm cái nào sẽ cán vỏ bột của cái đó để bánh không bị nứt.
Mộc nhĩ, nấm hương đem ngâm nước nóng cho nở rồi thái nhỏ. Miến ngâm mềm cắt nhỏ, ngắn. Su hào, cà rốt hoặc củ đậu thái hạt lựu nhỏ. Sau đó đem các nguyên liệu trên trộn lẫn với thịt lợn xay và ướp với gia vị, hạt tiêu rồi để khoảng 10 phút cho ngấm. Trứng gà đem luộc chín rồi cắt con chì.
Khi nguyên liệu đã chuẩn bị xong thì tiến hành gói bánh. Đây là công đoạn quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo của người làm. Bánh không chỉ cần ngon mà còn cần phải đẹp, hấp dẫn người ăn ngay từ cái nhìn.
Vỏ bánh trải ra mặt bàn, xúc từng thìa nhân vào 1 nửa của vỏ bánh, cho thêm vài miếng trứng và trải đều. Sau đó, gấp nửa vỏ bánh còn lại, dùng một chút nước quết vào mé vỏ và miết viền bánh lại cho kín nhân, có thể tạo thành những viền răng cưa cho đẹp mắt. Bánh nặn xong cho vào chảo nhiều dầu rồi rán vàng. Chú ý lật đều tay và đun nhỏ lửa để nhân bánh chín mà bánh không cháy.
Bánh gối ăn sẽ không ngon nếu thiếu nước chấm và rau ghém. Nước chấm bánh gối có thể chế biến từ đu đủ xanh, cà rốt, nước mắm, đường, dấm, nước lọc, chanh, tỏi, ớt như nước chấm nem. Ngày xưa, người ta còn dùng tương ớt thay cho nước mắm chua ngọt bây giờ.
Theo Lao Động
[Chế biến]- Mùa xu xa Trưa hè. Đường quê im ắng trong cái nắng oi nồng. Vậy mà tất cả chợt mát rượi khi tiếng rao "Ai... xu xa" lanh lảnh. Ảnh: Trần Cao Duyên Dưới bóng dừa, gánh xu xa của chị được vây bọc bởi trẻ con và cả người lớn. Nhiều khi chị chỉ dừng lại một chỗ thôi là gánh xu xa hết nhẵn....