Bánh đúc và lời ru hời của tuổi thơ nơi phố cổ
Hôm nay nhà tôi làm cơm giỗ ngoại, mùa dịch bệnh Covid-19 nên mọi thứ đơn sơ lắm. Tôi nhớ về ngoại, nhớ tuổi thơ với câu “Quà đói bánh giò.
Quà no bánh đúc” mà ngoại vẫn ru hời.
Bánh đúc lạc dân giã – ẢNH MAI ĐỨC DŨNG
Nhà tôi ở phố Mã Mây, con phố nhỏ đầu phía nam cắt phố Hàng Bạc, đầu quay sang phía tây nối vào phố Hàng Buồm.
Cái tên Mã Mây ghép từ 2 tên phố Hàng Mã (đoạn phía nam) và Hàng Mây (đoạn phía bắc). Chỉ dài chưa đầy 300 m nhưng Mã Mây là con phố còn lưu giữ được nhiều nhà cổ nhất Hà Nội. Nổi bật trong đó là ngôi nhà cổ số 87 với kết cấu vẫn còn nguyên vẹn.
Video đang HOT
Thời đó nhà tôi nghèo nhưng rất vui, mọi người thương yêu và đùm bọc nhau từng miếng cơm manh áo. Cả nhà làm nghề hàng mã, là các loại đồ cúng bằng giấy cho các đám tang, đám rước, giấy vàng… Đám trẻ chúng tôi mỗi tuần 3 lần ngoại đi chợ phiên lại ngóng chờ những phần quà “bánh đúc”. Có hạnh phúc nào bằng những ngày mùa đông lạnh giá có phần bánh đúc nóng bỏ miệng.
Ở nhà tôi, con trẻ bắt đầu vào lớp 1 là được giao làm việc nhà tùy vào khả năng. Tôi thích phụ ba mẹ, ông bà dán ghép hàng mã, đặc biệt là mấy cái giấy tờ vàng bạc nhiều màu sắc. Nếu làm tốt và ngoan ngoãn thì ngoại sẽ cho “cắp làn” đi chợ phiên, đó là một phần thưởng to đùng!
Bánh đúc nóng tuổi thơ – ẢNH MAI ĐỨC DŨNG
Chỉ cần mường tượng lại thì tôi cảm nhận được ngay trước mặt mình là bát bánh đúc nóng hổi, thơm ngon tại một góc chợ trong tiết trời giá lạnh. Bát bánh đầy đặn có màu trắng muốt, mịn màng và sánh dẻo, màu nâu của thịt băm – mộc nhĩ xào thơm, màu vàng rộm của đậu rán, hành phi và màu xanh của rau thơm, rau mùi. Tất cả sánh quyện vào nhau trong bát nước chấm thanh mát. Thêm một chút hạt tiêu đủ để làm dậy mùi vị thơm ngon kỳ lạ, đánh thức mọi giác quan.
Tôi nhớ như in chia sẻ của người trong nghề muốn có một bát bánh đúc ưng ý là sự chuẩn bị kỳ công. Về nhân gồm thịt băm, mộc nhĩ, hành khô phải lựa chọn cẩn thận lắm. Hành khô thì mình tự phi lấy bằng dầu ăn dùng một lần bỏ chút mỡ lợn cho béo, không dùng mỗi mỡ lợn sẽ bị vón cục vào mùa lạnh.
Mộc nhĩ loại có tai to vừa, ngâm nước làm sạch và sắt nhỏ để ráo nước. Gạo quấy bột phải là tẻ quê mới, xay sát qua 2 lần để bánh trắng và tơi dẻo. Nước vôi phải lựa thật trong, bởi nếu không, khi quấy nồi bánh sẽ bị nồng hoặc đắng; đặc biệt là dụng cụ quấy bánh đúc chỉ được dùng xoong gang.
Bánh đúc không phải là món cao sang gì nhưng trong tâm thức tôi nó như một phần máu thịt. Tôi mê bánh đúc vì đó là quà của ngoại. Tôi mê món ăn này dù là bánh đúc lạc (đậu phộng) đơn sơ hay bánh đúc nhân thịt đủ vị.
Thành ra mỗi lần có cơ hội ra Hà Nội, tôi không thể không ghé đến những hàng quán chuyên bánh đúc nóng quen thuộc ở phố Trung Tự, ở phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phố Xã Đàn, hay ngõ Gốc Đề ở phố Minh Khai.
Cuộc sống ngày càng hối hả, nhiều món ăn, thức lạ xuất hiện, nhiều người cũng quên dần những món ăn dân dã truyền thống. Nhưng trong nỗi nhớ quê thì bánh đúc vẫn là một món ăn gần gũi và rất đỗi thân quen. Đặc biệt, khi nhớ đến những món quà của tuổi thơ thì không thể không nhắc đến món bánh mang hương vị ấm áp của mùa đông Hà Nội: “bánh đúc”.
Đậm đà hương vị bánh đúc Hải Hà
Bánh đúc nóng cùng thịt băm nhuyễn, hành phi thơm lừng và một chút nước mắm nóng đặc trưng sẽ là món ăn vặt vô cùng hấp dẫn mà khó ai có thể bỏ qua.
Đây là món ăn bình dân, giản dị ở huyện Hải Hà nhưng lại có sức hút đặc biệt.
Từ lâu, những người sành ăn hay những bạn trẻ hay săn tìm địa chỉ ăn ngon ở huyện Hải Hà không lạ gì quán bánh đúc nằm trên phố Ngô Quyền (thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà). Buổi sáng hoặc xế chiều, thực khách lại tìm đến đây để được thưởng thức hương vị món bánh đúc cổ truyền mà chỉ khi đến với mảnh đất miền Đông này mới có.
Bà chủ quán Nguyễn Thị Hơn nhiệt tình, hiếu khách chia sẻ với chúng tôi: "Tôi biết làm bánh đúc và mở quán này đã hơn 20 năm rồi. Hồi đó, ở đây rất ít quán ăn sáng nhưng thực khách sành ăn khá khó tính. Thấy ngon, "hữu xạ tự nhiên hương", dần dần khách ngày càng đông. Gia đình làm bánh đúc phục vụ thực khách từ đó".
Bánh đúc với mắm ớt và thịt băm.
Câu chuyện của chúng tôi càng thú vị bên những đĩa bánh đúc nóng hổi, thơm ngậy. Bà Hơn cởi mở chia sẻ về bí quyết để làm những khay bánh đúc ngon, hấp dẫn: Thực ra, việc chế biến món bánh đúc không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mẩn và kiên nhẫn ở tất cả các khâu, từ chọn nguyên liệu tới hấp bánh. Đầu tiên, về nguyên liệu, yếu tố quan trọng nhất để làm được bánh đúc ngon và đậm nét riêng đó chính là bột gạo. Bột gạo được lựa chọn và xay từ thứ gạo bao thai đặc sản của vùng quê Hải Hà. Sau đó, bột được cho vào khuấy đều với nước theo tỉ lệ nhất định rồi đổ vào khay hấp. Khó nhất có lẽ chính là khâu hấp bánh, phải vô cùng tỉ mỉ và khéo léo, làm sao phải canh chuẩn thời gian để khi hấp, bánh được chín đều mà không quá nhão, không quá khô.
Nhân bánh là yếu tố tạo nên một phần hương vị của bánh. Nhân bánh là sự hoà quyện của thịt, nấm, mộc nhĩ, hành khô, tỏi băm nhỏ. Với các nguyên liệu trên, bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi bỏ hành, tỏi vào phi thơm, thêm thịt vào xào, đến khi gần chín thì cho mộc nhĩ vào đảo đều tay và nêm nếm gia vị cho vừa đủ. Sau khi đã hoàn thành phần bánh và nhân bánh thì khâu cuối cùng đó là pha chế nước chấm bánh. Tỏi, ớt băm nhỏ pha với nước mắm, đường, chanh, sao cho vừa miệng.
Bánh đúc sau khi chín được sắt ra từng miếng độ bằng lòng bàn tay, xếp đều lên đĩa và trải nhân bánh lên trên, cùng với bát nước chấm chua, cay và một chút rau sống thái nhỏ. Thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm của rau, vị bùi bùi, ngậy ngậy của bánh đúc, vị đậm đà đặc biệt của nhân bánh và vị chua, cay thanh thoát của nước chấm.
Có thể nói, bánh đúc Hải Hà là món ăn vặt được người dân nơi đây và du khách hết sức ưa chuộng. Bánh đúc Hải Hà còn là dấu ấn, là kỷ niệm của những người con xa xứ, hễ đi đâu xa quay trở về là lại muốn tìm và thưởng thức món ngon quê nhà mang đậm hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được. Thế nên, nếu có dịp đến với Hải Hà, các bạn hãy tìm và thưởng thức món ăn này.
Quà vặt tại nhà: Cách làm bánh đúc nóng đơn giản của mẹ đảm Bát bánh đúc nóng thơm ngon tưởng như chỉ có trong các hàng quà vặt thì nay bạn đã có thể tự làm ở nhà theo cách rất đơn giản dưới đây. NGUYÊN LIỆU A/ Nguyên liệu phần bột bánh đúc - 150 gr bột gạo; - 90gr bột năng; - 60 gr bột bắp - 90ml dầu hành phi - 1500 ml...