Bánh đúc rau câu độc đáo ở Quảng Trị
Khi thưởng thức, bạn dùng tay bóc lớp lá bai ra, xắt Bánh đúc rau câu thành từng miếng và quệt vào ruối nhồi – đây là đặc sản nước chấm độc đáo của xứ Cửa Tùng đấy bạn.
Mùi ruốc vị chanh, cộng cái cay cay của ớt và vị mát lạnh của rau câu sẽ khiến bạn không thể quên khi thưởng thức đặc sản Bánh đúc rau câu độc đáo của xứ Quảng này.
Nếu bạn thích thú khám phá ẩm thực đường phố Quảng Trị khi có dịp đến thăm vùng đất này, sẽ có rất nhiều điều thú vị bất ngờ dành cho bạn. Ngoài những món ăn nổi bật để bạn thưởng thức như bánh canh vạt giường, với bánh lai thơm tuyệt hay bánh bột lọc Quảng Trị, còn có một món ăn dân dã đi vào tiềm thức của người xứ Quảng và ngày nay trở thành đặc sản tiếp đãi du khách tham quan – đó chính là Bánh đúc rau câu.
Bánh đúc rau câu không chỉ xuất hiện trong các hàng quán từ lề đường hay nhà hàng sang trọng, mà món ăn dân dã này được trang nghiêm xuất hiện trong các bữa tiệc lễ, giỗ, hỏi, cưới, họp mặt bạn bè, trong các bữa ăn gia đình thân thuộc.
Ở Quảng Trị nếu rau mứt dùng để nấu canh thì cây rau câu được dùng để làm bánh đúc. Hình dạng của cây rau câu cũng không có gì lạ, cây màu nâu, thân và cành cây nhỏ, lá mỏng manh như liễu rũ. Phần cuối lá rau câu giống hình cái móc, bện thành từng lớp và bám vào đá ở dưới nước, dưới những chân sóng. Do đặc tính ấy, nên người dân muốn hái cây rau câu phải đợi những ngày gió lặng, nước thủy triều đã rút hết mới có thể hái được rau câu.
Đá cát khi hái về còn dính dưới chân rau thì nhặt bỏ rồi rửa sạch. Nếu không rửa sạch thì khi nấu nồi canh không ngon, nhám xít. Kéo theo Bánh đúc rau câu sẽ không bao giờ đông cứng được. Vì là rau biển nên có nhiều vị mặn, người làm cần rửa nhiều lần hay ngâm nước ít lâu cho vị mặn tan bớt.
Bắc nồi lên bếp cho nước sôi rồi thả rau câu vào nước, thông thường là 1 kg rau tương ứng với một nửa lít nước. Để lửa sôi để ninh nhừ rau câu cho đến khi rau chuyển sang màu xanh. Nước sền sệt đã chuyển sang đặc quánh lại. Bạn chú ý trên mặt nồi không còn lớp bọt nào là được.
Rau câu sắp chín rồi thì bạn phải chuẩn bị bát và lá. Ở Quảng Trị có loại lá bai và người dân dùng lá bai để lót khuôn làm bánh rau câu này. Hai chiếc lá bai xếp úp sấp chĩa đầu nhọn vào nhau rồi đặt vào từng cái bát. Lá bai có bản to, hình trái tim, một mặt màu xanh, mặt trái màu trắng sữa rất đẹp. Rau câu đã chín thì dùng muôi múa vào nhẹ nhàng từng bát. Bạn đoán biết điều gì sẽ xảy ra không? Trong một chớp mắt thôi bạn ạ, những chiếc lá bai kia đã hoàn thành sứ mệnh góp phần làm đông cứng những chiếc bánh đúc màu xanh rêu và trong suốt như thủy tinh vậy.
Bánh đúc rau câu là món ăn dành cho ẩm thực đường phố Quảng Trị dùng để ăn chơi. Khi thưởng thức, bạn dùng tay bóc lớp lá bai ra, xắt Bánh đúc rau câu thành từng miếng và quệt vào ruối nhồi – đây là đặc sản nước chấm độc đáo của xứ Cửa Tùng đấy bạn. Mùi ruốc vị chanh, cộng cái cay cay của ớt và vi mát lạnh của rau câu sẽ khiến bạn không thể quên khi thưởng thức đặc sản Bánh đúc rau câu độc đáo của xứ Quảng này.
Top Những Đặc Sản Quảng Trị Ngon Nhất Bạn Nên Biết
Đặc sản Quảng Trị mộc mạc, bình dị mà khiến người ta khắc khoải khó quên như chính mảnh đất nơi đây.
Những ai từng thưởng thức món ăn nơi đây, ắt hắn không thể nào quên hương vị của chúng. Sản Phẩm Đặc Sản xin giới thiệu cùng các bạn những đặc sản Quảng Trị ngon dưới đây mời các bạn theo dõi.
1. Thịt trâu lá trơng
Video đang HOT
Vị ngọt của thịt trâu kết hợp với vị cay và mùi thơm đặc trưng của lá trơng (lá trơơng) tạo nên hương vị rất hấp dẫn. Món này được chế biến từ loại thịt trâu non được nhập từ Lào. Trâu non nên thịt thường mềm, ngọt, không dai và được chế biến theo các kiểu chính như: nướng, hấp, xào.. mỗi món có một hương vị độc đáo riêng. Đặc biệt, điều làm nên cái độc đáo và sự khác biệt chính là sự kết hợp giữa thịt trâu và lá trơng. Khi ăn, vị ngọt của thịt trâu hòa quyện cùng vị cay và mùi thơm của lá trơng, tạo nên hương vị đặc trưng khó quên làm mê mẩn thực khách.
Thịt trâu lá trơng (Ảnh: Foodi).
2. Cháo cá vạt giường
Người dân Quảng Trị gọi món này là cháo cá, còn khách du lịch hay gọi với cái tên mỹ miều là cháo vạt giường, nghe rất lạ tai. Cháo cá vạt giường không giống bất kỳ món cháo nào ngoài Bắc, không sột sệt, không đặc mà nấu bằng sợi bột gạo với cá lóc. Khi thực khách ngồi vào bàn, chủ quán nhanh nhẹn múc cháo vào một tô nhỏ xinh, một nhúm sợi vạt giường, một chút thịt cá lóc phi thơm, rắc thêm hành ngò, ớt tươi, sang thì có thêm "cỗ lòng cá lóc" rồi chan nước dùng. Thưởng thức bát cháo cá vạt giường khi nóng thì ngon tuyệt, vừa thơm mùi thịt cá, ngọt ngào sợi bột xen lẫn vị cay xè của ớt tươi.
3. Lòng sả
Lòng sả Quảng Trị làm bằng cách đánh tiết heo hay tiết vịt cho tan vụn, đổ vào nồi nước, cho sả, nêm gia vị, thêm gạo rang vàng và đậu xanh vào nấu nhừ. Từ lòng heo hoặc vịt làm sạch, cắt miếng vừa ăn, chờ cháo sôi, đem thả vào nồi, sôi già thì múc ra tô, khi ăn thêm ớt cho thật cay. Lòng sả Quảng Trị thường bỏ nhiều ớt, ăn cay tê đầu lưỡi. Do vùng Quảng Trị vào mùa đông rất lạnh, nên ăn một tô lòng sả, hớp 1 ly rượu Kim Long thấy rất ấm bụng. Lòng sả có tác dụng giải cảm, nhiều tiêu cùng rau mùi ăn đổ mồ hôi mới đã, ăn vào tỉnh cả người sau những lao tâm lao lực mệt nhọc.
Lòng sả món đặc sản Quảng Trị (Ảnh: Du lịch).
4. Bún hến
Sự khác biệt của món bún hến Mai Xá với những thương hiệu bún khác chính là "chắt chắt", một loài sinh vật nước lợ giàu chất đạm nên rất bổ dưỡng. Nhìn bề ngoài, chắt chắt nhỏ hơn hến và có màu đen sậm vì chúng thường sống dưới bùn cát để trốn kẻ thù và tìm kiếm thức ăn. Thịt chắt chắt vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Những ai từng ăn chắt chắt do chính người Mai Xá chế biến chắc chắn không quên hương vị ngọt ngào của món ăn dân dã, rẻ tiền này.
5. Bắp hầm:
Chọn những hạt bắp nếp căng tròn bóng bẩy, đãi thật sạch và ngâm sau một đêm. Sáng sớm, họ vớt ra bỏ vào nồi và đun nhẹ lửa bằng củi khô. Bắp vừa chín tới thì bật nồi, cho những thứ gia vị như đậu xanh luộc, đường, muối, tiêu, thêm một ít mè (vừng) trộn đều vào nhau.
6. Bánh tu huýt
Bánh tu huýt ở Quảng Trị thường được làm từ bột sắn, hoặc bột khoai nhưng để có những chiếc bánh ngon thì trộn lẫn cả 2 thứ bột này lại sẽ tạo nên một hương vị lạ hơn. Để làm món bánh này được ngon phải lựa chọn từ những củ sắn - khoai lang ngon nhất, không bị sâu, cạo bỏ vỏ lụa bên ngoài, rửa sạch, xắt lát phơi khô bảo quản trong những bao nilon để tránh ẩm mốc, thường để dành đến mùa mưa đem ra sử dụng (loại khoai khô này ở Quảng Trị gọi là khoai rứa ở một số nơi khác gọi là khoai xéo). Khoai, sắn lát khô được xay thành bột mịn, khi làm bánh bột sắn làm cho bánh ngon dẻo, khoai có vị ngọt và thơm.
Ngoài bánh tu huýt, Quảng Trị còn nổi tiếng với những đặc sản như: Bánh khoái, bánh bộc lọc, bánh ướt
Bánh khoái là món ăn dân dã, hấp dẫn và được bán tại nhiều nơi trong tỉnh, từ các hàng quán nhỏ ven đường... Giống như bánh xèo của miền Nam, bánh khoái đặc sản Quảng Trị cũng làm từ bột gạo, nhưng được đổ trong khuôn nhỏ chỉ bằng khoảng một bàn tay xòe ra, da bánh dày và giòn rụm. Nhân bánh khá đa dạng, nhưng thông thường là tôm thịt với giá, có nơi thêm vào hành tây, nấm rơm, các loại hải sản... Làm nên cái hồn của bánh là các loại rau trái ăn kèm, khó thể thiếu ba loại chính là cải non, chuối chát và trái vả non xắt lát. Bánh khoái Quảng Trị còn được ăn với một loại nước chấm đặc sệt gọi là "nước lèo", được chế biến từ ruốc, gan và nạc heo xay nhuyễn, lạc vừng giã nhỏ, tỏi, ớt bột... tạo nên vị cay, mặn, bùi, béo trên.
Bánh bột lọc là món ăn rất phổ biến ở Quảng Trị, đặc biệt là bánh lọc Mỹ Chánh. Bánh Lọc Mỹ Chánh được làm từ tinh chất của cây sắn, nhân bánh được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt lợn, thịt gà, tôm, đậu xanh. Nhưng ngon và phù hợp hơn cả vẫn là tôm tươi cùng thịt lợn thái nhỏ ướp gia vị, xào chín tới. Bánh bột lọc nho nhỏ, trong suốt phô bày con tôm và lát thịt đỏ au ăn với trái ớt xanh, cay vô kể nhưng cứ bắt người ta phải nhớ.
Từ bao đời, làng Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) với nghề truyền thống làm bánh ướt trở thành nét văn hoá ẩm thực Quảng Trị đậm đà bản sắc quê hương. Mỗi khi nhắc đến tên Phương Lang là người ta đều nghĩ ngay đến món bánh ướt ngon nổi tiếng gắn liền với địa danh của làng.
Cao Lầu - Tinh túy văn hóa ẩm thực Hội An Thực khách có thể thưởng thức mì Quảng, cơm gà hay bánh Tổ, bánh Bột lọc, bánh Bèo... ở rất nhiều tỉnh thành của miền Trung, nhưng riêng cao lầu thì chỉ ở Hội An mới có. Cao lầu Hội An không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà đây còn là niềm tự hào của người dân phố cổ về văn hóa ẩm...