Bánh đập – món ăn dễ ‘nghiện’ của xứ Quảng
Mùi thơm của bánh nướng, dẻo dẻo của bánh ướt, một chút the của hẹ, cay mặn của mắm cái giã ớt tỏi kết hợp với nhau rất hài hòa, lâu lâu không được ăn lại nhớ da diết.
Người Quảng Ngãi hầu như ăn món nào cũng kèm với bánh tráng và tùy theo từng món ăn mà người ta chọn những loại bánh dày, mỏng khác nhau. Đặc biệt những ngày tết, giỗ chạp, tiệc tất niên hay hầu hết cuộc hội ngộ của người Quảng đều không thể thiếu món bánh tráng. Đây là món ăn rất đặc biệt, in sâu trong tâm trí người Quảng, ăn sáng hay ăn chiều gì thì hầu như đều có cả. Bánh tráng ăn như thế gọi là ăn phụ, ăn kèm với những món ăn chính như don, cháo, bún giò, ram bắp, bò hít, bánh tráng xúc lòng xào nghệ, hến xúc bánh tráng hay cá cuốn bánh tráng.
Còn món chính của bánh tráng với tên gọi là bánh đập, tức bánh tráng nướng kèm với bánh ướt mới ra lò kẹp vào nhau. Món bánh đập phải ăn nóng, vì thế khi có khách đến ăn thì chủ quán sẽ tráng bánh ướt tại chỗ. Bánh được ăn khi còn nóng rất ngon, ngon đến nỗi ăn mãi không thấy ngán chỉ thấy no mà thôi.
Bánh đập là sự kết hợp giữa bánh tráng nướng với bánh ướt mới ra lò. Ảnh: amthuc365
Bánh đập là món ăn mộc mạc, dân dã, ngon miệng mà lại rẻ tiền nên rất được học sinh, sinh viên xứ Quảng yêu thích. Vào mùa gặt, bánh đập được dùng làm món ăn nửa buổi hay xế chiều. Còn ngày chay tịnh thì bánh đập được dùng chấm với nước tương dầm ớt tươi cũng là cách ăn phổ biến. Gọi là bánh đập vì mỗi lần ăn phải dùng tay đập đập cho bánh vỡ ra, bánh tráng vụn có mùi thơm dịu rất dễ chịu.
Video đang HOT
Với món bánh đập thì bát mắm cái rất quan trọng, muốn mắm ngon thì phải giã nhuyễn với nhiều ớt tỏi Lý Sơn. Mùi thơm của bánh nướng, dẻo dẻo của bánh ướt, the the của hẹ, cay mặn của mắm cái giã ớt tỏi kết hợp với nhau rất hài hòa, lâu lâu mà không được ăn lại thèm lại nhớ da diết.
Hầu như thực khách nào khi ăn bánh đập cũng đều hít hà, miệng xuýt xoa vì cay nhưng tay vẫn tiếp tục cầm bánh để cho vào miệng, tay còn lại cầm cốc trà uống cho giải nhiệt. Cứ như vậy, vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả mà không thể nhớ nổi mình đã ăn được bao nhiêu cái vì ăn quá nhiều.
Hiện tại có rất nhiều quán chuyên bán bánh đập tại TP HCM như ở Sông Trà Quán hay ở chợ bà Hoa. Còn nếu có dịp về Quảng Ngãi, bạn có thể ghé ở đường Nguyễn Công Phương hoặc những quán ở Bến Tam Thương.
Bánh đập miền Trung : món ngon dân dã không thể bỏ qua
Cái giòn rụm của bánh tráng, cái mềm dẻo của bánh ướt hòa quyện vào nhau trong cái đậm đà của mắm nêm là những cảm nhận của thực khách khi thưởng thức bánh đập miền Trung.
Đi dọc các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, trên những gánh hàng rong hay trong các chợ huyện, bạn sẽ được nếm thử món bánh dân dã nhưng độc đáo và ngon miệng này.
Là món ăn dân dã, nhưng bánh đập lại có cách chế biến rất công phu và mất nhiều thời gian. Nếu thưởng thức món ăn này trong các hàng quán ở phố huyện, bạn sẽ được tận mắt quan sát quá trình chế biến món bánh đập lừng danh của người miền Trung.
Chủ nhân của các hàng quán bán món này thường bán các món ăn này là các Mệ (Bà) đã lớn tuổi. Sở dĩ có điều đó, theo nhiều người giải thích là do quá trình chế biến món ăn này đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm và sự tinh tế.
Ngoài phần bánh tráng được nướng sẵn, bánh ướt luôn được làm tại hàng ăn để phục vụ thực khách vì theo nhiều người, chỉ khi ăn nóng mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn này. Bột để làm bánh ướt là bột gạo ngâm rồi xay nhuyễn. Bột gạo trước khi tráng được pha với nước theo một tỉ lệ nhất thiết để bột không quá loãng hoặc quá đặc. Thêm vào đó, trước khi tráng phải khuấy nhẹ bột đều tay để bột dậy thì khi tráng bánh mới mềm dẻo và không bị hạt cát.
Trong quá trình khuấy bột, nồi hơi tráng bánh cũng được làm nóng đến nhiệt độ thích hợp. Trước khi tráng, nồi hơi được thoa qua một lớp nước lọc cho phần vải thấm mềm, thoáng hơi. Sau đó người bán sẽ múc một thìa bột và dàn đều ra trên miếng vải của nồi hơi. Chỉ tầm khoảng 2 phút là bánh chín, lúc đấy khéo léo dùng que tre mỏng, dỡ bánh lên trên một ống tre.
Bánh sau đó được trải lên trên chiếc bánh tráng nướng, dàn đều mỡ hành lên trên là hoàn tất. Khi này bạn đã có thể thưởng thức những chiếc bánh nóng hổi, vừa giòn vừa mềm lại hơi beo béo thơm ngon.
Khi ăn món này, bạn có thể ăn bánh không với nước hấm hoặc ăn kèm với thịt nướng, thịt luộc hay lòng lợn... Ăn bánh đập không thể thiếu chén mắm nêm với vị cay đặc thù của người dân miền biển. Gấp đôi miếng bánh, chấm vào chén mắm nêm và thưởng thức. Cái giòn rụm của bánh tráng, cái mềm dẻo của bánh ướt hòa quyện vào nhau trong cái đậm đà của mắm nêm, miếng thịt nướng chín vàng, thơm phức đem lại cảm giác ngon miệng rất thích thú.
Nếu có dịp đi du lịch đến các tỉnh ven biển miền Trung, ngoài việc tham quan những cảnh đẹp, thưởng thức những món hải sản phong phú ở đây bạn đừng quên tìm kiếm và nếm thử một lần món bánh đập dân dã, mộc mạc nhưng đậm đà khó quên của người dân nghèo miền Trung.
Theo Internet
Món ngon nên thử khi du lịch Nha Trang Thành phố biển Nha Trang không chỉ sở hữu nhiều thắng cảnh, đảo du lịch lớn nhỏ mà còn chiêu đãi du khách các món ăn ngon miệng. 1. Bún chả cá Đây là món ăn nức tiếng của thành phố biển Nha Trang, món ăn đơn giản với nước dùng trong, chả cá và những sợi bún loại nhỏ nhắn. Chả cá...