Bánh da phố Hội ngày tết
Sáng nay bước chân ra phố, lòng chạm ngay vào làn hương bánh da thơm lừng. Lòng hân hoan nhận ra tết đang về từng ngày. Hòa trong không khí nhộn nhịp ngày giáp tết, những lò bánh da ở Hội An quê tôi lại càng bận rộn, hối hả.
Bánh da – món bánh mang ân tình người phố Hội THANH LY
Sao lại gọi là bánh da? Có lẽ đơn giản chỉ vì thành phẩm bánh có màu nâu vàng giống như màu da. Một số nơi khác còn gọi bánh da là bánh lăn vì trong quá trình làm bánh người ta nén, bó bột với mứt rim rồi lăn thật nhiều lần để tạo hình cho bánh.
Tại Hội An, bánh da đã có từ lâu đời và đây là món ngon xuất hiện nhiều trong ngày hội, giỗ, chạp… Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, bánh da thường được trưng bày trên bàn thờ gia tiên một cách trang trọng.
Những người thợ làm bánh da thường được dạy rằng làm bánh, nhất là bánh ngày tết, không đơn giản chỉ kiếm sống mà trước nhất là học chữ “Nhẫn”, sau đó tự quán chiếu mình trong quá trình làm bánh để đạt được một sản phẩm mà ở đó người mua, người thưởng thức cảm nhận được chữ “Tâm” rất rõ. Trong mỗi công đoạn làm bánh da, chỉ cần thiếu tập trung một chút, chiếc bánh sẽ xấu xí, dễ bị hư và ngả màu.
Ở Hội An, vài lò bánh da đắt khách quanh năm vì có nhiều thợ cao niên, có lẽ vì càng lớn tuổi, việc làm bánh với họ càng gần với “Đạo”, không chỉ đơn giản làm ra để bán, để thưởng thức mà còn để giữ gìn một truyền thống nghệ thuật.
Trong thời đại mở cửa, quá trình hội nhập giao lưu hàng hóa ngày càng dễ dàng, có thể nói bánh da không lạ gì với khách thập phương, dường như thức quà này xuất hiện ở nhiều nơi. Nhưng để được thưởng thức những lát bánh với hương vị lạ miệng thì có lẽ bạn nên một lần thưởng thức bánh da Hội An. Thật khó tả sự tuyệt vời của từng lát bánh mềm mại, duyên dáng với màu trắng đục bột nếp điểm xuyết màu vàng sậm của những lát gừng, màu cánh kiến của những vỏ quật (quất), chuối ép, màu trắng đục của bí đao, dừa.
Ở Hội An có chừng vài lò bánh da, mỗi lò 4 – 5 người thợ. Tuy ít lò, ít thợ nhưng lại mang đặc trưng, dáng dấp và phong cách của một Hội An “trăm vật trăm ngon”. Theo lời các vị cao niên, chỉ cần chú ý cách làm bánh da của một người thì có thể hiểu được tính cách của người đó. Có lẽ, trong lúc làm bánh, dường như cá tính của mỗi người đều bộc lộ rõ ràng. Người thì chú tâm, cần mẫn như một con ong xây tổ, người thì vừa đứng vừa nhún nhịp nhàng, vui tính giống như đang nhảy theo một điệu nhạc nào đó trong tiềm thức. Nhưng, đã gắn duyên với nghề làm bánh da thì đòi hỏi người thợ phải chú ý, tập trung cao độ trong tất cả công đoạn, bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu.
Video đang HOT
Nguyên liệu chính làm bánh là nếp, đường. Nếp phải chọn được loại hạng nhất, rất dẻo và thơm, được lựa từ mùa trước, đem phơi khô cất kỹ. Đặc biệt không thể thiếu những phụ liệu làm nên đặc trưng của bánh da Hội An là một ít vỏ quật, bí đao, gừng, dừa, chuối ép, đậu phộng… Chỉ trừ đường kính phải mua ngoài chợ, các nguyên liệu còn lại khá mộc mạc, đều là “cây nhà lá vườn”. Trước khi làm bánh, nếp được đem ra phơi khô lần nữa, sàng sảy cẩn thận. Người ta phải thức dậy từ canh ba, khi ngoài trời còn đẫm sương đêm để quạt đỏ bếp than hồng rồi rang từng mẻ nếp, sau đó xay hoặc giã mịn như bột.
Theo kinh nghiệm được người xưa truyền lại, muốn bột nếp cho dẻo, trắng và ngon thì bắt buộc phải rang trong những chiếc om hay nồi đất làm thủ công. Rang lâu quá hạt nếp sẽ cứng, nhưng nếu nhanh quá thì hạt nếp còn sống khi giã sẽ bị nhão.
Tiếp theo là công đoạn rim mứt để “bó” cùng bột. Tỉ mẩn xắt vỏ quật, bí đao, dừa, gừng, chuối ép ra từng lát mỏng. Tất cả cho vào chảo cùng một ít đường rim với lửa nhỏ đến khi nổi bong bóng nhỏ lăn tăn trên mặt chảo, trộn đều rồi canh đúng lúc nước đường gần như đặc quánh, những lát trái cây trở thành mứt dẻo, miếng nào miếng nấy săn lại, đẫm chất đường thì tắt bếp, để nguội. Tiếp tục nấu nước đường theo tỷ lệ phù hợp (thường một ký bột – một ký đường). Đợi nước đường nguội rây bột nếp vào xoong nước đường, thêm đậu phộng đã rang vào và dùng vá khuấy, trộn bột cùng mứt cho đều tay đến khi bột dẻo, nước đường thấm vào bột là được. Cuối cùng đổ bột ra chiếc mâm, dùng tay nén bột thành khối trụ tròn. Với bánh da, khi ăn phải dùng dao cắt bánh thành từng lát nhỏ, chậm rãi nhâm nhi cùng chén nước lá càng thêm thấm hương vị tình quê ngày tết.
Ở Hội An quê tôi, có thể vài năm nữa, các lò bánh da sẽ phát triển hơn, rồi sẽ bán và mua qua mạng internet, sẽ có nhiều dịch vụ kèm theo hiện đại hơn bây giờ nhưng tôi tin rằng các công đoạn làm bánh truyền thống và trong từng lát bánh vẫn vẹn nguyên ân tình người phố Hội.
Những món ăn mang lại may mắn trong ngày Tết của người Việt
Các món ăn ngày Tết không chỉ để cúng tổ tiên, ông bà, cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu có 1 năm mới an lành, hạnh phúc và ấm no, bên cạnh đó còn để cả gia đình vui vẻ, sum họp bên bữa cơm đoàn tụ.
Mỗi món ăn ngày Tết dù là miền Bắc hay miền Nam có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
1. Bánh chưng
Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng xuất hiện từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước. Theo sự tích truyền lại, nhân dịp đầu xuân năm mới, vua Hùng muốn truyền lại ngôi vị, nhưng chưa biết phải chọn ai trong các vị hoàng tử tài hoa. Chính vì thế, vua Hùng truyền chỉ, nếu ai dâng lên món quà vừa ý thì sẽ truyền lại ngôi vua.
Đến ngày dâng lễ, các hoàng tử đều dâng đủ các thứ sơn hào hải vị quý hiếm trên đời, duy chỉ có vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu dâng lên vua cha bánh chưng - bánh dầy tượng trưng cho đất trời và công ơn sinh thành của cha mẹ.
Kể từ ý nghĩa này, bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày tết của người Việt.
Bánh chưng vuông tượng trưng cho trời đất, và công ơn sinh thành của cha mẹ
3. Xôi gấc
Xôi gấc vừa là món ăn để thờ cúng gia tiên, vừa là món ăn của ngày đầu năm trong nhiều gia đình Việt. Theo quan niệm nhân gian: màu đỏ là màu của hạnh phúc, màu thắm của sắc xuân, là biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành. Hơn nữa, màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời mang đến nên sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới. Một số người quan niệm rằng rằng, màu đỏ của xôi gấc đó như biểu thị tình cảm gia đình.
Màu đỏ của xôi gấc là biểu tượng của sự may mắn, tốt lành
Không chỉ là một biểu tượng cho sự may mắn, gấc còn được coi là một bài thuốc quý, có công dụng rất tốt cho sức khoẻ giúp phòng ngừa các bệnh về mắt như đục thuỷ tinh thể, khô mắt, quáng gà,... Ngoài ra, gấc còn có khả năng hỗ trợ cho da của bạn trở nên mịn màng, tươi tắn hơn.
3. Gà luộc
Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Không những vậy, theo sách chiêm tinh, mỗi ngày trong 8 ngày đầu năm mới thuộc về một con giống. Gà thuộc ngày mồng 1 Tết, vậy nên cỗ cúng không thể thiếu món gà luộc được. Người ta coi đêm giao thừa là thời điểm trời đất tối tăm nhất vì Mặt trời ẩn mình rất sâu. Bởi vậy, nhà nhà bảo nhau cúng một con gà trống với hi vọng gà sẽ đánh thức Mặt trời cho đủ đầy ánh nắng cả năm.
Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ
Đó chính là cách thể hiện ước mong "mưa thuận gió hoà" của cư dân nông nghiệp. Cứ như vậy, gà trở thành một nét văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng Mặt trời của nghề trồng lúa nước. Bên cạnh đó, người ta tin rằng món gà luộc vàng mềm óng ả sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy.
5. Khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua là món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam, mang ý nghĩa lạc quan "cái khổ sẽ qua" để đón chào một năm mới với những niềm vui và may mắn. Đây là món ăn thanh mát và bổ dưỡng, giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày Tết.
Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Nam
5. Thịt kho trứng
Nếu miền Bắc có thịt đông thì miền Nam lại có món thịt kho trứng . Đó là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy - dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công. Trứng vịt trong món ăn này không xắt ra mà để nguyên cả quả, ngụ ý một năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ. Có lẽ vị mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến ngất ngây ngày Tết.
Nồi thịt kho hột vịt của người miền Nam với màu nước kho vàng sóng sánh thể hiện sự đoàn viên, sung túc và "màu mỡ" trong năm mới
6. Dưa hấu
Trong phong tục và quan niệm của người Việt Nam , ngày tết thường chưng dưa hấu trên bàn thờ không chỉ là trang trí tết cho đẹp mà còn có ý nghĩa về cầu tài lộc và sự may mắn thịnh vượng cho gia đình. Màu đỏ của ruột dưa hấu tượng trưng cho tài lộc, may mắn, còn vỏ màu xanh là sự hi vọng ẩn chứa niềm vui từ bên trong.
Những kiểu bánh chưng độc đáo ngày Tết Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu ngày Tết. Tuy nhiên, bánh chưng không chỉ có một công thức truyền thống mà có thể được biến tấu với nhiều kiểu độc đáo. Bánh chưng với nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, được gói với lá dong là chiếc bánh truyền thống đã vô cùng quen thuộc....