Bánh đa gấc Kẻ Sặt
Ở Hải Dương hầu như ở huyện nào cũng có người làm bánh đa nhưng chỉ có bánh đa Kẻ Sặt mới nổi tiếng trở thành đặc sản của Hải Dương tương tự như bánh gai, bánh đậu xanh…
Nguyên liệu làm bánh gồm có gạo, đường, có thêm vừng, lạc và dừa thái mỏng và thêm hương vị của gừng tươi. Ngày nay còn có thêm cả gấc để tạo màu đỏ.
Nguyên liệu làm bánh gồm có gạo, đường, có thêm vừng, lạc và dừa thái mỏng và thêm hương vị của gừng tươi. Ngày nay còn có thêm cả gấc để tạo màu đỏ.
Để có thể làm ra những cuộn bánh đa người làm phải rất công phu và nhiều công đoạn. Nguyên liệu làm ra bánh phải được lựa chọn rất kỹ. Gạo làm cần đạt yêu cầu ngọt, tơi và nhiều bột. Hiện nay người dân hay làm bằng loại gạo CR203. Vừng cũng phải chọn loại vừng tốt, loại vừng tấm là tốt nhất. Lạc được chọn phải là loại lạc già, nhân to, mẩy để dễ thái mỏng. Dừa phải chọn loại dừa già, cùi dày.
Khi đã có được các nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, người làm bánh ngâm gạo trong nước sạch khoảng từ 1 đến 2 tiếng. Sau đó, vớt lên để ráo và cho vào cối xay. Những gia đình làm bánh lâu năm đều có cối xay bột bằng đá và xay thủ công. Trong quá trình xay gạo, vừa xay vừa đổ nước vào để bột có nồng độ vừa phải, không loãng cũng không quá đặc để vắt lọc bằng vải.
Để có được nước bột vừa có vị ngọt, lại có vị của gừng tươi, những người làm bánh đã đun chảy đường và hòa với bột; gừng tươi thì được giã nhỏ và lọc lấy nước. Sở dĩ phải giã nhỏ để vị gừng được hòa tan trong nước, khi ăn, người ăn không gặp phải những miếng gừng trong bánh, tránh việc quá cay tại một chỗ.
Ngoài nước bột ngọt vị đường và thơm vị gừng, bánh còn được gia thêm vừng, lạc thái mỏng và dừa. Vừng đem ngâm, xát bỏ vỏ; lạc sống được thái thật mỏng, sau đó sảy bỏ vỏ. Dừa thái mỏng thành từng sợi.
Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, việc tráng bánh được tiến hành. Gia vào nồi khoảng 2/3 nước so với dung tích nồi, đun đều lửa và giữ ổn định trong suốt quá trình tráng bánh. Khi nước sôi để khuôn lên miệng nồi múc một muôi bột đổ lên khuôn, dùng muôi dàn đều trên mặt khuôn (công đoạn này tương tự như tráng bánh cuốn).
Bánh đa Sặt, đặc biệt hơn bởi được tráng 2 lần. Lần thứ nhất rắc đều vừng, lạc, dừa lên mặt bánh. Sau đó tiếp tục múc một muôi bột nữa đổ lên trên láng đều kín hết nhân, đậy vung lại khoảng 1-2 phút mở vung ra, lúc này bánh đã chín, dùng ống nứa dài 40-50 cm có đường kính 7-8 cm đặt vào mép bánh đa, để bánh dính vào ống nứa sau đó từ từ năn tròn vào ống nứa, đưa ống nứa đặt vào phên, lăn ống nứa ngược chiều khi cuộn bánh, chiếc bánh đa trải đều trên phên. Trước khi đưa bánh sang phên người ta tiếp tục đổ bột vào khuôn, khi đưa bánh sang phên xong thì bánh trên khuôn chín; làm như vậy tiết kiệm thời gian.
Phên nứa dùng để phơi bánh được đặt ra ngoài nắng; khi ướt bánh dính vào phên, lúc khô bong ra. Khi bánh khô thu bánh quay vào cót để theo từng chồng. Nếu có khách mua thông thường người ta đóng bánh thành chục, lấy giấy báo bọc ngoài dùng dây buộc.
Video đang HOT
Để tiện cho khách mua, người làm bánh hơ qua lửa để bánh chín. Khi tráng và phơi xong, bánh có hình tròn. Tuy nhiên, khi quạt chín, bánh còn mềm và dẻo, người làm đã cắt bánh làm đôi theo hình bán nguyệt và cuộn tròn lại theo hình ống. Việc cuộn lại là để tránh bánh bị vỡ vụn khi vận chuyển. Khi xưa, bánh có màu vàng óng, nhưng ngày nay, hầu hết những hộ làm bánh hiện tại (chỉ còn rất ít hộ làm) cho thêm màu đỏ của gấc để bánh có màu hấp dẫn hơn. Khi ăn, bánh có vị bùi của gạo, xen lẫn vị thơm của lạc, vừng dừa, cùng với vị ấm của gừng tươi sẽ khiến người ăn thấy tê tê đầu lưỡi. Tuy nhiên, chính vị bùi và béo của bánh khiến nó đặc biệt hơn những loại bánh đa thông thường luôn gây cảm giác khô.
Những đặc sản Hải Dương nổi tiếng nhất khi ghé đến phải ăn
Đến Hải Dương bạn không chỉ có dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp, khám phá những bí mật tại các khu di tích lịch sử, mà bạn còn có cơ hội được thưởng thức nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của mảnh đất này.
Hôm nay PasGo sẽ mang bạn đến Hải Dương để cùng khám phá những món ngon đặc sản nổi tiếng nơi đây nhé.
1/ Văn hóa ẩm thực Hải Dương có gì đặc sắc
Ẩm thực Hải Dương rất phong phú và đa dạng. Nét độc đáo và hấp dẫn của ẩm thực Hải Dương nằm ở khâu chế biến món ăn. Các món ăn nơi đây được đánh giá khá cầu kỳ nó đòi hỏi người đầu bếp phải có sự khéo léo và tỉ mỉ. Hải Dương có rất nhiều món ngon như: bánh đậu xanh, thạch rau câu, bánh gai, bánh dày, rươi Tứ Kỳ,...dường như ở mỗi huyện nhỏ của Hải Dương lại một món đặc sản riêng.
Mỗi huyện nhỏ của Hải Dương lại có đặc sản khác nhau
2/ Hải Dương có đặc sản gì?
2.1 Thành phố Hải Dương có đặc sản gì?
Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh không chỉ là một loại bánh đặc sản Hải Dương mà còn là đặc sản của Việt Nam. Bánh đậu xanh Hải Dương có nhiều loại khác nhau từ kích thước, độ ngọt hay cũng có những loại bánh đậu xanh được cho thêm các nguyên liệu khác như đậu đỏ hay hạt sen để người ăn có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích của mình.
Bánh đậu xanh là món quà ngon, dễ ăn dành tặng cho người thân và gia đình
Bánh cuốn Hải Dương
Ngoài bánh đậu xanh, thành phố Hải Dương còn đặc biệt nổi tiếng với món bánh cuốn tại Phố Bắc Sơn. Nơi đây có quán bà Thấu là thương hiệu bánh cuốn nổi tiếng Hải Dương. Bánh cuốn có tấm bánh mỏng, trong suốt và có độ béo ngậy rất riêng không lẫn vào đâu được. Bánh cuốn bà Thấu không chỉ thu hút lượng thực khách tại Hải Dương mà thậm chí những thực khách tỉnh khác như Hải Phòng, Quảng Ninh cũng lặn lội về Hải Dương để thưởng thức món bánh cuốn ngon tuyệt cú mèo này.
2.2/ Đặc sản Ninh Giang Hải Dương
Bánh gai Ninh Giang
Cũng được làm từ bột nếp, đậu xanh và lá bánh gai, điểm đặc biệt của bánh gai Ninh Giang đó là độ ngọt, sự béo ngậy, bùi bùi của nhân bánh. Bánh gai Hải Dương có vỏ bánh đen tuyền, để cảm nhận rõ hơn hương vị của món bánh gai Ninh Giang bạn nên ăn chúng từng chút một mình nha. Đây cũng là một trong những món ăn rất được du khách ghé thăm Hải Dương ưa chuộng và mua về làm quà cho người thân và bạn bè của mình đấy.
Bánh gai Ninh Giang có màu đen nhánh rất đẹp
2.3/ Đặc sản Tứ Kỳ Hải Dương
Rươi Tứ Kỳ
Rươi Tứ Kỳ là một trong những đặc sản ngon nhất của Hải Dương. Rươi Tứ Kỳ nhìn trông giống con giun hơi ghê nhưng cực kỳ tốt cho nam giới tăng cường sinh lực đấy. Thường mùa rươi sẽ rơi vào khoảng tháng 8 âm lịch. Với thịt rươi người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nổi tiếng nhất là món chả rươi.
Rươi Tứ Kỳ nhìn thì ghê nhưng làm món ăn thì cực kỳ ngon
2.4/ Đặc sản Thanh Hà Hải Dương
Vải Thiều Hải Dương
Thanh Hà Hải Dương nổi tiếng khắp cả nước với đặc sản là vải thiều. Từ xa xưa vải thiều Thanh Hà vẫn luôn được mệnh danh là vua vải, không có loại vải nào có thể đánh bại nó về độ ngon và độ ưa chuộng của nó trên thị trường hoa quả Việt. Đặc điểm của vải thiều Thanh Hà đó là có vỏ ngoài mỏng, hạt nhỏ và dày cùi. Vải Thanh Hà không có vị ngọt sắc mà có vị ngọt thanh và rất thơm.
Nhắc đến vải ngon là ai cũng nghĩ ngay đến vải thiều Hải Dương
2.5/ Đặc sản Chí Linh Hải Dương
Chuối mật
Nếu ai từng đến Hải Dương nhất định sẽ bắt gặp đâu đó cái tên chuối Mật Chí Linh. Đây được xem là món ăn đặc sản của Chí Linh Hải Dương. Để làm món chuối mật này cần dùng nguyên liệu chính đó là chuối tiêu chín vàng, mật ong, dầu ăn và chanh tươi. Du khách đến Hải Dương muốn mua chuối mật Chí Linh về làm quà cho gia đình và bạn bè thì bạn nên ghé qua các siêu thị tại Chí Linh để mua nhé.
Chuối mật là món ăn đặc sản Hải Dương làm quà
2.6/ Đặc sản Gia Lộc Hải Dương
Bánh dày
Gia Lộc Hải Dương Nói về đặc sản Gia Lộc Hải Dương làm sao có thể bỏ qua món bánh dày đặc sản nơi đây. Bánh dày Gia Lộc cũng giống như bánh dày cổ truyền Việt Nam, có hình tròn trắng mịn nhưng có độ dẻo thơm đặc trưng của xôi nếp hơn. Người dân bản địa tại đây họ thường ăn bánh dày cùng với giò lụa, xôi, chè.
Bánh gấc Ninh Giang, đặc sản quen mà lạ Đi về Hải Dương, rẽ vào khu thành phố rồi đến Ninh Giang sẽ thấy một loại bánh ngon, tinh tế lạ: bánh gấc.Bánh trái từ gạo, từ các loại lá, loại hạt... trên mảnh đất hình chữ S rất nhiều, nơi nào cũng có loại bánh đặc sản. Có những loại bánh quen, bánh lạ, bánh quen mà lạ. Bánh gấc Ninh...