Bánh chưng ‘chuẩn Lang Liêu’ chấm mật mía, ai mà cưỡng nỗi
Mẹ hì hục cả chiều mới xay hết chục cây mía. Trong quá trình xay phải có tấm lọc để được nước mía tinh khiết, và cho thêm quả quất (trái tắc) để hạn chế bọt.
Bánh chưng chấm mật mía của nhà tôi
Bánh chưng là lễ vật không thể thiếu trong ngày Tết ở mọi miền quê. Nhưng đối với quê tôi, bánh chưng phải chấm mật mía mới đúng vị và trọn “mùi tết’.
Từ nhỏ, những ngày gần tết, tôi đã thấy mẹ mua rất nhiều mía. Nếu để dựng hai bên bàn thờ thì chỉ cần hai cây, nhưng mẹ thường mua cả bó, mục đích là để làm mật mía chấm bánh chưng.
Bánh chưng – như bao nơi khác – khoảng 28 tết, nhà tôi mới làm cũng với công thức mà Lang Liêu để lại, còn mật mía thì có nơi chấm nơi không nên không phải lúc nào cũng chuẩn bị. Mía có thể được chọn là mía xanh hoặc mía tím. Sau khi bỏ gốc và ngọn, mía được rửa sạch và cạo qua lớp vỏ bên ngoài.
Ngày xưa, chưa có máy xay mía như bây giờ mà là máy xay bằng tay. Mẹ hì hục cả chiều mới xay hết chục cây mía. Trong quá trình xay phải có tấm lọc để được nước mía tinh khiết, và cho thêm quả quất (trái tắc) để hạn chế bọt. Bao giờ được cả thùng nước mía trong vắt, ít bọt thì mới đem đi nấu được.
Ngày xưa có một dạo đun rơm, cay xè mắt, có khi phải đun trong mấy tiếng rồi sau đó ủ trấu đến nửa ngày, nước mía mới cô lại thành mật đặc quánh. Nhớ hồi đó, ngày tết trời lạnh, anh em tôi cứ sán vào đun để được sưởi ấm rồi ăn vụng. Mẹ luôn lo lắng chúng tôi mở nồi ra và để khói xông vào làm oi khói, mật mía sẽ mất ngon.
Về sau, nhà chuyển sang đun củi, nồi mật mía cũng vơi đi và nhanh cô hơn. Ngồi đun mà chốc chốc lại lấy đũa cả để “thử”, thực ra là thèm của ngọt quá nên thử đến cả chục lần.
Mật mía cô lại có màu nâu, sền sệt, một ít bọt nổi lên. Sau khi để nguội, mẹ múc ra liễn và đậy nắp kín rồi dặn chúng tôi: “Không được ăn vụng đâu. Mật mía này để mấy bữa nữa chấm bánh chưng, ăn vụng mẹ đánh đòn nghe chưa”.
Video đang HOT
Mật mía rất thu hút kiến, vì vậy mẹ phải để cách thủy không cho kiến đi vào. Mấy ngày sau, cả làng nô nức nấu bánh chưng. Ngồi đun bánh thâu đêm, anh em tôi xin mẹ ít mật mía “chấm chấm mút mút” cả đêm không biết chán, đến nỗi ngọt khé họng, nóng rừng rực nhưng không thể nào vơi được cơn nghiện mật mía.
Đến những ngày tết, sau khi làm cơm cúng, cả nhà cùng ăn cơm. Món đầu tiên tôi ăn chính là bánh chưng lăn đều trong mật mía. Cả mẹ và bố chỉ chấm chấm, nhưng tôi thì lăn kín miếng bánh trong mật, rồi đưa cả miếng bánh to đùng vào mồm. Vị ngấy của bánh chưng cộng với độ ngọt khé của mật mía quyện vào nhau, bù trừ nhau tạo ra một sự cân bằng tuyệt vời mà chẳng ai cưỡng nổi.
Bây giờ, hàng hóa tiện lợi hơn, mẹ thường mua mật mía sẵn ở chợ chuẩn bị cho ngày tết, có chút gì đó không ấm áp như xưa nhưng dẫu sao vẫn còn nguyên vị, và mẹ vẫn nhớ tôi kết nhất món bánh chứng chấm mật mía cho dù đã đi làm xa nhiều năm.
Khách nơi khác đến, thấy dân làng tôi bóc bánh chưng có bát nước chấm bên cạnh mà không biết để làm gì, ăn thử thì mê ngay lập tức.
Ngoài ra, những ngày tết thường lạnh, mẹ thường lấy ít mật mía hòa với nước ấm để cả gia đình uống cho ấm bụng mỗi sáng. Mẹ bảo như vậy tốt cho dạ dày, tất nhiên nước để uống pha khá nhạt chứ không “khé họng”.
Tết lại về. Tôi lại chuẩn bị được ăn bánh chưng chấm mật mía, món mà hằng ngày chẳng mấy khi có, món mà đã gắn bó với tuổi thơ của tôi, tượng trưng cho tình cảm gia đình ngọt ngào, ấm cúng.
Theo Tuoitre
Những món ăn đượm hồn Tết cổ truyền người Việt
Bên cạnh câu đối đỏ, hoa mai, hoa đào nở rộ khắp nẻo đường, ẩm thực ngày Tết với bánh chưng, bánh tét, dưa hành cũng là nét văn hoá đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn Việt.
B ánh chưng, bánh tét: Theo quan niệm dân gian, trời tròn, đất vuông. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Bên ngoài của bánh gói bằng lá dong, bên trong là gạo nếp, đậu xanh, hành và thịt heo. Các gia đình Việt xưa thường tự gói bánh chưng mỗi độ xuân về. Những chiếc bánh không đơn thuần là món ăn dịp Tết mà còn mang giá trị truyền thống đáng trân quý. Bên bếp lửa hồng, bên nồi bánh chưng, cả gia đình kể cho nhau nghe những điều đã qua suốt một năm bộn bề. Ảnh: Ashleechil, chay_blog.
Từ khoảng giữa tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị đậu xanh, lá dong, gạo nếp và tất bật chẻ lạt gói bánh chưng. Nguyên liệu của món bánh ngày Tết khá cầu kỳ, tăng giảm tùy thuộc vào đặc trưng mỗi vùng đất nhưng nhất định không thể thiếu gạo nếp, đậu xanh và thịt heo. Nếu bánh chưng là nét văn hóa lâu đời của người miền Bắc, bánh tét lại được người dân miền Nam chuộng hơn. Người miền Trung dùng cả bánh chưng và bánh tét, tuỳ theo khu vực. Ảnh: Oriental Tours.
Tôm chua: Công thức làm tôm chua với hương vị hòa trộn hoàn hảo được người miền Trung yêu thích mỗi dịp Tết đến và truyền lại từ nhiều đời. Tôm mang độ mặn của nước mắm, cay và thơm của riềng, tỏi ớt, ngọt của đường, chua và giòn của đu đủ. Tôm chua có ở nhiều nơi, song ngon nhất phải kể đến xứ Huế. Giữa vô vàn món ăn hấp dẫn nhưng nhiều dầu mỡ, tôm chua vị thanh thanh sẽ là lựa chọn chống ngấy số một dành cho bạn. Ảnh: Namkhanhtran, thuyvungoc99, mebimsuakoi, vuttha2108.
Thịt kho tàu: Chỉ cần ngửi hương thơm hấp dẫn, béo ngậy tỏa ra từ nồi thịt kho tàu đặt cùng với chén cơm nóng bốc hơi nghi ngút là thấy Tết kề bên. Hương vị thịt, trứng đậm đà hòa quyện chinh phục khẩu vị của biết bao người. Người nội trợ phải biết cách chọn thịt ngon, nêm nếm gia vị sao để món thịt kho thật đậm đà và có màu nâu vàng sóng sánh. Ảnh: Nunikitchen_, miso.en.place, shan.dao_comsuonbicha, vicky.pham.
Thịt đông: Thịt đông là món đặc trưng của Tết Nguyên Đán miền Bắc. Trong tiết trời se lạnh đầu xuân, món ăn càng trở nên thơm ngon khó cưỡng. Thịt đông thường được nấu từ thịt chân giò cùng nấm đông cô, mộc nhĩ, bì heo, hạt tiêu... Đặc trưng của món thịt đông là phải nấu thật nhừ, đến khi có một lớp mỡ sánh trên bề mặt. Ảnh: Jennyyyttt.
Dưa hành: Cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, hương vị dân dã của món dưa hành vẫn luôn góp mặt trong ký ức sum vầy ngày Tết của người Việt. Vị chua, cay nhẹ phát huy tác dụng chống ngán hữu hiệu. Món ăn này ở mỗi vùng lại có một đặc trưng khác nhau. Người miền Trung và miền Nam gọi là dưa món và kiệu muối. Ảnh: Spicy_chef, jesuisquyenvu.
Canh khổ qua: Canh khổ qua (mướp đắng) là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm cúng ông bà ngày 29-30 Tết của người phương Nam. Người ta ăn món này với mong muốn xui xẻo, khổ cực trong năm cũ sẽ qua và điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Theo quan niệm xưa, khổ qua được chọn là những trái có màu xanh đậm, suôn dài và thật đều nhau, thể hiện sự tròn vẹn, viên mãn. Ảnh: Vivian.t.t.v.
Theo News.zing
Cách muối dưa chống ngán ngày Tết Cỗ bàn ngày Tết toàn những món ăn ngán như bánh chưng, thịt đông, thịt gà, giò, chả... vì thế mà người Việt thường ăn kèm với các loại dưa chua như dưa cải bẹ, dưa cải bắp, dưa rau cần, dưa kiệu, dưa hành... để chống ngán, dễ tiêu hóa. Marry Baby sẽ hướng dẫn bạn cách muối dưa truyền thống cho...