Bánh chưng Bờ Đậu: Món ngon “gieo thương nhớ” ở Thái Nguyên
Bánh chưng Bờ Đậu rất được lòng du khách khi đến với miền đất xinh đẹp Thái Nguyên. Món ăn truyền thống này được làm từ những nguyên liệu đơn sơ, giản dị nhưng lại mang đến phong vị ẩm thực đậm đà khó lòng quên lãng.
Nhắc đến Thái Nguyên , không chỉ có chè Tân Cương thơm nồng mà miền đất này còn nổi danh với rất nhiều món đặc sản khác. Trong số đó, bánh chưng Bờ Đậu “gieo thương nhớ” cho bất cứ vị du khách nào từng có cơ hội thưởng thức.
Để có thể nếm đúng vị món bánh chưng truyền thống này thì bạn hãy đến làng Bờ Đậu, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, Thái Nguyên. Món bánh chưng Bờ Đậu được người chế biến kỳ công, cẩn thận ngay từ những công đoạn đầu tiên. Đó là chọn lựa nguyên liệu, gạo nếp phải tròn mẩy, dẻo và thơm. Sau đó người ta sẽ vo gạo, ngâm gạo trong khoảng 2 tiếng đồng hồ chờ cho đến khi gạo nở ra thì để ráo nước, cho thêm vào đó một chút muối.
Lá dong gói bánh thường là loại lá dày, có bản rộng. Đặc biệt, lá phải có màu xanh mướt thì khi gói bánh mới xanh và có màu sắc hấp dẫn, bắt mắt. Người dân kể rằng lá dong gói bánh chưng Bờ Đậu được lấy tại rừng Na Rì, đem về rửa sạch, để cho ráo nước, rồi lau khô bằng khăn sạch và tước cuống lá đi. Sau đó là đến công đoạn chặt bớt phần ngọn lá và xếp gọn gàng để chuẩn bị gói bánh chưng.
Phần nhân của bánh chưng Bờ Đậu được làm bằng đậu xanh thơm mịn. Để cho nhân bánh thêm phần đậm đà và lôi cuốn thì người ta sẽ cho thêm muối, thịt ba chỉ. Điều đặc biệt tạo nên sự hấp dẫn của món bánh chưng Bờ Đậu này đó là phần thịt làm nhân là loại lợn thả rông do chính người dân nơi đây chăn nuôi và cho ăn hoàn toàn từ nguồn thức ăn tự nhiên. Do đó, thịt lợn rất chắc và ăn có vị ngọt khó có thể trộn lẫn.
Video đang HOT
Về Thái Nguyên , nếu như không ghé qua làng Bờ Đậu mà thưởng thức món đặc sản nổi tiếng này thì sẽ rất hoài phí chuyến đi. Cắn một miếng bánh, ngay lập tức khiến bạn mê mẩn trước vị ngon mà nó mang lại. Đó là vị dẻo của nếp thơm, bùi bùi của đỗ, ngậy ngậy của thịt ba chỉ. Tất cả hòa quyện tạo thành món đặc sản dân dã, mộc mạc vương vấn bước chân du khách.
Và bạn cũng có thể mua bánh chưng Bờ Đậu mang về làm quà tặng in đậm dấu ấn vùng đất Thái Nguyên sau chuyến đi thú vị. Chắc chắn những dư vị thơm ngon đọng lại sẽ khiến bạn muốn trở lại thêm nhiều lần nữa. Cứ thế, không biết từ bao giờ bạn đã dành trao cho Thái Nguyên những xúc cảm đẹp đẽ nhất.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cần phải có những gì?
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm có cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.
Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) là ngày rằm đầu tiên trong năm mới. Ngày lễ này được người Việt quan niệm rằng, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng luôn cần chuẩn bị tươm tất và thịnh soạn, để cầu mong một năm bình an, suôn sẻ và thuận hoà, sung túc. Cũng chính vì thế mà đời xưa đã có câu: "Giỗ Tết cả năm không bằng rằm tháng Giêng".
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm có cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.
Với cỗ chay cúng Phật, gia chủ cần chuẩn bị hoa quả xôi chè, rau xào chay, canh rau củ hoặc canh nấm, các món đậu. Không chỉ vậy, lễ vật cúng rằm tháng Giêng còn gồm hương, hoa, đèn nến. Một điều gia chủ nên lưu tâm, đó là màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay còn tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cúng cỗ chay vào ngày rằm tháng Giêng cũng là cách tìm về sự bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn con người.
Với mâm cỗ mặn cúng gia tiên, gia chủ cần chuẩn bị hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, một số món ăn mặn đặc trưng. Mâm cỗ này sẽ gồm 4 bát và 6 đĩa. Các món ăn truyền thống trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng gồm:
1 bát canh măng ninh xương heo
1 bát canh bóng
1 bát miến
1 bát canh mọc
1 đĩa thịt gà luộc
1 đĩa giò hoặc nem
1 đĩa nem thính hoặc giò xào
1 đĩa hành muối
1 đĩa bánh chưng
1 bát nước chấm
Mỗi món ăn trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng đều tượng trưng cho ước mong của người Việt ta thời xưa. Bánh chưng thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở; dưa hành thuộc về Dương, thịt lợn đã chế biến thuộc về Âm, đảm bảo sự hài hòa và cân bằng về Âm và Dương. Các mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, bày vẽ mà tuỳ vào tình hình kinh tế của mỗi gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, quan trọng thành tâm là được.
Cách rán bánh chưng Tết giòn tan, không ngấm dầu mỡ Để bánh chưng rán ngoài giòn, trong mềm thơm, chị em hãy tham khảo cách làm dưới đây nhé. Làm bánh chưng rán bằng nồi chiên không dầu Thay vì lách cách rán bánh chưng bằng chảo hay làm rán bằng chưng bằng nước lọc, chị em có thể sử dụng nồi chiên không dầu để việc nấu nướng trở nên đơn giản...