Bánh chưng – biểu tượng không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền
Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc.
Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó. Bánh chưng đã trở thành nét đẹp của con người Việt, gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh.
Tết là dịp để mọi người được trở về bên gia đình, là khoảng thời gian mỗi đứa con xa quê đều đau đáu ngóng trông, là sự mong đợi, háo hức của của cả người lớn, trẻ nhỏ. Dù cuộc sống có bao nhiêu thay đổi; dù mỗi thế hệ có trưởng thành, hội nhập và hiện đại đến đâu; dù bao năm tháng cứ thế trôi qua… thì truyền thống ngày Tết vẫn luôn nguyên vẹn trong mỗi trái tim, tinh thần và nếp sống của mỗi người dân Việt.
Trong ngày tết cổ truyền hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và đặc biệt với tất cả chúng ta. Một cái tết sẽ không là trọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, chiếc bánh trưng mang rất nhiều ý nghĩa và giá trị tinh thần trong ngày tết.
Bánh Chưng Tết theo ông cha ta kể lại xuất hiện vào thời vua Hùng. Chuyện rằng trong dịp đầu năm mới hoàng thượng muốn truyền ngôi cho các hoàng tử, liền truyền ý chỉ là: trong các người con nếu ai có món quà vừa ý trẫm (ý vua) sẽ truyền lại ngôi báu cho người đó. Các hoàng tử liền tìm đủ các món sơn hào, hải vị, các của cải châu báu quí hiếm làm quà dâng tặng vua cha. Duy chỉ có Lang Liêu là hoàng tử thứ 18 từ lâu mất mẹ không biết nên chọn món quà nào.
Ảnh minh họa
Rồi một đêm Lang Liêu nằm mơ có vị thần đến bảo “Trời đất không có gì quí bằng hạt gạo hãy lấy gạo nặn thành hình tròn và vuông tượng trưng cho đất và trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành cha mẹ”. Khi dâng lên vua, vua vô cùng vui mừng và đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu.
Ý nghĩa văn hóa của bánh chưng
Cái giỏi và cái tâm của Lang Liêu là biết sử dụng những nguyên liệu dân dã gắn bó với cuộc sống hàng ngày của dân như: lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt heo… để làm thành món ăn, mà trong đó đã gói ghém cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thiên nhiên. Chính vì vậy bánh chưng Tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu, để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.
Theo quan điểm của văn hóa thời bấy giờ: Trời tròn đất vuông. Bánh dầy tượng trưng cho Trời, cho cha, cho rồng, cho sức mạnh… thì bánh chưng tượng trưng cho đất, cho mẹ, cho Âu Cơ. Bánh chưng được gói năm ba lớp lá như lòng người mẹ bao bọc lấy người con. Biểu tượng cho anh chị em một nhà đùm bọc lấy nhau, vì cùng một mẹ sinh ra như trăm con nở ra từ một bọc trứng. Bên cạnh đó, bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Việc gói bánh chưng phiền phức hơn làm bánh dầy, cũng nói lên tính cách phiền toái, đa dạng của lối sống trên mặt đất.
Buộc bánh chưng phân làm 9 khung đồng đều cũng mang một ý nghĩa nhất định. Vì thực ra, bánh chưng còn thể hiện sự mong muốn công bằng pháp lý cho việc chia cắt ruộng đất hợp lý và tổ chức xã hội Việt Nam thuở xưa. Thông thường, phần màu mỡ hơn sẽ dùng làm công điền công thổ. Phần kém tốt tươi đem phân chia cho dân làng. Cho nên lúc ăn bánh chưng, phải lấy lạt tre cắt sao cho các phần đồng đều, vừa đẹp mắt, vừa không ai phân bì ít nhiều, để nhớ đến biểu tượng công bằng xã hội của bánh chưng.
Nguyên liệu và cách luộc bánh chưng
Video đang HOT
Nguyên liệu để gói bánh chưng có thể nói là đơn giản nhất trong số những món ăn truyền thống, bao gồm: lá dong, gạo nếp, đỗ xanh và thịt heo. Tuy nhiên, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, gói bánh và luộc bánh là cả một nghệ thuật, rất độc đáo và công phu.
Do Tết năm nào cũng kéo dài khoảng 1 tuần, khâu chuẩn bị vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài không ôi thiu hay bị mốc. Thịt ướp dùng nước mắm, vo nếp không sạch, đãi đậu không kỹ hay rửa lá còn bẩn, không lau khô lá trước khi gói đều có thể khiến thành phẩm chóng hỏng.
Khi gói bánh bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon, song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.
Khi nấu bánh chưng, người Việt dành trọn một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa sôi âm ỉ, như thế bánh mới rền, mới ngon. Tuy gọi là luộc song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy) nhằm mục đích giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu, nên mới gọi là bánh chưng.
Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.
Ý nghĩa về mặt dinh dưỡng
Bánh chưng Tết có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng. Với các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp, đỗ xanh và thịt heo bánh chưng cung cấp cho chúng ta rất nhiều vi chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể để chống chọi với cái lạnh mùa Đông ngày Tết. Cụ thể như đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc giảm các hiện tương sưng tấy làm bánh chưng có vị thanh giúp cân bằng với độ béo của thịt và đồ nếp. Bên cạnh đó gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn đồng thời có là một thực phẩm rất tốt cho gan.
Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình.
Những ngày tết về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh trưng là biểu tượng ngày tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần giữ gìn và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày sau nữa.
Nhật Lệ
Theo doisongphapluat
Hội đang giảm cân chắc sẽ "hãi hùng" khi thấy cuộn cơm khổng lồ hơn 6,000 calo của Nhật Bản này
Cuộn cơm "ác quỷ" dài nửa mét, nặng hơn một kí rưỡi này có trị số calo bằng nhu cầu năng lượng của 3 người đàn ông trưởng thành cho cả ngày!
Mặc dù Nhật Bản đã ngừng mừng Tết cổ truyền từ lâu, song trong khoảng thời gian chuyển giao từ năm cũ sang năm mới theo lịch âm này, vẫn có những ngày lễ mà người dân xứ Phù Tang không thể bỏ qua. Setsubun, hay lễ ném đậu là một trong số đó. Trong lễ này, những thành viên lớn tuổi trong gia đình sẽ cải trang hoặc đeo mặc nạ Oni (ác quỷ), để trẻ con trong nhà cầm đậu ném mình. Đây là truyền thống xua đuổi tà ma quỷ dữ của người Nhật.
Tuy nhiên ném đậu cũng không phải hoạt động duy nhất của Setsubun. Nhiều người có tâm hồn ăn uống cũng rất mong chờ ngày lễ này bởi lẽ Setsubun còn được biết đến như "lễ ăn cơm cuộn lớn nhất trong năm". Đặc biệt là những cuộn cơm (maki) được phục vụ nhân lễ này cũng không giống cuộn cơm bình thường ta hay ăn trong nhà hàng. Vào lễ Setsubun, người Nhật tụ tập với gia đình, cùng nhau ngồi nhìn theo hướng được xem là may mắn nhất năm và ăn ehomaki trong im lặng.
Những cuộn cơm "xa xỉ" đặc sắc là điều đáng mong chờ đối với hội mê ăn.
Những cuộn cơm của lễ Setsubun được gọi với tên riêng là ehomaki. Những cuộn cơm này dày và to hơn rất nhiều maki bình thường, được nhồi nhét đủ loại nguyên liệu sao cho "giàu có" nhất có thể. Hầu hết ehomaki đều có nguyên liệu đắt đỏ như những lát cá tươi sống và các loại hải sản quý. Đây đúng là điều đáng mong đợi đối với những con người có tinh thần ăn uống.
Tuy nhiên, vào lễ Setsubun năm nay của Nhật, đã có một cuộn ehomaki đặc biệt lôi kéo sự chú ý của người khác. Được biết, chuỗi nhà hàng Amataro Nhật Bản đã "chơi lớn" bằng cách cho ra đời một cuộn cơm ehomaki có tên là "Akuma no Ehomaki" (Cuộn cơm của ác quỷ).
Akuma no Ehomaki - Cuộn cơm của ác quỷ dài đến 50cm.
Đương nhiên, ngoài cái sự thật rằng nó vừa to vừa bự với đủ loại nhân khiến người ta phải "hãi hùng" thì cuộn ehomaki này không có liên quan gì đến hai chữ ác-quỷ cả. Trong mắt nhiều "thực thần" thì nó còn khá hấp dẫn là khác. Cuộn cơm dài nửa mét này bao gồm danh sách nguyên liệu cũng dài như chính bản thân nó vậy:
Thịt sườn bò
Mayonaise
Trứng
Pizza
Cơm tỏi (cuộn với rong biển)
Katsudon (thịt lợn cốt lết chiên giòn)
Xúc xích
Tuy nhiên có một sự thật là trong cả list trên, chỉ có hai món thịt heo và cơm tỏi là thực sự được cuộn lại. Những món như pizza, xúc xích, trứng... đều là topping của cuộn cơm. Đúng vậy, cuộn Ehomaki của chuỗi nhà hàng Amataro dành cho lễ Setsubun năm nay được "phủ" một lớp pizza đầy ứ. Đây có lẽ là cuộn cơm đầu tiên được phủ topping "bá đạo" như vậy.
Cận cảnh cả chiếc pizza với lớp phô mai dày cộm được "tương" lên cuộn cơm.
Được biết, cuộn cơm "ác quỷ" này nặng 1 ký rưỡi và dài tầm nửa mét. Và nếu thế chưa đủ "doạ" bạn thì cuộn cơm này được cho hay là có đến hơn... 6,000 calo - bằng số năng lượng cần có cho một người đàn ông trưởng thành trong 3 ngày! May mà lễ Setsubun là dịp mà bạn phải ăn cùng mọi người, chứ không phải ăn một mình.
Hiện tại, cuộn cơm khổng lồ này được bán tại các chuỗi nhà hàng của Amataro trên khắp các thành phố lớn của Nhật Bản với giá khoảng 800k. Nhiều người cho rằng sau chiếc Ehomaki được... phủ vàng vào năm 2017 thì hẳn chiếc Ehomaki các quỷ này sẽ đoạt danh hiệu cuộn cơm đáng nhớ Nhất lễ Setsubun năm nay.
Cuộn cơm dát vàng khiến người ta "thổn thức" một thời.
Nguồn: Sora News
Món bánh Tết thơm ngon từ gạo của người Mông Nghệ An Cứ vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, khi những bông hoa đào đã bung cánh khoe sắc cũng là khoảng thời gian đồng bào Mông ở huyện vùng cao Nghệ An, cùng giúp nhau làm bánh "Mông" truyền thống để cúng ông bà tổ tiên. Dù đã ăn cùng một Tết Nguyên đán như mọi dân tộc khác trên đất nước Việt...