Bánh canh Trảng Bàng và nỗi nhớ về Tây Ninh
Chẳng đơn thuần là đặc sản nổi bật địa phương, bánh canh Trảng Bàng còn mang trong mình nỗi nhớ, niềm thương về mảnh đất Tây Ninh nắng gió. Mỗi lần đến vùng đất thanh bình ấy, bạn đừng bỏ qua món ăn hấp dẫn này nhé!
Trảng Bàng (Tây Ninh) là địa danh đi vào lòng du khách với đặc sản địa phương và làng nghề thủ công truyền thống như bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng Tây Ninh. Trong đó, tô bánh canh Trảng Bàng được coi như nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Tây Ninh khó lòng mà trộn lẫn. Đến nay, người ta vẫn truyền tai nhau câu chuyện của một người phụ nữ gánh bánh canh đi bán khắp thị trấn Trảng Bàng để nuôi gia đình. Sau đó, bà truyền bí quyết cho con cháu và theo thời gian, bánh canh Trảng Bàng trở nên nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Thoạt nhìn qua, thành phần món ăn khá đơn giản chỉ bao gồm thịt nạc và móng giò. Tuy nhiên sự tinh tế, hấp dẫn ẩn chứa bên trong các nguyên liệu mà khi nếm thử, người ăn mới có thể cảm nhận được hết sự tinh túy của bánh canh.
Bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh không chỉ là món ăn thông thường mà còn có giá trị và mang đậm sắc thái văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Để có những sợi bánh canh trắng ngần, người ta thường chọn gạo nàng thơm. Sau khi ngâm thật kỹ qua đêm để đạt đủ độ mềm cần thiết, gạo được đem xay nhuyễn thành bột, đem hấp chín trước khi ép thành bánh canh trắng muốt. Làng nghề làm sợi bánh canh Trảng Bàng có lò làm bánh hoạt động rất nhịp nhàng, ăn khớp với các tiệm ăn. Bột bánh canh được giao tới tiệm ăn rất đúng giờ, đúng buổi để tránh bị chua, mất đi hương vị độc đáo. Mỗi lò, mỗi tiệm thu hút du khách bằng bí quyết riêng trong từng con bánh, từng loại gia vị và cách pha chế gia truyền, từ đó mà sợi bánh ngày càng ngon và hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Từ những nguyên liệu rất phổ biến trong bữa cơm người Việt như gạo, thịt heo, xương, gia vị… qua quá trình chế biến công phu và khéo léo của người Trảng Bàng đã cho ra đời những tô bánh canh đậm đà hương vị. Những miếng thịt luộc để dùng với tô bánh canh thường là thịt đùi heo luộc chín mềm nhưng không bị rã rục. Nước dùng thường được nấu từ xương, ninh thật lâu mới có vị ngọt, nêm nếm đậm đà. Một tô bánh canh ngon đúng điệu phải đảm bảo hai yếu tố hình thức và hương vị: vị nước dùng đặc trưng nhờ nước hầm xương hòa quyện với gia vị và sợi bánh canh. Trong làn khói bốc lên nghi ngút, những sợi bánh trắng ngần bên dưới phần nhân thịt hoặc giò, kèm theo những lát ớt đỏ tươi và không thể thiếu bát rau thơm cùng chanh tươi mọng nước.
Vị ngọt của nước dùng, vị thơm, dai, mềm của sợi bánh, chút chua của chanh, cay của ớt cộng thêm vị mằn mặn của nước mắm sẽ khiến cho thực khách xuýt xoa, ăn một lần và nhớ mãi. Nếu có dịp ghé tới Tây Ninh, hãy thưởng thức tô bánh canh đúng điệu ở mảnh đất Trảng Bàng đầy nắng và nhận lại nụ cười nồng hậu của người địa phương nhé!
Về Tây Ninh "săn" loạt món ngon đặc sản khó lòng bỏ qua
Ẩm thực Tây Ninh không quá nhiều như những vùng miền khác nhưng hương vị các món ngon lại đặc trưng khó có thể tìm được ở bất cứ đâu.
Video đang HOT
Những ai chưa từng đến hoặc chưa từng thưởng thức đặc sản Tây Ninh thì nhớ bỏ túi cho mình list các món ăn ngon dưới đây, và nhất định phải thử để không tiếc nuối nhé!
Bánh canh Trảng Bàng
Bánh canh Trảng Bàng được mệnh danh là đệ nhất mỹ thực tại Tây Ninh. Để có món bánh canh Trảng Bàng chuẩn vị phải trải qua công đoạn làm bánh canh rất công phu. Đầu tiên bánh canh phải được làm bằng một loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm (Chợ Đào), gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đạt đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột. Công đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt.
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn bày trí. Tô bánh canh bốc khói nghi ngút với vị cay nồng của ớt và tiêu, vị chua của vài lát chanh ăn kèm với rau thơm, giá sống, một khi đã được thưởng thức qua, ắt hẳn khó ai có thể quên được vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm của bánh cộng với vị chua của nước mắm.
Bánh tráng phơi sương cuộn thịt heo
Bánh tráng phơi sương cuộn thịt heo luộc kèm với rau rừng là một trong những đặc sản nổi tiếng của Tây Ninh. Bánh tròn như các loại bánh tráng khác, vị mặn, dẻo, màu trắng đục, có thể sử dụng trực tiếp không cần nướng giòn.
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Để bánh tráng được ngon, tròn vị, khâu chọn nguyên liệu là quan trọng nhất. Gạo làm bánh phải thơm, mới, không pha trộn, thêm một chút muối tạo vị mặn vừa phải. Sau khi bánh tráng xong sẽ phơi ngoài nắng cho khô rồi tới công đoạn nướng sao cho bánh đạt chuẩn nhất. Bánh được phơi sương trong đêm hoặc tờ mờ sáng để thấm hút tinh túy, nước sương của đất trời.
Người ta thường ăn kèm bánh tráng với thịt heo luộc và cuộn chung với rau tươi như lá hẹ, diếp cá, lá cóc, tía tô, húng quế, lá săng dẻ, trâm ổi... Sự hòa quyện của miếng thịt luộc "tươi" và "ngọt" hơi béo cùng với cảm giác "thanh mát", hơi chua, chát của các loại rau cuộn lại trong miếng bánh tráng phơi sương dẻo, dai, thơm lừng mùi gạo, chấm chút nước chấm cay cay, mặn mà, cắn một miếng, tất cả như "hòa tan" nơi đầu lưỡi, để lại vô vàn "cảm xúc" trong khoang miệng.
Nem bưởi
Nếu như Đồng Tháp có nem chua Lai Vung thì ở Tây Ninh có nem bưởi cũng nổi tiếng không kém. Đúng như tên gọi, nguyên liệu để làm ra món ăn này chính là từ những múi bưởi tươi ngon, vỏ bưởi bào sợi trộn với đu đủ.
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Nem vỏ bưởi trở thành món ăn chay có từ lâu đời ở vùng đất Hiệp Ninh, Tây Ninh. Để làm món ăn này người ta chọn những quả bưởi căng mọng, da nhẵn. Sau đó bào sợi vỏ bưởi trộn cùng đu đủ, lá vông nem, vài lát ớt cay cùng đọt chùm ruột tạo độ chua vừa phải cho món ăn, sau đó cho vào máy ép khô rồi hấp cách thủy. Để nem có màu bắt mắt, người làm còn phết thêm chút nước màu điều hay gạch tôm.
Miếng nem hồng tươi, có vị cay nồng của tiêu ớt, dai vừa phải, vị mặn chua ngọt hấp dẫn, tạo nên hương vị riêng của nem chay. Đặc biệt, món ăn thích hợp cho cả người ăn chay và ăn mặn.
Bánh tráng me
Từ bánh tráng phơi sương, ngoài cuốn thịt thì người dân sáng tạo nhiều món khác nhau như bánh tráng nướng, bánh tráng trộn... nhưng bánh tráng me vẫn "đánh gục" tất cả. Bánh tráng me chinh phục được trái tim của tất cả mọi lứa tuổi bởi vị chua chua, ngọt ngọt và rất thơm khiến người ăn không thể ngừng lại.
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Vị chua thanh thanh của nước cốt me, bùi bùi của hành phi, thơm của lạc rang có trong nước mắm me được rải đều lên mặt bánh tráng, rồi cuộn lại. Lúc này, bạn chỉ cần đưa chúng lên miệng và thưởng thức, cảm nhận những hương vị ngon mới lạ từ món đặc sản này, chắn hẳn sẽ mê quên lối về.
Muối tôm
Nhắc đến vùng đất Tây Ninh không thể không nhắc đến món muối tôm trứ danh. Cho dù nhiều vùng khác có làm ngon như thế nào thì vẫn không qua mặt được muối tôm Tây Ninh. Chẳng quá cầu kỳ, muối ớt lâu nay đã trở thành thứ gì đó đặc trưng cho người dân Tây Ninh tựa như một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
Nhập muối và tôm từ các tỉnh lân cận, theo công thức chế biến riêng, người Tây Ninh cho ra đời món muối có màu đậm của tôm, thơm vị ớt, đặc biệt kích thích vị giác. Muối tôm mang vị hương đậm đà, vị mặn - ngọt - cay hòa quyện vào nhau rất dễ ăn. Người ta thường dùng chúng để chấm hơn là nấu nướng vì thích hợp với nhiều món khác mà không cần pha chế gì thêm. Muối tôm thường chấm trái cây chua như cóc, mận, ổi... hoặc ăn kèm với bánh tráng. Muối tôm được đóng thành từng lọ nhỏ tiện dụng, và là món quà được nhiều du khách lựa chọn dành tặng người thân khi có dịp ghé thăm.
'Truyền thuyết' bánh canh Trảng Bàng Đò vừa qua con sông Vàm Cỏ Đông lặng lờ là đến, tôi về xóm đạo Tha La, nơi cậu tôi gắn bó hầu như cả cuộc đời mình chốn bình lặng này. ảnh: TẠ TƯ VŨ Gặp lại nhau bao vui mừng, cậu quyết tự tay nấu món ăn nức tiếng xứ sở của mình, cũng là món tôi vô cùng yêu:...