Bánh canh chả mực
Vị ngọt thanh của nước dùng cùng những miếng chả mực thơm ngon tạo nên một nét riêng độc đáo khiến bạn nhớ mãi không quên!
Nguyên liệu – cho 4 phần ăn:
- 500gr mực tươi
- 1 cái chân giò heo cỡ vừa
- Hành lá, ngò rí, ớt
- Màu điều
- 150g bột gạo
- 50g bột năng.
Thực hiện:
Bước 1: Làm sợi bánh canh:
Video đang HOT
Trộn 150gr bột gạo với 50gr bột năng, thêm 2 muỗng canh dầu ăn và chút muối, thêm nước sôi vào quậy đều. Để bột nghỉ khoảng 30 phút cho bột hút no nước.
Nhào bột thành một khối mịn, dẻo, sau đó cho vào khuôn ép bánh canh hoặc cán mỏng và dùng dao cắt thành từng sợi.
Nấu sôi một nồi nước, cho sợi bánh canh vào luộc đến khi thấy sợi bánh canh nổi lên trên là bánh canh đã chín…
… bạn vớt bánh canh ra thau nước có vài viên đá lạnh chừng 5 phút rồi vớt ra rổ để ráo.
Bước 2: Nấu nước dùng:
- Giò heo cạo rửa sạch, luộc sơ cho bớt mỡ.
- Nấu nồi nước sôi, cho giò heo trở lại hầm lửa liu riu, nêm nếm vừa khẩu vị ăn, thêm dầu màu điều nếu bạn muốn nước dùng có màu vàng đẹp mắt.
Bước 3: Làm chả mực:
Mực làm sạch, cắt râu mực để riêng. Phần thân mực nêm tí bột nêm, muối, đường rồi bằm nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhuyễn, thêm ít hành lá thái nhỏ vào trộn đều.
Làm nóng chảo hoặc nồi chiên với nhiều dầu ăn, dùng muỗng múc từng miếng mực xay thả vào chiên vàng.
Khi mực chiên vàng đều hai mặt thì bạn vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.
Bước 4:
Chỗ dầu còn thừa sau khi chiên chả mực bạn gạn bớt rồi cho hạt màu điều vào phi lấy màu đỏ rồi vớt hạt màu điều ra, cho râu mực vào xào chín.
Bước 5:
- Hành lá, ngò cắt nhuyễn.
- Hành tây bào mỏng.
Cho sợi bánh canh vào tô, xếp chả mực, râu mực, giò heo lên trên, rắc hành ngò xắt nhuyễn, hành tây bào mỏng, chan nước dùng lên. Món này ăn nóng với nước mắm chanh rất ngon.
Ẩm thực nước ta vốn rất phong phú. Từ Bắc chí Nam có đến hơn chục loại bánh canh khác nhau: bánh canh Nam Phổ, bánh canh chả cá Nha Trang, bánh canh cá lóc miền Tây… Loại nào cũng có những hương vị rất riêng hấp dẫn thực khách. Món bánh canh chả mực cũng không là ngoại lệ. Vị ngọt thanh của nước dùng cùng những miếng chả mực thơm ngon tạo nên một nét riêng độc đáo khiến bạn nhớ mãi không quên!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Quẳng gánh lo âu, mâm tiệc trưa cùng bạn bè có bò, có gà
Một trưa cuối tuần nghỉ ngơi đã gần đến, bạn không cần quá bận tâm mình sẽ ăn gì, hãy để các nhà hàng ẩm thực Việt gợi ý mâm tiệc gồm gà hấp cách thủy, bò nấu tiêu xanh và gỏi củ hủ dừa tôm thịt.
Vẫn là chủ đề ẩm thực Việt khi đầu bếp chọn thực phẩm thường thấy là thịt heo, thịt gà, thịt bò để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Mỗi món ăn mang hương vị đặc sắc, không lẫn nhau mà chỉ cùng hòa quyện để mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên cho thực khách. Nếu như gỏi củ hủ dừa tôm thịt là vị ngọt thanh, gà ta hấp cách thủy thêm chút mằn mọi của mắm nhỉ thì bò nấu tiêu xanh lại là sự bùng nổ vị giác cay đến bất ngờ.
Gỏi củ hủ dừa tôm thịt: Không thể thiếu trong bất kỳ bàn tiệc nào, dù là đám thôn quê hay nhà hàng sang trọng, củ hủ dừa tôm thịt thu hút thực khách bởi vị ngọt thanh của củ hủ dừa. Là phần thân non trắng trên cùng của cây dừa, loại thực phẩm này được ứng dụng để xào món ăn và nấu canh như rau hoặc phổ biến nhất là trộn gỏi. Ngoài thịt tôm mọng nước, thịt heo ba chỉ giòn tan thì còn có hành phi, rau răm, đậu phộng và ít bánh phồng ăn kèm. Ai dùng mặn xin thêm chén nước mắm chua ngọt.
Gà ta hấp cách thủy: Phương pháp hấp cách thủy tuy cầu kỳ hơn cách luộc thịt thông thường nhưng thành phẩm thu về rất xứng đáng. Gà hấp cách thủy ngon chỉ có thể là gà ta, cho thịt săn chắc, khi hơi nước thấm vào từng thớ thịt gà thì phần da săn lại, thịt gà thì mềm. Món ăn phù hợp cho người lớn và trẻ nhỏ.
Bò nấu tiêu xanh: Có cách nấu tương tự món bò kho, bò nấu tiêu xanh thực chất là dùng phương pháp hầm để làm cho thịt mềm nhừ, còn nước dùng sánh đặc. Những nguyên liệu không thể thiếu cho món ăn này là bắp bò, nạm bò hoặc vè bò; tiêu xanh; nước dừa, bột mì cùng cà rốt, khoai tây và chút dấm điều vị chua nhẹ. Món ăn kèm gợi ý: bánh mì.
Ngoài ba món ăn chính kể trên, các nhà hàng còn phục vụ phần ăn kèm thêm như gỏi hành tây để thực khách "khởi động" lại vị giác, thử qua một món mới mà không bị lẫn mùi. Thêm một chút xôi gấc ăn kèm gà cho no bụng là bữa tiệc cuối tuần đã dần lộ diện, đợi mọi người chinh phục, cảm nhận.
Qua khảo sát, gỏi củ hủ dừa tôm thịt có giá bán 150.000 đồng/phần; gà ta hấp cách thủy giá 350.000 đồng/con; bò nấu tiêu xanh giá 200.000 đồng/phần. Mâm tiệc phù hợp cho nhóm khách từ 4-6 người. Do món ăn cần một số công đoạn chế biến, làm nóng nên thực khách sau gọi món phải mất khoảng 30 phút để nhà hàng chuẩn bị.
Đường thốt nốt: Không chỉ ngọt thanh ngon miệng mà còn có nhiều khoáng chất bổ dưỡng Đường thốt nốt là loại đường đặc sản nổi tiếng của An Giang, được nấu từ mật hoa và quả của cây thốt nốt. Với vị ngọt thanh, không gắt, loại đường này mang đến cho món ăn hương vị đặc trưng, thơm ngon. Tên gọi "thốt nốt" có nguồn gốc từ tiếng Khmer là "th'not". Dân địa phương đôi khi đọc trại...