Bánh canh bột gạo xắt dẻo dai, cua đồng, tôm tươi rói: Đừng bỏ lỡ khi về miền Tây
Nói về độ đa dạng của ẩm thực miền Tây thì có lẽ kể mãi không hết. Vẫn là bánh canh nhưng nếu không nói rõ sẽ nhầm ngay.
Vì có cả bánh canh mặn và bánh canh ngọt. Tiếp đó, bánh canh mặn lại chia thành từng món bánh canh đặc trưng theo từng vùng.
Nói chung về bánh canh, khắp miền Nam Bộ ở đâu cũng có như bánh canh cua, bánh canh ghẹ thậm chí có cả bánh canh tôm hùm. Nhưng có lẽ không ở đâu qua nổi món bánh canh cua đồng xứ miệt vườn.
Đi men theo miền sông nước 13 tỉnh thành vùng châu thổ đến nơi đâu cũng có thể tìm được bánh canh cua đồng với từng hương vị đặc trưng theo khẩu vị địa phương đó. Nhưng điểm đặc biệt chung vẫn là bột gạo xắt, là cua đồng còn tươi rói hay tôm sông nhảy tanh tách.
Tô bánh canh đầy đủ gia vị và món ăn kèm. Ảnh minh họa: IT
Phụ nữ xứ miệt vườn luôn nổi tiếng với sự chịu thương chịu khó, tần tảo lo chuyện gia đình bếp núc, luôn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thành viên trong nhà. Bởi thế, mỗi lần làm bánh canh cũng phải tự tay lựa gạo, ngâm gạo rồi cũng tự tay nâng cối đá ra xay. Chứ các bà, các mẹ nhất định không chịu mua loại bột lọc có sẵn ngoài tiệm tạp hóa hoặc những loại bánh canh sợi đã được làm sẵn. Do bánh canh làm từ bột gạo tự xay mới thơm ngon chuẩn vị cho nên dù có cực cũng được. Miễn sao mọi người ăn thấy ngon miệng.
Thế hệ các bà các mẹ, hỏi tới ai cũng biết làm bánh, bánh gì cũng có thể làm và còn làm rất khéo rất ngon. Dù có nhiều khi làm xong để cho mọi người ăn còn mình lại ngồi nhìn. Bởi vì đam mê và tình thương ăn sâu trong tâm khảm, chỉ cần ai nói muốn ăn sẽ đều lập tức xăn tay áo vào bếp.
Bánh canh miền Tây đặc biệt ở bột gạo xắt. Bột sau khi nhồi đủ sẽ được xắt thành từng sợi dài, mỏng vừa đủ bỏ luôn vào nồi nước dùng đang sôi trên bếp và chờ ít phút là có ngay những tô bánh canh thơm ngon.
Video đang HOT
Để làm ra sợi bánh canh trắng thơm phải lựa gạo ngon, có thể ngâm trong vài giờ rồi đem xay, để lắng phần bột rồi chắt bỏ phần nước trong. Sau khi bỏ đi phần nước trong, mới lấy phần bột vào túi vải đè cối đá hoặc vật nặng chờ cho ráo bột mới đem nhồi.
Tô bánh canh đậm chất miền Tây. Ảnh minh họa: IT
Nhiều người thích mùi thơm của lá dứa mà chừa bột lại để chung với nước lá dứa đã vắt và lấy “trùng bột” bằng cách đun trên lửa vừa cho đặc lại. Cho thêm một chút bột năng giúp cho sợi bánh canh làm ra dai ngon hơn. Sau khi đun xong sẽ đem nhồi với phần bột đã để ráo cùng với một chút muối cho đậm đà. Nhồi đến khi bột đủ dẻo đủ dai sẽ đem xắt và nấu.
Trong thời gian nhồi bột cũng có thể tranh thủ nấu nước dùng chính là phần nước từ thịt cua đồng đã lọc, nêm nếm gia vị tùy theo khẩu vị, hơn nữa không nên nấu trên lửa quá lớn làm cho phần thịt cua bị rã.
Chuẩn bị thêm chai thủy tinh và đồ xắt bột, đồ xắt có thể là cây dao bản mỏng hoặc một nhánh cây đã được vót đủ bén để cắt ngọt sợi bánh. Chờ cho phần nước dùng sôi già rồi mới cho bánh vào, dùng chai thủy tinh cán bột vừa đủ mỏng rồi lấy cây hoặc dao xắt dọc theo. Sợi bánh vừa đủ dài và không quá mỏng sẽ ngon hơn. Xoay chai thủy tinh từ từ theo phần bột để bột đùng tầm rơi vào nồi nước dùng.
Trong lúc xắt bột cũng cần thỉnh thoảng lấy đũ đảo lên để bánh không bị dính hoặc bén dưới đáy. Ngoài ra, đúng vị miền Tây còn có một nguyên liệu không thể nào thiếu chính là nước cốt dừa. Dừa già vắt lấy nước cốt rảo đem bỏ chung nồi nước dùng.
Bánh canh thơm ngon hấp dẫn. Ảnh minh họa: IT
Chờ khi bánh trong lại và nổi trên mặt là có thể ăn ngay. Tô bánh canh dân dã nhưng đầy đủ các món ăn kèm như tôm, chả cá vo viên đã chín sẵn hay chả cá chiên xắt miếng vừa ăn cùng rau giá, rau đắng trụng đậm chất miền Tây. Có nhiều người không biết cứ ngỡ loại bánh làm từ bột dẻo dẻo dai dai mà lại trong như bột lọc là món ăn miền Trung. Nhưng không phải, bánh canh bột xắt là một đặc sản chính gốc miền Tây, về miền Tây nhất định phải thử.
Ngồi chờ mẹ múc tô bánh mà lòng háo hức rộn ràng. Di xa về chỉ thèm có vậy, bàn tay mẹ khéo léo hòa cùng vị quê hương. Tùy thuộc vào khẩu vị mỗi người mà bánh canh cua còn được biến tấu theo nhiều kiểu như bánh canh tôm, bánh canh thịt heo hoặc cả bánh canh vịt xiêm. Và món nào cũng “cuốn”, cũng nên thử ít nhất một lần trong đời.
7 món dân dã nên thử khi du lịch miền Tây
Chuột đồng chiên, ốc bươu tiêu xanh, cá linh kho lạt, cá lóc nướng trui... là những món du khách không nên bỏ lỡ khi ghé các tỉnh miền Tây.
Cá linh luôn nằm trong top những món hấp dẫn nhất trên bản đồ ẩm thực miền Tây Nam Bộ, được dân địa phương lẫn du khách ưa chuộng. Con cá nhỏ, thịt béo ngậy có thể chế biến nhiều món ngon như lẩu, kho, làm mắm... Trong đó đơn giản nhất là cá linh chiên xù, chấm mắm me chua, ngọt, cay ăn kèm chút rau thơm. Đây cũng là món nhắm khiến cánh đàn ông mê mẩn.
Bên cạnh đó, cá linh kho lạt - thức ăn kèm rất đưa cơm - thường là món bán chạy trong các tiệm cơm quê ở Cần Thơ, An Giang hay Đồng Tháp. Dù gọi là 'kho lạt', phần nước kho cá lại đậm đà nhờ gia vị, thơm mùi hành, tỏi cộng với bông điên điển vị chát nhẹ, giòn, hậu ngọt khiến thực khách khó chối từ. Món ăn chung đĩa bông súng, bắp chuối bào, tai tượng, kèo nèo hoặc có đọt lá vông non, đọt nhãn lồng, đọt lá cách... chấm nước kho cá là đúng điệu.
Nhắc đến ẩm thực miền Tây, không thể bỏ qua mónchuột đồng chế biến các kiểu, vừa là món nhắm, vừa là đồ ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Con chuột nhỏ, thịt chắc, ngọt vốn không cần chế biến công phu, đem đi chiên giòn tới khi dậy mùi thơm, chấm với mắm me đủ làm bao du khách say lòng. Tuy nhiên, nhiều người phải vượt qua nỗi sợ thịt chuột mới ăn được món này.
Cá lóc nướng trui là một trong những đặc sản miền Tây Nam bộ có thể chiếm cảm tình nhiều thực khách ngay lần đầu nếm thử. Con cá để nguyên, nướng đến khi lớp vảy cháy xém rồi xẻ một đường dọc xương sống, tách làm đôi. Tiếp đến, đầu bếp rưới mỡ hành lên trên, không thêm bất kỳ gia vị nào khác. Khi ăn, thực khách cuốn cá với rau sống, chút bún tươi rồi chấm mắm me chua ngọt đã miệng.
Mùa mưa miền Tây (tháng 5 - tháng 11) là thời điểm lý tưởng để nhâm nhi đĩa ốc bươu hấp hoặc nướng tiêu cay nồng, ấm bụng. Cái thú của món này là sau khi ăn thịt ốc, thực khách húp nước ốc tiết ra bên trong vỏ ốc, nhâm nhi vị ngọt thanh, kèm lá rau răm là 'hết sẩy'.
Bánh xèo chắc chắn sẽ là một trong những món dẫn đầu danh sách món ngon mùa nước nổi ở miền Tây, thích hợp ăn vào những hôm trời mưa. Bánh xèo miền Tây có kích thước lớn, phần viền mỏng. Nhân bánh đa dạng như: tôm, thịt, măng, củ hũ dừa, đậu xanh... Bánh cuốn bằng lá cải cay, hoặc các loại rau rừng, chấm nước mắm chua ngọt và đồ chua là 'số dzách'.
Còn dân ghiền văn vặt khó có thể rời mắt trước những hàng chuối nướng thơm lừng vỉa hè giá bình dân. Quả chuối xiêm ngọt, nướng bằng bếp than, rưới thêm chút mỡ hành, nước cốt dừa béo ngậy khiến các 'tín đồ' ăn vặt thích mê.
Gỏi bưởi khô cá sặc nướng - mồi bén của quý ông lai rai mỗi chiều Ở miền Tây sông nước có thiếu gì đâu cá với tôm, nhiều quá ăn tươi không hết thì đem phơi khô, lại có nhiều món lai rai thực bắt miệng, chẳng hạn như món gỏi bưởi khô cá sặc nướng. "Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh/ Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm" là câu thơ thể hiện rõ nhất đặc...