Bánh bác – loại bánh tiến vua nổi tiếng của người Hà Nội xưa
Không ai nhớ chính xác ai là người đầu tiên làm nên món bánh bác, chỉ biết nó xuất hiện từ thế kỉ thứ VI, thời vua Lý Nam Đế, và thường được dùng để dâng tiến vua chúa, triều đình.
Không ai nhớ chính xác ai là người đầu tiên làm nên món bánh bác, chỉ biết nó xuất hiện từ thế kỉ thứ VI, thời vua Lý Nam Đế, và thường được dùng để dâng tiến vua chúa, triều đình.
“Bác” trong tiếng địa phương từ xa xưa có nghĩa là “rán.” Nhưng cách “bác” bánh của người làng Giang Xá (thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội) khác rất nhiều so với cách rán bánh mà chúng ta thường thấy.
Những nguyên liệu không thể thiếu của món bánh này gồm có bột nếp, gấc, đỗ xanh, mỡ lợn thăn, đường và vừng. Công đoạn khó làm nhất chính là vỏ bánh, với hai phần bột nếp dẻo mịn, một phần giữ nguyên còn một phần trộn với gấc, người thợ sẽ phải dùng chính đôi tay của mình để “bác” từng phần bột trên chảo mỡ.
Nghệ nhân Đỗ Phú Thủ (74 tuổi) – một trong những nghệ nhân nổi tiếng nhất nhì làng Giang Xá cho hay: “Muốn làm vỏ bánh ngon, chín đều thì phải dùng tay sờ trực tiếp mới lượng được độ chín, độ dày của bánh, chứ dùng muôi thì không thể cảm nhận chính xác được.”
Vừa nói cụ Thủ vừa thoăn thoắt đưa tay ấn bột bánh đều rộng ra toàn bộ bề mặt chiếc chảo gang còn đang đỏ lửa. Cụ cho biết “bác” bánh trên bếp củi sẽ làm bánh ngon hơn và dậy mùi thơm đặc trưng riêng, điều mà các loại bếp khác không thể đáp ứng được.
Để có thể chịu được sức nóng khủng khiếp của chảo mỡ này, người thợ làm bánh phải tập luyện rất nhiều, thậm chí đôi khi còn phải chấp nhận bị bỏng, rát, phồng rộp. Bác bánh là một kỹ thuật rất khó, không phải ai cũng có thể bắt chước được, ở làng Giang Xá hiện nay cũng chỉ còn khoảng 15 nhà lưu giữ được cách làm bánh như xưa.
Sau khi nhân bánh đã được nấu chín, nặn thành một thanh dài khoảng 30cm, người thợ sẽ cuộn vào trong hai lớp vỏ bánh, rồi rắc đều vừng ở bên ngoài. Mỗi khoanh bánh bác hoàn thiện sẽ được gói và buộc chặt trong lớp lá chuối. Để khoảng hai tiếng cho bánh nguội và đủ độ cứng cáp, người thợ sẽ mở bánh ra để cắt thành từng chiếc nhỏ.
Bánh bác không chỉ đẹp ở màu sắc mà nó còn khiến người ta phải thấy nức mũi bởi mùi gấc quyến rũ không thể lẫn với bất kì món bánh nào khác. Khi ăn, ta sẽ cảm nhận được vị ngọt của nhân đỗ xanh xen lẫn với độ dẻo, mềm, dai của vỏ bánh.
Một điểm đặc biệt nữa khiến nhiều người yêu thích món bánh này chính là vì nó không hề chứa bất kỳ một phụ gia tạo màu hay chất bảo quản nào hết. Tất cả từ nguyên liệu cho đến quá trình làm bánh đều là thủ công. Màu đỏ tươi thắm đặc trưng của bánh hoàn toàn là từ gấc mà có được.
Bánh bác, loại bánh tiến vua nổi tiếng của người Hà Nội xưa.
Bánh sau khi bác và cuộn nhân đỗ xanh xong sẽ được cuộn lại ủ trong lá chuối tươi chừng 2 tiếng cho nguội mới đem ra cắt thành từng miếng.
Video đang HOT
Bánh có màu đỏ tươi của gấc, vàng của nhân đỗ xanh và điểm trắng của vừng.
Bánh được bọc một lớp giấy nilon và không dùng bất cứ chất bảo quản nào.
'List' những món ăn vặt hấp dẫn từ khoai mì nổi tiếng nhất trên đường phố Sài Gòn
Từ củ khoai mì (củ sắn), người Sài Gòn đã chế thành đủ món ngon như: hấp cùi dừa, nướng, làm bánh tằm, khoai mì cay, trộn nước cốt dừa... Trên đường phố tấp nập người qua lại, đây đều là những món dễ mua, rẻ tiền nhưng lại vô cùng ấp dẫn với hương vị khó quên.
Khoai mì hấp
Khoai mì hấp là món ăn cơ bản nhất mà nhiều người Sài Gòn ưa chuông. Không quá phức tạp, cầu kì nhưng những củ khoai mì luộc lên cùng lá dứa cho thơm, sau đó người nấu lại vớt khoai và hấp chúng cùng dừa nạo sợi bỗng biến thành món ăn vô cùng ngon, tiện lợi và dễ mua trên đường phố tấp nập.
Hấp chung với dừa nạo, khoai dẻo, thơm thoang thoảng mùi lá dứa, vị beo béo của dừa. Khi ăn, thường người ta chấm món này với muối mè để hấp dẫn và đỡ ngán hơn.
Khoai mì nước cốt dừa
Món khoai mì nấu nước cốt dừa được xem là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người dân miền Tây. Có lẽ vì cái vị bùi bùi, dẻo dai của khoai mì, cộng thêm vị béo của nước cốt dừa hòa quyện vào nhau tạo thành món ăn vặt chỉ cần nghĩ thôi cũng thấy thèm thuồng.
Nước cốt dừa khi nấu được nêm chút muối để tạo vị mằn mặn ăn đỡ ngấy hơn. Cái hay của người đầu bếp là làm sao để chúng vừa sền sệt, không quá lỏng cũng không quá đặc. Khi ăn, thực khách thích nhất là cảm giác nếm nước cốt dừa mằn mặn, ngọt ngọt bên ngoài, cắn vào bên trong là miếng khoai mì ngọt thơm dẻo dai.
Bánh tằm ngọt
Bánh tằm khoai mì là món ăn dân dã, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, đặc biệt là người dân miền Tây - nơi khai sinh ra món quà vặt hấp dẫn này. Cũng giống nhiều món ăn khác, để làm bánh tằm ngọt người ta phải mài khoai mì ra thật nhuyễn, sau đó khoai mì được tạo dáng thành từng sợi, giống như sợi bánh canh. Sau đó, những sợi "bánh tằm" này được trộn đều cùng dừa nạo và một chút muối mè cho thêm phần bắt vị. Có nơi khi nấu còn cho thêm màu lá dứa, màu lá cẩm... để trông đẹp mắt hơn.
Bánh khoai mì nướng
Nhắc đến các món ăn làm từ khoai mì ở Sài Gòn, người ta không thể không nhắc đến món khoai mì nướng. Khoai mì luộc rồi dằm nhuyễn, nén thành bánh tròn rồi trộn cùng nước cốt dừa cho thêm béo. Bánh được mang nướng trên than ấm lửa, không dùng lửa lớn được vì bánh sẽ dễ cháy mà bên trong chưa bùi ngậy, thơm.
Mấy chiếc bánh vàng nâu, nho nhỏ cỡ lòng bàn tay, nướng trên bếp thơm lừng đến khi cầm tay thì nóng hổi.
Vừa cắn vừa thổi phù phù, vị ngọt bùi của khoai, thoang thoảng mùi dừa len lỏi trong từng hương vị. Món quà vặt mà bất kì ai cũng thích mê.
Chè khoai mì
Vẫn là thành phần từ khoai mì thôi nhưng với công thức mới, bạn sẽ được thưởng thức bát chè khoai mì viên vừa đẹp mắt lại ngon miệng hơn. Nhìn sơ chén chè khoai mì có hình dáng như chè trôi nước bởi những viên chè tròn tròn, được nấu cùng nước cốt dừa và được rắc mè rang lên trên.
Khoai mì được xay nhuyễn và vo lại thành viên. Đợi nước sôi ta cho từng viên khoai mì vào luộc chín. Nước cốt dừa được nấu song song đó, rồi sau đó cho khoai đã luộc chín vào nấu trên lửa riu riu. Khoai mì thơm ngon nước cốt dừa béo ngậy, viên khoai mì dẻo dai tạo món chè ưa thích, lạ miệng vô cùng.
Bánh khoai mì cay
Đây là một trong những món ăn vặt quen thuộc của miền Tây. Khoai mì sống được bào thành sợi, cho thêm hành lá, gia vị, bột cà ri, sau đó được nắn lại thành hình tròn hoặc bất kì hình dáng nào mà bạn thích. Kế đến người ta đem bánh đi chiên vàng đều hai mặt.
Khác với những biến tấu khác của khoai mì, món bánh này kích thích vị giác ở lớp vỏ giòn rụm, vị cay cay của bột cà ri. Khi cắn vào bên trong thì khoai dẻo toả hương thơm lừng. Món ăn luôn thu hút những bạn trẻ tìm mua để làm món quà vặt nhâm nhi đỡ buồn miệng.
Chỉ với bánh mì và chuối, có ngay món bánh cuộn siêu tốc cho cả nhà Việc tận dụng một ít đồ thừa, chị em hoàn toàn có thể tạo ra một món ăn vừa đẹp mắt vừa thơm ngon vô cùng. Nguyên liệu 5 lát bánh mì, 2 quả chuối, 2 quả trứng. Cách thực hiện Cắt bỏ đường viền của bánh mì, chỉ để lại phần ruột trắng bên trong, sau đó dùng cái chày hoặc cái...