Bangladesh trả tự do cho cựu Thủ tướng Khaleda Zia
Ngày 6/8, cựu Thủ tướng Bangladesh Khaleda Zia đã được trả tự do sau nhiều năm bị quản thúc tại gia.
Động thái này diễn ra sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và rời khỏi đất nước.
Cựu Thủ tướng Khaleda Zia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tuyên bố của Văn phòng Tổng thống Mohammed Shahabuddin, Chủ tịch đảng Dân tộc Bangladesh (BNP), cựu Thủ tướng Khaleda Zia đã được trả tự do.
Người phát ngôn của BNP, ông A.K.M Wahiduzzaman xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết bà Zia, 78 tuổi, đang trong tình trạng sức khỏe yếu.
Bà Zia từng 2 lần giữ chức Thủ tướng trong giai đoạn 1991-1996 và 2001-2006. Bà đã bị kết án 17 năm tù vì tội tham nhũng vào năm 2018. Sau đó, bà bị quản thúc tại gia với điều kiện không tham gia các hoạt động chính trị, cũng như không đi nước ngoài để chữa bệnh. Bà Zia vốn có mối bất hòa lâu dài với bà Hasina.
Cũng theo tuyên bố trên, cuộc họp do ông Shahabuddin chủ trì quyết định trả tự do cho tất cả những người bị bắt trong các cuộc biểu tình của sinh viên.
Các cuộc biểu tình tại Bangladesh bắt đầu bùng phát vào tháng 7 vừa qua do các nhóm sinh viên dẫn đầu nhằm phản đối hạn ngạch việc làm của công chức. Biểu tình đã leo thang thành phong trào phản đối chính phủ, yêu cầu Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức sau 15 năm cầm quyền.
Mỹ khuyến cáo công dân không đến Bangladesh
Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nâng mức cảnh báo đi lại tới Bangladesh lên cấp độ 4, kêu gọi người dân không đến quốc gia Nam Á này, do "tình trạng bất ổn dân sự" trong bối cảnh các cuộc biểu tình đang diễn ra.
Người dân tham gia biểu tình phản đối chế độ hạn ngạch việc làm nhà nước tại Dhaka, Bangladesh, ngày 10/7/2024. Ảnh: Getty Images/ TTXVN
Thông báo nêu rõ: "Du khách không nên đến Bangladesh do bất ổn dân sự đang xảy ra tại Dhaka. Các cuộc biểu tình và đụng độ bạo lực đã được báo cáo tại thành phố Dhaka, các khu vực lân cận và trên khắp Bangladesh." Cũng theo thông báo trên, Bộ Ngoại giao cho phép các nhân viên chính phủ Mỹ không thuộc diện khẩn cấp cùng gia đình có thể rời Bangladesh. Một ngày trước đó, bộ này đưa ra khuyến cáo người dân cân nhắc việc đi đến quốc gia Nam Á này.
Trong nhiều tuần qua, Bangladesh bị cuốn vào các cuộc biểu tình phản đối chế độ hạn ngạch việc làm nhà nước. Các cuộc biểu tình ngày càng dữ dội sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chối đáp ứng yêu cầu của người biểu tình. Tuần này, biểu tình đã leo thang thành bạo lực khi hàng nghìn người biểu tình đụng độ với các nhóm sinh viên ủng hộ chính phủ. Cảnh sát phải sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông. Thống kê cho thấy ít nhất 105 người đã thiệt mạng trong tuần này.
Các cuộc biểu tình được xem là thách thức lớn đầu tiên đối với chính phủ của Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina kể từ khi bà đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 1 vừa qua.
Thủ tướng Sheikh Hasina và cuộc bầu cử tiếp theo Sau 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đây là thời điểm Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina cảm thấy lo lắng nhất cho sự nghiệp chính trị của mình. 1. Thủ tướng Sheikh Hasina, năm nay đã 76 tuổi. Bà nắm quyền điều hành Chính phủ Bangladesh từ năm 2009 sau nhiệm kỳ trước đó từ năm 1996 đến năm 2001. Bà là nữ lãnh...