Bangladesh quyết định mua tàu chiến của Trung Quốc
Thu tương Bangladesh Sheikh Hasina cho biết chinh phu đã quyết định mua 2 tàu hộ tống nhỏ và 2 tàu ngầm của Trung Quôc, trang Dhaka Tribune (Bangladesh) đưa tin.
Thu tương Bangladesh Sheikh Hasina – Ảnh: Reuters
Hiện 2 tàu hộ tống Type 056 mà Bangladesh đặt mua đang được đóng tại Trung Quôc và nhiều khả năng cả 2 sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2015, bà Hasina cho biết.
Hồi năm 2013, Hải quân Bangladesh đã thông báo sẽ mua 2 tàu ngầm lớp Ming của Trung Quôc. Nữ Thu tương Bangladesh cho biết 2 tàu ngầm này sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2016.
Bà cũng nói thêm rằng lực lượng hải quân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên quốc gia, chẳng hạn như dầu mỏ và khí đốt ở Vịnh Bangal.
Video đang HOT
Giới quan sát nhận định thương vụ mua chiến hạm Trung Quôc của Bangladesh sẽ khiến Ân Đô lo lắng về việc Bắc Kinh hướng sức mạnh hải quân sang Ân Đô Dương. Trang tin Want China Times (Đài Loan) cho biết từng có thông tin cho rằng Bangladesh đã phải từ bỏ ý định mua tàu ngầm Trung Quôc vì New Delhi gây áp lực.
Tuy nhiên, tuyên bố của bà Hasina cho thấy Bangladesh vẫn kiên định với kế hoạch mua tàu chiến của Trung Quôc.
Tờ Times of India dẫn lời một quan chức hải quân cấp cao giấu tên của Ân Đô thắc mắc: “Vì sao Bangladesh phải cần đến tàu ngầm? Quyết định này của chinh phu Bangladesh và các xung đột đang diễn ra tại đó khiến chúng tôi quan ngại”.
“Chúng tôi cũng nghi ngờ tàu ngầm Trung Quôc sẽ lẻn vào hải phận Ân Đô ở Vịnh Bengal, mặc dù hiện vẫn chưa có tàu ngầm nào bị phát hiện tại đó”, vị này cho hay.
Nhiều chuyên gia cho biết Pakistan hiện đã là đồng minh thân cận của Trung Quôc và đang có thông tin cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo Sri Lanka thành đối tác để đặt các căn cứ hải quân khi tàu ngầm của hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quôc (PLA) đã ghé thăm Colombo, thủ đô Sri Lanka, ít nhất 2 lần trong năm nay, theo Want China Times.
Bangladesh, với 1/3 trong tổng dân số 153 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, đã nỗ lực mở rộng năng lực quốc phòng trong những năm gần đây. Nước này đã xây dựng một căn cứ không quân mới gần nước láng giềng Myanmar và bổ sung các tàu chiến.
Một tòa án quốc tế đã chấm dứt một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bangladesh và Myanmar hồi tháng 3.2012, nhưng cuộc tranh cãi đã đẩy hai nước đến bờ xung đột quân sự vào năm 2008, khi Myanmar điều các tàu hải quân đến hỗ trợ việc khoan thăm dò khí đốt. Bangladesh còn có một cuộc tranh cãi với nước láng giềng Ấn Độ về biên giới biển tại vịnh Bengal vốn nhiều tài nguyên.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Chìm tàu cá ở Bangladesh, 1 người chết, 26 người mất tích
1 người chết và 26 người khác đang mất tích sau khi một tàu cá bị một tàu khác đâm chìm ở vịnh Bengal sáng 28.11, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin lực lượng bảo vệ bờ biển Bangladesh.
Vịnh Bengal từng là nơi các nước tìm kiếm manh mối vụ chuyến bay mang số hiệu MH370 mất tích - Ảnh: Reuters
Lực lượng bảo vệ bờ biển ở phía đông nam thành phố cảng Chittagong (Bangladesh) cho biết tàu cá Bhandan đã bị chìm xuống biển sau khi bị một tàu khác đâm phải lúc 3 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 28.11. Ngay sau khi sự việc xảy ra, tàu Shamudrajoy đã bắt đầu tiến hành hoạt động cứu hộ, theo Tân Hoa Xã.
Lực lượng bảo vệ bờ biển cho biết trong số 3 người được cứu, có một người đã chết. Ngoài ra, có 26 người khác đang mất tích, theo Tân Hoa Xã.
Tàu Shamudrajoy đang tiếp tục tìm kiếm những người bị mất tích. Một đội bảo vệ bờ biển ở Chittagong gồm 6 người được điều động để tham gia các hoạt động cứu hộ.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
3 nước châu Á có nguy cơ khủng bố cao Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka là 3 nước châu Á có nguy khủng bố cao theo báo cáo của Cơ sở dữ liệu chống khủng bố toàn cầu (GTI). Việt Nam hầu như không có nguy cơ khủng bố trong những năm gần đây. Chủ nghĩa khủng bố đang gia tăng trên phạm vi toàn thế giới - Ảnh: Reuters Bangladesh, Myanmar và...