Bangladesh lo sợ sóng thần Covid-19 Ấn Độ tràn qua
Bangladesh phát hiện ca nhiễm biến chủng nCoV Ấn Độ đầu tiên, làm dấy lên lo ngại về thảm kịch tràn sang từ nước láng giềng.
Giới chức y tế Bangladesh hôm nay lần đầu tiên thông báo phát hiện ca nhiễm nCoV mang biến chủng Ấn Độ. Suốt nhiều tuần qua, nước này chủ yếu ghi nhận biến chủng Nam Phi ở bệnh nhân Covid-19. Biến chủng Ấn Độ được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn và khó khống chế bằng vaccine thế hệ đầu.
Biến chủng Ấn Độ xuất hiện giữa giai đoạn số ca nhiễm mới ở Bangladesh có xu hướng giảm trong hai tuần qua so với tháng 3 và đầu tháng 4. Xu hướng giảm này được cho là cơ hội để Bangladesh tăng tốc chủng ngừa Covid-19 và kiểm soát dịch, theo giới chuyên gia.
Video đang HOT
Công nhân nhà máy dệt may tại Dahka, Bangladesh, trở lại làm việc sau đợt phong tỏa đầu tiên vào tháng 5/2020. Ảnh: Reuters.
“Đây là thời điểm để tiêm ngừa, giữ lây nhiễm ở mức thấp và ngăn biến chủng mới xuất hiện”, Senjuti Saha, nhà khoa học đang làm việc cho Quỹ Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em ở Bangladesh, cho biết.
Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) từ đầu năm cam kết cung cấp cho Bangladesh 5 triệu liều vaccine/tháng với tổng đơn hàng 30 triệu liều vaccine trước tháng 6. Tuy nhiên, Ấn Độ phải ban lệnh cấm xuất khẩu vaccine trong tháng qua để đối phó khủng hoảng trong nước. Đến nay, SII mới gửi cho Bangladesh 7 triệu liều vaccine và đã hoãn giao hàng từ tháng 2.
Bác sĩ Mustafizur Rahman, nhà khoa học đang làm việc tại Dhaka, cảnh báo biến chủng Ấn Độ là mối đe dọa rất lớn với Bangladesh nếu nước này thiếu hụt vaccine. Dù hai nước đã đóng cửa biên giới, hàng hóa vẫn thông thương. Lượng xét nghiệm không đủ dẫn đến nguy cơ hệ thống giám sát dịch bệnh quốc gia còn điểm mù. “Chúng ta không thể loại bỏ kịch bản biến chủng Ấn Độ gây nên làn sóng lây nhiễm mới ở Bangladesh”, ông đánh giá.
Lo sợ thiếu hụt vaccine, chính phủ Bangladesh từ cuối tháng 4 đã ngưng nhận đăng ký mới tiêm ngừa Covid-19. Quốc gia với 160 triệu dân đang chật vật tìm nguồn cung bổ sung lẫn công nghệ vaccine từ Nga và Trung Quốc. Họ cũng yêu cầu hỗ trợ từ Liên Hợp Quốc trước nguy cơ bùng phát lây nhiễm.
Từ tháng 3/2020, khi ca nhiễm nCoV đầu tiên được ghi nhận tại Bangladesh, nước này đã có hơn 770.000 ca dương tính và hơn 11.800 ca tử vong. Lệnh phong tỏa toàn quốc được tiếp tục đến ngày 16/5 và không loại trừ khả năng gia hạn. Dịch bệnh có khả năng diễn biến phức tạp vì các hoạt động kinh doanh, chợ và giao thông địa phương trên thực tế vẫn tấp nập.
Các nước láng giềng đóng cửa biên giới với Ấn Độ
Ngày 6/5, Sri Lanka trở thành nước láng giềng tiếp theo của Ấn Độ đóng cửa biên giới với quốc gia Nam Á này sau khi phải nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng đột biến các ca mắc mới COVID-19.
Máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa ở Mattala, Sri Lanka, ngày 28/12/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Chính phủ Sri Lanka đã cấm nhập cảnh đối với hành khách đến từ Ấn Độ bằng đường không. Cơ quan hàng không dân dụng Sri Lanka (CAASL) cho biết quyết định này được đưa ra nhằm ngăn chặn biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Ấn Độ xâm nhập vào Sri Lanka.
Sri Lanka đã chứng kiến số ca bệnh tăng đột biến. Trong 24 giờ qua, Sri Lanka ghi nhận số ca tử vong trong một ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay với 14 ca và 1.939 ca nhiễm mới. Hiện Sri Lanka ghi nhận tổng cộng 734 ca tử vong trong tổng số 117.529 ca nhiễm.
Giới chức y tế cho biết một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã lây lan nhanh chóng trên khắp Sri Lanka khiến các bệnh viện và các khu chăm sóc đặc biệt chật cứng bệnh nhân. Quân đội sẽ hỗ trợ thiết lập thêm các trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 tại những khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời cung cấp thêm 10.000 giường bệnh. Theo các bác sĩ, nhiều người trẻ tuổi tại Sri Lanka đã phải nhập viện vì nhiễm biến thể mới, đồng thời cần thở oxy và được điều trị trong khu chăm sóc đặc biệt.
Hai quốc gia láng giềng khác của Ấn Độ là Bangladesh và Nepal cũng đã cấm các chuyến bay với Ấn Độ và đóng cửa biên giới với quốc gia Nam Á này, nơi mà dịch bệnh đang diễn biến rất nghiêm trọng khi có hơn 21 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 230.000 ca tử vong. Bangladesh đã tạm dừng tất cả các chuyến bay quốc tế từ ngày 14/4 và đóng cửa biên giới Ấn Độ từ ngày 26/4. Bangladesh đã ghi nhận tổng cộng 767.338 ca nhiễm, trong đó 11.755 ca tử vong, nhưng giới chuyên gia cho rằng con số trên thực tế còn cao hơn ở tất cả các nước khu vực Nam Á.
Nepal cũng đã tạm ngừng tất cả các chuyến bay quốc tế cách đây 1 tuần cho đến ngày 14/5 tới. Chỉ có 2 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần đến Ấn Độ để đưa những công dân bị mắc kẹt về nước. Hầu hết các cửa khẩu giữa Nepal và Ấn Độ cũng đã đóng cửa và chỉ có công dân Nepal mới được đi qua những cửa khẩu còn mở. Theo Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), nhiều bệnh viện tại Nepal cũng đã chật cứng bệnh nhân sau khi số ca nhiễm mới đã tăng gấp 57 lần so với cùng thời điểm này của tháng trước.
Ngay cả địa điểm nghỉ dưỡng hạng sang Maldives cũng đã tăng cường các biện pháp hạn chế đối với du khách Ấn Độ, yêu cầu phải có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính khi nhập cảnh. Ấn Độ là thị trường du lịch lớn nhất của Sri Lanka và Maldives, cả hai nước này đang phải đối mặt với tổn thất lớn do làn sóng dịch bệnh mới đang lây lan nhanh. Maldives cho đến nay ghi nhận 74 ca tử vong trong tổng số 32.665 ca bệnh.
Vớt được 25 thi thể trong vụ tai nạn tàu thủy tại Bangladesh Ngày 3/5, cảnh sát Bangladesh cho biết đã cứu được 5 người và vớt được 25 thi thể trong vụ tai nạn tàu thủy xảy ra sáng cùng ngày. Theo hãng tin AFP của Pháp, một tàu chật cứng người, chở ít nhất 30 hành khách và một tàu chở cát đã đâm vào nhau trên sông Padma đoạn đi qua thị trấn...