Bangladesh ký thỏa thuận quốc phòng với Nga
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina sẽ ký các thỏa thuận về quốc phòng và năng lượng hạt nhân trị giá 1,5 tỉ USD trong chuyến thăm Nga kéo dài ba ngày bắt đầu vào hôm 14.1, tin tứctừ hãng tin AFP.
Bà Hasina ngày 14.1 đã lên đường sang Moscow, nơi bà sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 15.1, theo AFP.
Ngoại trưởng Bangladesh Dipu Moni nói với các phóng viên rằng tổng cộng chín thỏa thuận sẽ được ký kết trong chuyến đi, bao gồm một thỏa thuận tín dụng trị giá 500 triệu USD để giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Bangladesh.
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina – Ảnh: AFP
Bà Moni nói Bangladesh có thể sẽ sử dụng tín dụng của chính phủ Nga để mua một loạt thiết bị quốc phòng.
Video đang HOT
“Giá trị của các thỏa thuận quốc phòng sẽ được ký kết là một tỉ USD”, bà Moni nói trên truyền hình Bangladesh.
Nữ Ngoại trưởng không cho biết chi tiết về những thiết bị hoặc các điều khoản của thỏa thuận trả nợ.
Nhưng nhật báo địa phương Prothom Alo cho biết các chiến đấu cơ, máy bay trực thăng, xe thiết giáp, tên lửa chống tăng, súng phóng lựu và thiết bị radar sẽ bao gồm trong gói thỏa thuận.
A.N.M Muniruzzaman, một chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu hòa bình và an ninh, có trụ sở tại thủ đô Dhaka, nói với AFP rằng đây là thỏa thuận quốc phòng lớn nhất của Bangladesh từ trước tới nay.
Bangladesh, giành độc lập hồi năm 1971, là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Quốc gia này đang mở rộng năng lực quốc phòng trong những năm gần đây thông qua việc xây dựng một căn cứ không quân mới gần Myanmar và bổ sung các tàu chiến mới cho hải quân.
Hồi tháng 11.2011, Bangladesh đã ký với tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Rosatom để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở thị trấn Rooppur, vốn sẽ có hai lò phản ứng với công suất 1.000 megawatt (chi phí xấp xỉ hai tỉ USD).
Giới chức Bangladesh cho biết nước này cần nhà máy điện hạt nhân do nguồn tài nguyên khí đốt thiên nhiên của họ có thể cạn kiệt trong vòng một thập niên.
Theo TNO
Nhật Bản có thể sẽ từ bỏ mục tiêu "phi hạt nhân"
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 30/12 bày tỏ sẵn sàng xây dựng thêm các lò phản ứng hạt nhân, một dấu hiệu cho thấy chính quyền mới ở nước này sẽ từ bỏ mục tiêu mà chính quyền tiền nhiệm, do đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) lãnh đạo, chủ trương xóa bỏ hoàn toàn các nhà máy điện hạt nhân vào thập niên 2030.
Lò phản ứng Fukushima 1. (Nguồn: nsr.go.jp)
Ông Abe từng tuyên bố sẵn sàng xem xét lại chính sách năng lượng hạt nhân của Nhật Bản sau chiến thắng áp đảo của đảng Dân chủ Tự do (LDP) trong cuộc bầu cử Hạ viện hôm 16/12. Tuy nhiên, những tuyên bố gần đây của ông được coi là động thái tiến thêm một bước loại bỏ chính sách giảm bớt sự phụ thuộc của Nhật Bản vào năng lượng hạt nhân sau thảm họa ở Fukushima, miền Bắc Nhật Bản, hồi năm ngoái.
Phát biểu trên một chương trình truyền hình, Thủ tướng Abe cho biết: "Các lò phản ứng mới sẽ hoàn toàn khác với các lò ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của TEPCO gây ra cuộc khủng hoảng vừa rồi. Chúng tôi sẽ xây dựng chúng với sự chấp thuận của người dân Nhật Bản."
Ông Abe cũng khẳng định nhà máy Fukushima 1 "đã không thể đảm bảo được nguồn điện sau khi sóng thần tấn công khu vực này nhưng nhà máy Fukushima 2 lại làm được điều đó" và cần phải có nghiên cứu, đánh giá về sự khác biệt này.
Sau khi thị sát Nhà máy Fukushima 2 hôm 29/12, Thủ tướng Abe đã tỏ ý về một sự thay đổi trong chính sách năng lượng. Ông cho rằng mục tiêu từ bỏ điện hạt nhân sẽ không thành hiện thực chỉ bằng cách mơ tưởng.
Ông khẳng định: "Tôi sẽ thúc đẩy các chính sách có trách nhiệm".
Theo Tinmoi
Nhật sẽ ngưng dùng điện hạt nhân vào năm 2030 Làn sóng biểu tình phản đối năng lượng hạt nhân dâng cao tại Nhật sau thảm họa Fukushima - Ảnh: AFP Nhật Bản sẽ ngưng khai thác năng lượng hạt nhân vào năm 2030, căn cứ theo lộ trình của chính sách mà chính phủ nước này đưa ra sau thảm họa hạt nhân Fukushima, theo tin tức tờ Mainichi Shimbun (Nhật) đăng...