Bangladesh ghi nhận 84 ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết
Ngày 20/10, Tổng cục Dịch vụ y tế (DGHS) của Bangladesh cho biết trong tháng 10, nước này đã ghi nhận 84 ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết, số ca tử vong cao nhất trong một tháng của năm nay.
Chỉ riêng trong 24 giờ (tính đến 8h giờ địa phương ngày 20/10), nước này thông báo có thêm 1.298 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc sốt xuất huyết trong tháng 10 lên 18.942 ca. Với 6 ca tử vong trong ngày 20/10, tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay tại quốc gia này là 247 ca. Theo DGHS, số ca tử vong này bao gồm 80 ca trong tháng 9, 27 ca trong tháng 8, 12 ca trong tháng 7 và 8 ca trong tháng 6. Tính đến ngày 20/10, Bangladesh có tổng cộng 49.880 ca mắc sốt xuất huyết.
Để hạn chế sự lây lan của bệnh, giới chức y tế Bangladesh đã tăng cường các biện pháp ngăn muỗi sinh sản và tiến hành các hoạt động diệt ấu trùng.
Video đang HOT
Bangladesh đã ghi nhận 1.705 ca tử vong do sốt xuất huyết trong năm 2023, đây cũng là năm có số ca tử vong cao nhất từ trước đến nay. Con số này cao hơn nhiều so với 281 ca vào năm 2022 và 179 ca tử vong vào năm 2019.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây sang người thông qua vết đốt của muỗi Aedes có mang virus. Các triệu chứng của bệnh gồm đau đầu, sốt cao, mệt mỏi, đau khớp và đau cơ nặng, nôn mửa và phát ban.
WBG hỗ trợ tài chính giúp hàng tỷ người tiếp cận dịch vụ y tế
Ngày 18/4, Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) đã công bố mục tiêu mới nhằm giúp các nước thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe có mức chi phí hợp lý cho hơn 1,5 tỷ người vào năm 2030 bằng cách mở rộng các dịch vụ với các khu vực hẻo lánh, giảm chi phí cũng như loại bỏ nhiều rào cản tài chính khác và tập trung vào chăm sóc suốt đời.
Nhân viên y tế lấy mẫu máu xét nghiệm sốt xuất huyết cho bệnh nhi tại bệnh viện ở Dhaka, Bangladesh ngày 18/9/2023. Ảnh tư liệu, minh họa: THX/TTXVN
Trong nhiều thập niên, WBG đã giúp cung cấp các dịch vụ y tế cho phụ nữ và trẻ em tại hơn 100 quốc gia. WBG nỗ lực để trở nên nhanh hơn, làm việc tốt hơn với các đối tác và thu hút khu vực tư nhân nhằm giúp tổ chức 80 tuổi này theo đuổi quy mô và tác động lớn hơn.
Chiến lược tiếp cận 1,5 tỷ người tập trung vào ba yếu tố cốt lõi: Thứ nhất, mở rộng chương trình chăm sóc sức khỏe đảm bảo người dân được nhân viên y tế thăm khám, điều trị thông qua phương thức trực tiếp và hoặc thăm khám từ xa, trong đó bao gồm bảo hiểm trọn đời, bao gồm cả các bệnh không lây nhiễm. Thứ hai là mở rộng hoạt động đến các khu vực khó tiếp cận, như các làng, thành phố và quốc gia xa xôi. Cuối cùng là làm việc với các chính phủ để cắt giảm các khoản phí không cần thiết và các rào cản tài chính khác đối với việc chăm sóc sức khỏe.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch WBG Ajay Banga nhấn mạnh việc đảm bảo tiêu chuẩn chăm sóc cơ bản cho người dân trong suốt cuộc đời của họ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển. Mục tiêu lớn này sẽ không thể thành hiện thực với những nỗ lực đơn lẻ mà đòi hỏi cần có các mối quan hệ hợp tác, đối tác công - tư để mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
WBG cho biết nguồn tài trợ từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế của ngân hàng này dành cho các quốc gia nghèo sẽ giúp đưa nhân viên y tế đến các cộng đồng vốn không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Trong khi đó, tại các nước có thu nhập trung bình, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế sẽ hỗ trợ tài chính để khuyến khích chính phủ đầu tư vào y tế và các quy định mang lại sự ổn định cho thị trường, cũng như có thể thu hút đầu tư tư nhân, trong đó có ngành dược phẩm và thiết bị y tế.
WBG cho biết thêm Nhật Bản đang triển khai một trung tâm bồi dưỡng kiến thức về hệ thống chăm sóc sức khoẻ toàn dân nhằm tăng cường năng lực và chuyên môn của bộ y tế các nước. Đây là một sáng kiến nhận được sự hỗ trợ của WBG và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
WBG ước tính có khoảng 2 tỷ người trên thế giới thế giới phải đối mặt với khó khăn tài chính nghiêm trọng khi chi trả cho các dịch vụ y tế. Điều này đang trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, đại dịch, xung đột, già hóa dân số và dự báo thiếu hụt 10 triệu nhân viên y tế vào năm 2030.
Sốt xuất huyết tăng vọt, WHO triển khai Kế hoạch toàn cầu giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong Sự lây lan nhanh chóng của bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do virus arbovirus khác trong những năm gần đây là một xu hướng đáng báo động đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các ngành và xuyên biên giới... Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa khởi động Kế hoạch chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó chiến...