Bangkok Post: Trung Quốc phải thương lượng với các nước AEAN
Tờ báo tiếng Anh hàng đầu Thái Lan Bangkok Post, số ra ngày 30-6, khẳng định Trung Quốc cần phải thương lượng với các nước ASEAN để giảm căng thẳng trên biển Đông.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động phi pháp gần giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam Ảnh: Reuters
Xã luận của Bangkok Post xác định trong một tháng qua, Bắc Kinh liên tiếp chủ động gây căng thẳng và xung đột, đặc biệt với Việt Nam. “Công cụ chủ yếu của Trung Quốc để gây hấn là một giàn khoan. Đó có thể là một công cụ ngoại giao kỳ lạ trên biển, nhưng Trung Quốc đang sử dụng thứ vũ khí đặc biệt này để thực hiện các mục tiêu của mình”.
Chưa hết, Trung Quốc cũng luôn thủ sẵn những tấm bản đồ “độc nhất vô nhị” để “chứng minh” rằng giàn khoan của CNOOC hoạt động trong “vùng biển” nước này. “Phương thức tiêu chuẩn của Trung Quốc để đối phó với những bất đồng là phớt lờ, từ chối thảo luận hoặc dùng vũ lực để đối phó”- Bangkok Post chỉ trích.
Tờ báo Thái Lan nhận định các hành động của Trung Quốc đã tạo ra một tình huống cực kỳ nguy hiểm và chỉ rõ ra rằng Bắc Kinh đã điều tàu chiến tới bảo vệ các giàn khoan, hoàn toàn trái ngược với những gì chính phủ nước này tuyên bố.
“Mục tiêu rõ ràng của chiến lược ngoại giao tàu chiến thế kỷ 21 này là Việt Nam và Philippines. Hàng loạt vụ bạo lực đã xảy ra. Hải quân Trung Quốc đã nhiều lần tấn công tàu Việt Nam. Trung Quốc cần từ bỏ chiến lược ngoại giao giàn khoan cứng rắn để đàm phán thực tiễn. Chỉ có đàm phán với các nước ASEAN mới có thể tạo ra cách giải quyết tranh chấp” – Bangkok Post khẳng định.
Trong khi đó, báo Mỹ Washington Post vừa đặt câu hỏi liệu tấm bản đồ “đường 10 đoạn” của Trung Quốc có khả năng dẫn tới chiến tranh trong khu vực?
Video đang HOT
Theo Washington Post, những tấm bản đồ kiểu này thường xuyên gây ra căng thẳng tại châu Á. Hai năm trước, bản đồ “đường chín đoạn” in trong hộ chiếu Trung Quốc cũng đã gây một cơn bão ngoại giao, bị các nước khu vực như Ấn Độ và Việt Nam phản đối kịch liệt.
Tờ báo uy tín của Mỹ đánh giá với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, Trung Quốc ngày càng trở nên hiếu chiến trong khu vực. Lực lượng hải quân Trung Quốc đang được mở rộng đã khiến các nước láng giềng lo ngại và dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á.
“Hải quân Trung Quốc thường xuyên tạo ra những tình huống nguy hiểm, bao gồm các cuộc đối đầu trên biển với tàu Việt Nam và Philippines, máy bay bay qua đầu tàu Nhật đầy mạo hiểm. Trong khi các nước phản đối, Bắc Kinh liên tục thay đổi hiện trạng trong khu vực” – Washington Post đánh giá.
Đó là những hành động như xây thành phố trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của VIệt Nam, đưa giàn khoan tới vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và hiện đang đưa giàn khoan thứ hai tới biển Đông. Washington Post cho rằng bản đồ “đường 10 đoạn” của Trung Quốc phản ánh quan điểm quốc tế cực đoan của quốc gia này.
Theo Tuổi Trẻ
Phát hiện mới: Trung Quốc "nuốt" cả một bang của Ấn Độ trên bản đồ dọc
Trung Quốc đã phát hành bản đồ dọc với cả đường 10 đoạn để khẳng định tuyên bố chủ quyền vô lý trên biển Đông. Mọi người chỉ chú ý đến đường lưỡi bò thè rộng xuống liếm tại biển Đông gây bức xúc cho ASEAN, mà không để ý thêm rằng bản đồ này còn là một "cú ngoạm" vào lãnh thổ Ấn Độ.
Bản đồ TQ trùm lên cả lãnh thổ Ấn Độ
Sau khi đưa ra thứ bản đồ nhảm nhí, tờ Nhân dân nhật báo của Bắc Kinh hồ hởi nói: "Bây giờ, người dân Trung Quốc có thể "hoàn toàn, trực tiếp biết toàn bộ bản đồ của Trung Quốc".
Nói vậy chẳng khác nào trước đây người dân Trung Quốc không được xem đúng và đủ về bản đồ Trung Quốc cả.
Phát hiện mới: TQ "nuốt" cả một bang của Ấn Độ trên bản đồ dọc
Trong một tuyên bố khác, biên tập viên của nhà xuất bản - bản đồ nói: "Người xem sẽ không bao giờ phải băn khoăn về các tuyên bố chính và phụ về lãnh thổ của Trung Quốc".
Thật ra cũng không có gì lạ về cái bản đồ mới và nhảm nhí này. Điểm &'nổi bật' đầy khó chịu là đường 10 đoạn bao trùm lên biển Đông chà đạp luật pháp quốc tế, vi phạm lãnh hải rất nhiều nước tại ASEAN trong đó có Việt Nam.
Bản đồ dọc lấn biển các nước ASEAN, lấn đất của Ấn Độ
Nhưng tờ Washington Post vừa nêu ra thêm một chi tiết hay ngoài đường lưỡi bò là "vết cắn" của Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ được thể hiện trên bản đồ dọc: "Bản đồ mới cũng cho thấy tuyên bố của Trung Quốc đối với bang Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát.
Trung Quốc và Ấn Độ có những tranh chấp biên giới dai dẳng nhất và cao trào là cuộc chiến đẫm máu vào năm 1962. Hiện Arunachal Pradesh được tích hợp đầy đủ vào hệ thống liên bang của Ấn Độ, với cuộc bầu cử nhà nước thường xuyên. Ấy vậy mà Trung Quốc tuyên bố hầu hết phần lãnh thổ đó như là một phần của cái gọi là "Nam Tây Tạng".
Lộ rõ mặt tráo trở
Điều đáng nói là bản đồ dọc với "cú ngoạm in rõ dấu răng" của Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ được đưa ra, chỉ vài tuần sau khi Ngoại trưởng Vương Nghị tới thăm Ấn Độ. Tại đây, ông Vương Nghị dùng những lời đầy mật ve vãn người dân Ấn Độ và chính quyền của ông Modi.
Hãy thử nghe lại những điều ông Vương Nghị nói:
"Qua nhiều năm đàm phán, chúng tôi đã đi đến thỏa thuận về những điều cơ bản về chuyện biên giới và chúng tôi đang chuẩn bị để đạt được một giải pháp cuối cùng", Bộ trưởng Ngoại giao Vương cho biết tại New Delhi. "Hợp tác Trung Quốc-Ấn Độ giống như một kho báu khổng lồ đang chờ được phát hiện", ông Vương nói. "Tiềm năng là rất lớn".
Ông Modi nghĩ gì về tấm bản đồ mới mà TQ vừa phát hành?
Có thể thấy, sở dĩ Trung Quốc đột ngột dịu giọng với Ấn Độ, là do nước này đang bị các nước láng giềng khác, đặc biệt là Nhật Bản và ASEAN cô lập sau khi Bắc Kinh có những hành động hung hăng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Còn trên thực tế thì Bắc Kinh vẫn coi lãnh thổ Ấn Độ là vùng đất mà họ có chủ quyền lịch sử dù chẳng được nước nào công nhận. Cho tới giờ, Ấn Độ vẫn cáo buộc Trung Quốc đã chiếm đóng 38.000 km vuông ở tỉnh Jammu và Kashmir, trong khi chính quyền Bắc Kinh tuyên bố 90.000 km vuông đất ở bang Arunachal Pradesh là của họ.
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc vẫn thản nhiên "đổ dầu" vào điểm nóng Biển Đông Ra rả nói rằng mình trỗi dậy hòa bình và không muốn làm phức tạp tình hình, Trung Quốc vẫn ngang nhiên thay đổi hiện trạng bất chấp tất cả. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục mưu đồ làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Theo dư luận quốc tế, hành...