Bảng xếp hạng 10 vũ khí gây sốc trên chiến trường
Để đạt được yếu tố bất ngờ trong chiến tranh, người ta cần tới những vũ khí có khả năng đè bẹp kẻ thù cả về tâm lý lẫn vật chất. Chúng được biết đến với cái tên “vũ khí gây sốc”.
Dưới đây là bảng xếp hạng 10 vũ khí tối tân được đánh giá là có khả năng gây sốc trên chiến trường:
10. Pháo hạm Mk 110
Sản xuất tại Thụy Điển, Mk 110 là một trong những hệ thống pháo hiện đại nhất lắp đặt trên tàu chiến từ trước đến nay. Nó được thiết kế để chống lại mọi mối đe dọa trên mặt biển, với tốc độ bắn cao (tới 220 phát/phút).
“Chìa khóa” mang lại khả năng linh hoạt cho Mk 110 nằm ở loại đạn mà nó sử dụng, với tầm bắn 14,5km và đầu đạn chứa 8.000 mảnh văng tungsten định hình. Sức hủy diệt của nó cực kỳ đáng sợ.
Mk 110 sử dụng ngòi nổ thông minh, được lập trình để có thể phát nổ theo 6 chế độ khác nhau. Chế độ ngòi nổ có thể được cài đặt ở ngay thời điểm khai hỏa để có thể tấn công bất kỳ kiểu mục tiêu nào mà vẫn đảm bảo hiệu quả tối đa.
Nhờ hệ thống tiếp đạn kép, Mk 110 là pháo hạm cỡ trung bình duy nhất trên thế giới có khả năng đổi loại đạn trong thời gian rất ngắn.
Mk 110 đã được lựa chọn để lắp đặt trên một số tàu chiến cận bờ của Hải quân Mỹ, cũng như tàu tuần duyên của nước này. Tuy nhiên, vì chỉ được lắp đặt trên tàu nên nó không được đánh giá cao về độ cơ động và khả năng chế áp tinh thần.
9. Tên lửa Delilah
Video đang HOT
Delilah là tên người phụ nữ đã tiết lộ điểm yếu của vị thần sức mạnh Samson cho đối thủ. Loại tên lửa này cũng thông minh và khôn ngoan như cái tên của nó vậy.
Dù có kích cỡ tương đối nhỏ, với đầu đạn chỉ nặng 30kg nhưng Delilah rất chính xác, có thể hạn chế thiệt hại không mong muốn.
Là tên lửa tấn công với khả năng tuần tiễu trên không, Delilah có thể bay trên không với thời gian khá lâu.
Sau khi tìm ra mục tiêu, nó thậm chí còn có khả năng đợi xác nhận về nhận dạng của mục tiêu và chỉ tấn công khi đã xác định xong.
Cụ thể, khi được phóng, Delilah bay hoàn toàn tự động tới địa điểm dự kiến từ trước, sử dụng hệ thống định vị GPS và con quay hồi chuyển. Camera gắn ở đầu tên lửa có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 16km và truyền hình ảnh về căn cứ.
Nếu một mục tiêu cần xác nhận lại, tên lửa sẽ bay vòng quanh khu vực đó để đợi lệnh tấn công hay tìm mục tiêu khác.
Dù rất chính xác nhưng đầu đạn 30kg của Delilah cùng tầm bắn hạn chế khiến nó không được đánh giá cao trong khả năng gây sốc. Do đó, loại tên lửa này chỉ đứng ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng.
8. Bom MOAB (Mother of All Bomb – Mẹ của các loại bom)
Đó là tên gọi quen thuộc của bom hàng không cỡ khổng lồ.
Là quả bom hàng không có điều khiển lớn nhất trong lịch sử, MOAB có sức công phá cực lớn. Con “quái vật” dài 9m này nặng tới 10,3 tấn và chứa đến 8,5 tấn thuốc nổ H6.
Nếu tính hiệu quả theo khối lượng, nó sẽ không mạnh bằng các quả bom nhỏ cộng lại. Tuy nhiên, sức hủy diệt đơn thuần của vụ nổ khổng lồ cùng với cột khói hình nấm sẽ gây ra áp lực tâm lý khó chống đỡ.
MOAB được trang bị hệ thống dẫn đường, giúp nó có thể bay xa 5,5km từ địa điểm thả tới vị trí mục tiêu và bom sẽ phát nổ ngay trước khi va chạm.
Khi ngòi của nó va chạm với mặt đất, lượng thuốc nổ trong bom sẽ được kích hoạt trong khi cả quả bom chưa chạm đất hoàn toàn. Vụ nổ trên không giúp tăng đáng kể bán kính sát thương của quả bom.
Dù rất khó vận chuyển và có tầm bay hạn chế nhưng MOAB vẫn đạt điểm tối đa về sức mạnh hỏa lực và yếu tố đe dọa tinh thần.
7. Bom đường kính nhỏ ( SDB)
Bom đường kính nhỏ là loại đạn dẫn đường hiện đại nhất của Không quân Mỹ.
Giống như tên gọi, đó là một loại vũ khí rất nhỏ (chỉ dài 1,8m, nặng 113kg). Nhưng cũng nhờ thế, SDB cho phép máy bay mang lượng bom lớn hơn, tấn công nhiều mục tiêu hơn, tăng số nhiệm vụ có thể hoàn thành trong một lần cất cánh và tối ưu hóa tầm xa.
Trước khi máy bay cất cánh, tọa độ mục tiêu đã được nạp vào bộ nhớ của quả bom. Máy bay có thể tấn công khi bay thoát ly mục tiêu nhờ vào hệ thống dẫn đường GPS và thiết kế của đạn. Đạn có thể quay ngược trở lại để đánh trúng mục tiêu.
Ngòi nổ của SDB có nhiều chế độ kích nổ khác nhau, gồm nổ trên không và chạm nổ. Ngòi nổ nằm phía sau đầu đạn có một công-tắc chỉnh, có khả năng cảm nhận chấn động để có thể nổ ngay khi va chạm hoặc hoãn vụ nổ đó lại một chút để bom khoan sâu vào mục tiêu kiên cố rồi mới phát nổ.
Trong chế độ nổ chậm, SDB có thể khoan thủng gần 1m bê-tông gia cường.
6. Bom JDAM
JDAM là viết tắt của từ “đạn tấn công kết hợp” và nó được sử dụng để giải quyết các phi vụ truyền thống.
Đây là vũ khí tấn công dẫn đường bằng GPS, có thể tác chiến trong mọi thời tiết, trong mọi điều kiện khói bụi và các điều kiện cản trở tầm nhìn khác.
Về bản chất, JDAM chỉ là bộ cánh lái gắn vào những quả bom rơi tự do, biến chúng trở thành thứ vũ khí có điều khiển.
Với tầm bay lên tới 29km tính từ điểm thả, bom JDAM rất hiệu quả đối với các mục tiêu cố định. Tuy nhiên, để đối phó với các mục tiêu cơ động nhanh, các kỹ sư đã có bước cải tiến quan trọng. Đó là bom JDAM dẫn đường laser, nó cho phép phi công tiêu diệt các mục tiêu di chuyển tốc độ cao ở bất cứ đâu trên chiến trường.
Bom JDAM có giá thành rẻ, đạt điểm cao về sức mạnh hỏa lực nhưng tầm bay của nó khá hạn chế và phụ thuộc vào phương tiện mang.
(Còn tiếp)
Theo Soha News