Bang West Bengal (Ấn Độ) gia hạn lệnh phong tỏa
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tiếp tục lây lan tại Ấn Độ, chính quyền bang West Bengal, miền Đông nước này, đã quyết định gia hạn lệnh phong tỏa đến ngày 15/6 tới nhằm giảm hơn nữa số ca nhiễm mới tại bang West Bengal.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Bangalore, Ấn Độ, ngày 30/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca bệnh tại bang West Bengal đã giảm dần kể từ ngày 16/5, thời điểm bang này áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm kiềm chế và phòng ngừa đại dịch COVID-19. Số bệnh nhân đang điều trị tại West Bengal đã giảm từ mức 131.805 ca thông báo vào ngày 16/5 xuống 117.154 ca ghi nhận vào sáng 28/5. Hiện tổng số ca bệnh tại bang này đã tăng lên 1.331.249 ca, trong đó 14.975 ca tử vong.
Trong khi đó, ngày 28/5, giới chức Ấn Độ cho rằng lệnh phong tỏa tại thủ đô New Delhi sẽ được nới lỏng “rất rất chậm” dù số nhiễm mới tại một số thành phố lớn đang trên đà giảm sau nhiều tuần áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Tuy nhiên, các khu vực nông thôn đang chứng kiến số ca bệnh gia tăng khiến hệ thống y tế có nguy cơ quá tải và đã có ít nhất 160.000 ca tử vong kể từ đầu tháng 3 đến nay.
Theo một quan chức của New Delhi, thành phố này đang bắt đầu tiến trình mở cửa trở lại và sẽ đánh giá tình hình sau mỗi tuần dựa trên ý kiến của giới chuyên gia cũng như người dân để có hành động phù hợp. Theo đó, từ đầu tuần tới, các công trường xây dựng và các nhà máy có thể nối lại hoạt động nhằm giúp những lao động và người làm công ăn lương theo ngày có việc làm để duy trì cuộc sống.
Video đang HOT
Trong ngày 28/5, New Delhi đã ghi nhận khoảng 1.100 ca nhiễm mới, giảm mạnh so với mức 25.000 ca/ngày khi lệnh phong tỏa được áp đặt cách đây 6 tuần.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy số ca mắc mới COVID-19 tại Ấn Độ đang có chiều hướng giảm. Ngày 28/5, nước này ghi nhận 186.364 ca bệnh mới – mức thấp nhất kể từ ngày 14/4 vừa qua, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 lên gần 27,6 triệu ca. Tổng số ca tử vong cũng tăng lên 318.895 ca sau khi có thêm 3.660 người không qua khỏi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại về các trường hợp mắc bệnh đã không được báo cáo, do công tác xét nghiệm không đầy đủ tại nhiều vùng nông thôn của nước này.
New Zealand cũng đã gia hạn lệnh cấm đi lại mà không phải thực hiện cách ly với bang Victoria của Australia đến ngày 4/6 tới sau khi số ca nhiễm mới ở Melbourne gia tăng trong thời gian gần đây. Quyết định này dựa trên những đánh giá về rủi ro sức khỏe cộng đồng nhằm bảo hệ người dân New Zealand.
Hoạt động đi lại mà không phải thực hiện cách ly giữa New Zealand và bang Victoria đã bị đình chỉ trong vòng 72 giờ kể từ ngày 25/5. Trong khi đó, bang Victoria đã áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài 7 ngày kể từ ngày 27/5 sau khi số ca nhiễm mới trong cộng đồng gia tăng tại đây.
Chính phủ Nepal đã quyết định cho phép mỗi tuần thực hiện một chuyến bay đến Trung Quốc, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, khi mà tất cả các chuyến bay quốc tế, ngoại trừ hai chuyến bay mỗi tuần đến Ấn Độ, vẫn đang bị đình chỉ nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Ngày 28/5, Bộ trưởng Văn hóa, du lịch và hàng không dân dụng Bhanu Bhakta Dhakal đã đưa ra thông báo trên và cho biết quyết định này giúp nới lỏng những hạn chế đi lại cho người dân Nepal cũng như công dân nước ngoài trong bối cảnh các chuyến bay quốc tế khác vẫn đang phải tạm ngừng.
Mục đích khác của việc nối lại hoạt động hàng không với các nước trên là để có được nguồn cung trang thiết bị y tế nhằm giúp hệ thống y tế của Nepal có thể kiểm soát được dịch bệnh ở nước này. Bộ này sẽ đưa ra thời điểm cụ thể thực hiện những chuyến bay đến các nước trên.
Từ đầu tháng 5, giới chức Nepal đã đình chỉ tất cả các chuyến bay quốc tế và kéo dài đến cuối tháng này. Đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 542.256 ca nhiễm, trong đó 6.951 ca tử vong.
Ấn Độ kêu gọi đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch COVID-19
Ngày 20/5, phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 26 (FOA 2021) diễn ra theo hình thức trực tuyến, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh rằng việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng sẽ giúp ngăn chặn tái diễn xu hướng nổi lên từ đại dịch COVID-19, trong đó các quốc gia phá vỡ cam kết và hạn chế xuất khẩu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa thiết yếu.
Ông Jaishankar cảnh báo tình trạng thiếu hụt và gián đoạn nguồn cung hàng hóa trong giai đoạn dịch COVID-19 nếu tiếp diễn có thể dẫn tới những tình huống cấp bách.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Ảnh: TTXVN phát
Ngoại trưởng Jaishankar cũng đánh giá cao sự hỗ trợ to lớn của cộng đồng quốc tế giúp Ấn Độ đối phó với cuộc khủng hoảng dịch COVID-19. Ông khẳng định sự ủng hộ của quốc tế đối với Ấn Độ sẽ được đền đáp về lâu dài.
Theo đó, ông cho rằng những cải cách gần đây trong chính sách phát triển công nghiệp, nông nghiệp và năng lượng tái tạo của Ấn Độ có thể tác động đáng kể đến tăng trưởng bền vững toàn cầu. Ông cam kết Ấn Độ sẽ cải cách hơn nữa để hỗ trợ kinh doanh và đầu tư.
Hội nghị Tương lai châu Á là diễn đàn quốc tế do hãng Nikkei Inc.(Nhật Bản) tổ chức thường niên từ năm 1995 (ngoại trừ năm 2020 vì dịch COVID-19). Hội nghị năm nay được tổ chức theo hình thức trực tuyến, có sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo châu Á, trong đó có các nhà lãnh đạo đến từ khu vực Đông Nam Á, gồm Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Heng Swee Keat. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự hội nghị.
Trong 2 ngày diễn ra hội nghị, các lãnh đạo chính trị, kinh tế và các học giả thảo luận nội dung châu Á có thể bước vào kỷ nguyên mới như thế nào trong giai đoạn đầy bất trắc như hiện nay.
Các nước láng giềng đóng cửa biên giới với Ấn Độ Ngày 6/5, Sri Lanka trở thành nước láng giềng tiếp theo của Ấn Độ đóng cửa biên giới với quốc gia Nam Á này sau khi phải nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng đột biến các ca mắc mới COVID-19. Máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa ở Mattala, Sri Lanka, ngày 28/12/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Chính...