Băng tuyết trắng xóa trên ‘nóc nhà’ của Cao Bằng
Băng tuyết phủ trắng xóa ngọn cây bãi cỏ trên đỉnh núi Phia Hoắc, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Băng tuyết phủ dày tại núi Phia Hoắc, Cao Bằng – Ảnh: Sĩ Đoàn
Trao đổi với Thanh Niên, anh Hoàng Sĩ Đoàn, đang công tác tại huyện Nguyên Bình cho biết, vào khoảng 12 giờ 30 phút chiều nay, 16.12, khi anh có mặt tại đỉnh núi Phia Hoắc đã thấy băng tuyết trắng xóa.
“Trước khi lên đỉnh núi, chúng tôi đo nhiệt độ dưới chân núi là 4 độ C, trời rét cóng”, anh Đoàn nói.
“Hiện tại, ở đây đang rất rét, trời mưa lất phất, dự đoán rất có thể ngày mai cũng có hiện tượng băng tuyết ở núi Phia Hoắc”, anh Đoàn cho biết thêm lúc 21 giờ tối 16.12.
Huyện Nguyên Bình cách thành phố Cao Bằng 40 km, từ thị trấn Nguyên Bình vào tới nơi có tuyết là 30 km.
“Nơi có băng tuyết là đỉnh núi, không có người dân sinh sống, chỉ có rừng cây, cộng đồng dân cư ở cách đó 15 km”, anh Đoàn nói.
Núi Phia Hoắc cao hơn 1.931 m so với mặt nước biển, cao nhất và được coi là nóc nhà của tỉnh Cao Bằng.
Video đang HOT
Những hình ảnh băng tuyết trên đỉnh núi Phia Hoắc do anh Hoàng Sĩ Đoàn gửi tới Thanh Niên.
Băng tuyết bám vào xe máy
Lớp băng tuyết dày
Người dân Cao Bằng thích thú chụp ảnh với băng tuyết
Thúy Hằng
Theo Thanhnien
Ngôi chùa 'cột mốc tâm linh' biên giới Cao Bằng
Chùa Trúc Lâm Tà Lùng (thị trấn Tà Lùng, Phục Hòa, Cao Bằng) được coi như "cột mốc tâm linh" nơi phên dậu biên cương Tổ quốc.
Chùa Trúc Lâm Tà Lùng được khởi công xây dựng tháng 12/2014 dưới chân núi Phia Khoang, cách cửa khẩu Việt - Trung Tà Lùng khoảng một km. Cùng với chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc (Trùng Khánh, Cao Bằng) mới khánh thành, việc xây dựng chùa được Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặc biệt chú trọng nhằm khôi phục sự hiện diện của tôn giáo truyền thống dân tộc trên "vành đai tâm linh" nơi biên cương Tổ quốc.
Sau gần một năm thi công, giai đoạn một gồm nhà Tam Bảo - hạng mục quan trọng nhất của toàn bộ công trình - và một số hạng mục phụ trợ đã hoàn thành.
Chùa được xây dựng theo kiến trúc truyền thống kiểu nội công - ngoại quốc, trong đó hạng mục quan trọng nhất là nhà Tam Bảo được dựng chủ yếu bằng gỗ, mái ngói cổ truyền.
Gian Tam bảo với bộ tượng làm bằng gỗ quý.
Đây là bộ tượng được chạm khắc tinh xảo bởi các nghệ nhân lành nghề. Sau khi các hạng mục còn lại của chùa hoàn thành, bộ tượng sẽ được phủ sơn đúng theo lối sơn tượng cổ truyền.
Hàng tượng hai bên Tam Bảo. Sau khi hoàn thành, chùa Trúc Lâm Tà Lùng sẽ là địa chỉ tâm linh đặc biệt trên vùng biên Đông Bắc. Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chùa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tâm linh chính đáng của nhân dân các dân tộc sinh sống tại nơi xa xôi Tổ quốc, góp phần đẩy lùi các hủ tục mê tín.
Mái ngói cong đặc trưng phong cách mái chùa truyền thống Việt Nam của chùa Trúc Lâm Tà Lùng - một chỉ dấu có thể nhận biết từ xa, chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc của người Việt.
Quý Đoàn
Theo VNE
Vụ mạo danh T.Ư Hội NDVN huy động tiền: Hội Nông dân nhiều nơi phản ứng mạnh mẽ Liên quan đến việc Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong xây dựng nông thôn mới đã mạo danh Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) để huy động tiền kiểu đa cấp trong ND thông qua chương trình "Trái tim ViệtNam", PV NTNN đã tìm về một số địa phương để ghi nhận thêm thông tin. Theo đó, trước những hành vi khả...