Băng trộm chuyên đục phá két sắt luôn miệng kêu oan
Ngày 20-5, Toà Phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã bác kháng cáo kêu oan của các bị cáo lẫn người đại diện hợp pháp y án tuyên phạt Đỗ Tấn Tài 12 năm tù cùng tám đồng phạt khác từ bốn đến chín năm tù cùng về tội trộm cắp tài sản.
Băng trộm này lớn tuổi nhất chỉ mới 25 còn lại chưa qua tuổi 20. Tuy nhiên chỉ trong hai tháng từ tháng 7 đến tháng 9-2013, các bị cáo đã thực hiện bốn vụ trộm két sắt trên địa bàn các huyện Châu Đức và Tân Thành.
Các bị cáo trong giờ toà nghị án
Cụ thể, trưa 8-7-2013, Tài cùng bốn đồng bọn rủ nhau lượn khắp các tuyến đường tại thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức) tìm nhà nào sơ hở để trộm cắp. Phát hiện nhà chị NTTThảo trên đường Hùng Vương không có người ở nhà, cả bọn dùng kìm công lực cắt phá cửa đột nhập vào nhà. Vào nhà lục lọi, Tài phát hiện 20 triệu đồng trong tủ quần áo liền nhanh tay lấy. Sau đó thấy một két sắt trong phòng, cả bọn dùng xà beng, máy mài phá két, lấy số toàn bộ tài sản chia nhau. Tổng số tiền các bị cáo đã chiếm đoạt của nhà chị Thảo hơn 250 triệu đồng.
Quen và biết nhà chị NTTTrang (ấp Phú Giao 2, thị trấn Ngãi Giao) có két sắt, một người trong nhóm khởi xướng và cả bọn đồng lòng đi lấy cắp. Đêm 29-8-2013 khi chị Trang đi vắng, cả nhóm phá cửa vào nhà lấy được ba điện thoại di động và khiêng đi 1 két sắt đến một lô cao su cất giấu. Rồi nhóm tiếp tục quay lại nhà chị Trang lục lọi. Khi không tìm được gì cả, nhóm Tài mới quay lại nơi cất giấu két sắt dùng xà beng phá két rồi lấy tiền, vàng chia nhau tiêu xài.
Video đang HOT
Sau đó, để tránh bị phát hiện, Tài cùng đồng bọn chuyển địa điểm qua huyện Tân Thành. Cũng bằng thủ đoạn trên, hai ngày 8-9-2013 và 17-8-2013, nhóm này cũng đột nhập vào các nhà trộm két sắt. Tổng giá trị bốn vụ trộm cắp các bị cáo thực hiện là gần 590 triệu.
Tại phiên toà sơ thẩm của TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như tại phiên phúc thẩm, các bị cáp luôn miệng kêu oan cho không thực hiện hành vi phạm tội. Khi bị bắt bị đánh ép cung nên các bị cáo phải nhận tội mong toà điều tra xác minh lại… HĐXX nhận định như cấp sơ thẩm các bị cáo kêu oan không có căn cứ. Tuổi đời còn nhỏ biếng lao động nên đã thực hiện việc trộm cắp nguy hiểm cần xử nghiêm như trên.
Theo Hoàng Yến ( Pháp luật TPHCM)
Khi thẩm phán khuyến khích người ta khóc
"Bình thường tôi sẽ không để đương sự khóc tại tòa vì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình xét xử. Nhưng trong vụ án này, người mẹ đó cần phải khóc, khóc cho vơi nỗi đau quá lớn của mình trong bao năm qua".
Đó là tâm tư của vị thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xử vụ Ong Đức Danh giết người mới đây.
Phiên tòa hôm ấy thật đặc biệt vì không có bị cáo mà trước HĐXX chỉ có những bậc làm cha mẹ.
Ảnh minh họa
Vụ việc xảy ra đã lâu, Nguyễn Thành Trung cùng nhóm bạn và Danh đều là sinh viên Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm (quận 6). Khi học chung trường, nhóm Trung nhiều lần tỏ thái độ không thích cách cư xử của Danh. Cạnh đó, nhóm Trung nhiều lần có ý định đánh Danh cho... bõ ghét. Sợ bị đánh, Danh mua hai con dao Thái Lan, dùng băng keo quấn lại giấu vào chân mỗi khi đến trường nhằm thủ thân.
Ngày 10-12-2008, nhóm Trung đến lớp Danh để tìm đánh nhưng không gặp. Trưa hôm sau, nhóm Trung ngồi trước cổng trường tiếp tục đợi Danh. Trung phát hiện Danh đang đi vào cổng trường liền chạy theo đánh vào lưng và nắm đầu Danh đập vào cạnh tường. Tức thì Danh cúi người lấy dao đâm nhiều nhát vào người Trung rồi bỏ chạy. Trung được người dân đưa đi cấp cứu nhưng chết tại bệnh viện. Còn Danh bị thương ở đầu, được người thân đưa đi bệnh viện để điều trị và bị bắt sau đó.
Trong quá trình điều tra, Danh có biểu hiện tâm thần nên cơ quan điều tra đã đưa đi giám định. Qua đó cho thấy trước, trong và sau khi gây án, bị cáo Danh có bệnh rối loạn nhân cách và hành vi thực tổn sau chấn thương sọ não. Cho đến ngày ra tòa, Danh vẫn còn biểu hiện rối loạn phân ly trại giam (hội chứng Ganser).
Xử sơ thẩm cuối năm 2014, TAND TP.HCM nhận định vụ án có phần lỗi của nạn nhân nên tuyên phạt Danh sáu năm 18 ngày tù (bằng thời gian tạm giam). Tòa tuyên bố trả tự do cho bị cáo ngay tại tòa.
Cha mẹ nạn nhân kháng cáo, yêu cầu tòa xử tăng hình phạt bị cáo.
Đứng trước tòa phúc thẩm hôm đó, cha mẹ nạn nhân quyết liệt đòi tăng mức hình phạt đối với bị cáo Danh, bạn học của con trai mình. Theo họ, chính cách hành xử của gia đình bị cáo đã khiến họ không thể nào chấp nhận được. Bởi đã hơn sáu năm kể từ khi vụ án xảy ra, gia đình bị cáo không một lần qua hỏi thăm, xin lỗi họ.
HĐXX tuy bác kháng cáo của gia đình nạn nhân (vì nhận định án sơ thẩm đã phù hợp) nhưng tòa ghi nhận trong bản án việc cha bị cáo nhận những thiếu sót của mình trong việc đối nhân xử thế. Cha bị cáo hứa sẽ qua nhà người bị hại cho đúng phép và sớm khắc phục bồi thường như án tòa đã tuyên nhằm xoa dịu phần nào nỗi đau của cha mẹ nạn nhân.
Tại phiên xử, khi mẹ nạn nhân bật khóc, chủ tọa đã an ủi: "Bà cứ khóc đi, khóc cho vơi phần nào nỗi đớn đau, mất mát". Mọi thứ như vỡ òa. Nút thắt căng thẳng của phiên tòa được mở. Cha bị cáo cũng nhận ra mình đã cư xử không đúng dù trước đó gia đình cũng đã nộp tiền khắc phục một phần hậu quả...
Bản án phúc thẩm có thể không có ý nghĩa nhiều về mặt pháp lý nhưng nó có giá trị cao về mặt tinh thần. Nó giúp cho người mẹ mất con vơi đi phần nào nỗi đau và khiến cha mẹ bị cáo phải tự nhìn lại mình, phải biết chia sẻ, đồng cảm với nỗi đau của gia đình người bị hại.
Không có điều khoản nào trong luật tố tụng gợi ý chủ tọa khuyến khích mẹ người bị hại khóc, giáo trình nghiệp vụ thẩm phán cũng không có dòng nào nói về chuyện này. Nhưng trái tim của quan tòa đã mách bảo ông thực hiện một hành vi nhân văn như thế.
Theo Hoàng Yến (Pháp luật TP.HCM)
Hội trường UBND xã chật cứng trong ngày ông Chấn được xin lỗi công khai Sáng nay (17/4), tại UBND xã Nghĩa Trung (huyện Việt Yên, Bắc Giang), ông Ngô Hồng Phúc, Phó Chánh tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đã chính thức đọc lời xin lỗi cải chính công khai đối với người bị kết án oan 10 năm Nguyễn Thanh Chấn. Đại diện Công an tỉnh Bắc Giang, Viện kiểm sát nhân dân...