Băng tan Nam Cực có thể ‘đánh thức’ hơn 100 núi lửa ngầm
Hơn 100 núi lửa ngầm đang ẩn mình bên dưới bề mặt Nam Cực, nên băng tan ở lục địa có thể khiến những ‘con quái vật’ này thức giấc.
Núi lửa Erebus ở Nam Cực. ẢNH: CHƯƠNG TRÌNH BẮC CỰC MỸ
Hậu quả chậm chạp của tình trạng ấm lên toàn cầu có lẽ đang âm thầm xảy ra bên dưới băng tầng dày của Nam Cực. Lục địa này đang chứa chấp nhiều núi lửa khổng lồ, như núi Erebus và hồ dung nham nổi tiếng của nó.
Tuy nhiên, có ít nhất 100 núi lửa khác đang nằm ẩn mình ở Nam Cực, với nhiều núi lửa tập trung dọc theo bờ phía tây của lục địa. Một số núi lửa nhô mình lên cao, nhưng số còn lại nằm bên dưới Băng tầng Nam Cực, theo Live Science hôm 7.1.
Video đang HOT
Biến đổi khí hậu đang làm băng tầng Nam Cực dần tan rã và khiến mực nước biển dâng. Bên cạnh đó, băng tan còn giải phóng trọng lượng bên trên các tầng đá ở khu vực, gây ra những hậu quả tại chỗ.
Cụ thể là băng tan được chứng minh làm tăng hoạt động của các núi lửa nằm bên dưới bề mặt băng ở những nơi khác của thế giới.
Coonin et al. đã cho chạy 4.000 mô phỏng trên máy tính để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của băng tan ở Nam Cực đối với các núi lửa nằm bên dưới. Kết quả cho thấy tình trạng này có thể làm gia tăng tần suất và quy mô của các đợt phun trào từ dưới thềm băng.
Nguyên nhân là việc mất đi trọng lượng băng sẽ dẫn đến giảm áp lực lên các bể chứa dung nham bên dưới bề mặt khiến dung nham tích lũy nhiều hơn. Dung nham càng nhiều càng tăng sức ép lên các vách của bể chứa, dẫn đến núi lửa phun trào.
Các tác giả báo cáo nhấn mạnh rằng quy trình trên diễn ra chậm chạp, có thể kéo dài vài trăm năm. Phát hiện trên cũng đồng nghĩa quá trình tích tụ dung nham vẫn tiếp diễn dù thế giới tiến tới ngăn chặn được nhiệt độ ấm lên ở mức báo động, tức khống chế được dưới mức 1,5 độ C.
Lý giải nguyên nhân tần suất bão dày đặc hơn
Theo kết quả một nghiên cứu công bố ngày 18/12, lượng băng tan tại Nam Cực kỷ lục trong năm 2023 là nguyên nhân gây ra nhiều cơn bão xuất hiện với tần suất dày hơn ở các vùng mới được phát hiện trên Nam Đại Dương.
Băng trôi tại Vịnh Chiriguano, quần đảo Nam Shetland, Nam Cực. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học cho biết, những nghiên cứu trước đây đã nêu bật tác động của việc mất băng biển đối với quần thể chim cánh cụt, khiến các thềm băng tan chảy ở vùng nước ấm hơn và cản trở Nam Đại Dương hấp thụ khí CO2. Với nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã tập trung khám phá một hậu quả khác: giảm lượng nhiệt khí quyển hấp thụ từ đại dương dẫn đến sự gia tăng các cơn bão.
Kể từ năm 2016, diện tích băng ở Nam Cực đã giảm đáng kể, nhưng tình hình năm 2023 khá tồi tệ khi một lượng băng tan kỷ lục và mùa Đông giá lạnh đã không thể cứu vãn. Nghiên cứu của chuyên gia Simon Josey thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia Anh và các đồng nghiệp đã tập trung vào 3 khu vực có mức độ băng tan chảy cao bất thường. Bằng cách phân tích hình ảnh vệ tinh, dữ liệu về đại dương và khí quyển, cũng như các phép đo gió và nhiệt độ, các nhà khí tượng học phát hiện ra rằng một số khu vực mới không có băng đã chứng kiến lượng nhiệt mất đi gấp đôi so với các giai đoạn ổn định hơn trước năm 2015. Lượng nhiệt mất đi này có liên quan đến sự gia tăng tần suất bão ở những khu vực đó, với tần suất bão vào các tháng 6 và tháng 7 tăng thêm tới 7 ngày mỗi tháng trong năm 2023, so với giai đoạn 1990 - 2015.
Cảnh tàn phá tại làng Kaweni, vùng lãnh thổ Mayotte thuộc Pháp, sau khi bão Chido đổ bộ, ngày 18/12/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Ngoài ra, nghiên cứu cho biết thêm rằng tình trạng mất nhiệt do lượng băng giảm có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông của đại dương và hệ thống khí hậu nói chung.
Đại dương đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và hoạt động như một bồn chứa carbon, lưu trữ hơn 90% lượng nhiệt dư thừa bị giữ lại bởi khí nhà kính. Đặc biệt, băng tan có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và lưu trữ nhiệt của nước đáy Nam Cực, một lớp nước dày và lạnh.
Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh cần có những phân tích sâu hơn để đán.h giá các tác động tiềm tàng của khí hậu trong dài hạn, bao gồm cả cách băng liên tục tan có thể gây ra hậu quả sâu rộng hơn, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến các khu vực xa xôi như vùng nhiệt đới và Bắc bán cầu.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học, nền nhiệt độ toàn cầu tăng cao làm nước biển ấm lên, tạo điều kiện để bão cường độ mạnh có thể hình thành trên biển, sau đó nhanh chóng tăng cấp và di chuyển vào đất liền.
Báo động về tốc độ 'xanh hoá' cực nhanh tại Nam Cực Một số vùng Nam Cực băng giá đang hình thành thảm thực vật xanh mướt với tốc độ đáng báo động trong bối cảnh khu vực này cũng bị tác động từ các đợt sóng nhiệt, dấy lên mối lo ngại về sự thay đổi cảnh quan trên lục địa rộng lớn này. Thảm thực vật, chủ yếu là rêu, tại Bán đảo...