Băng qua đường, bé trai chết thảm dưới gầm xe buýt
Một bé trai vừa mua bánh chạy băng qua đường để về nhà thi bất ngờ bị xe buýt tông thẳng vào rồi cuốn xuống gầm xe.
Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào lúc 13h40′ ngày 27/3, trên đường Độc Lập (phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP HCM). Bé trai bị chết thảm được xác định là Phạm Toni Phúc (8 tuổi, ngụ quận Tân Phú).
Những người chứng kiến vụ tai nạn cho biết, vào thời điểm trên, xe buýt số 30 mang biển số 53N-7133 chạy tuyến chợ Tân Hương – Đại học Quốc Tế do tài xế Trương Văn Út điều khiển đi trên đường Độc Lập. Khi vừa qua ngã tư Độc Lập- Nguyễn Văn Ngọc, xe buýt đã tông vào cháu Phúc khi bé trai này đang chạy băng qua đường.
Hiện trường vụ tai nạn
Do sự việc xảy ra quá bất ngờ tài xế Út không thắng kịp nên đã cuốn bé trai vào gầm rồi kéo đi hơn 5m, bánh xe sau cán ngang người chết tại chỗ.
Video đang HOT
Theo gia đình cháu bé xấu số, cháu Phúc đang học lớp 2 vừa và được một người dì cho tiền đi mua bánh. Khi vừa mua xong quay về băng qua đường thì gặp nạn.
Hiện cơ quan chức năng công an quận Tân Phú đang điều tra làm rõ./.
Theo VOV
Những rắc rối khi xe đạp "hồn nhiên" vi phạm luật giao thông
Xe đạp vốn là phương tiện giao thông "hiền lành" nhất. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng xe đạp lại có thái độ không chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc an toàn giao thông và gây không ít "rắc rối" trên đường phố.
Một buổi chiều trên nút giao thông Thái Hà - Láng Hạ. Dưới sự hướng dẫn của lực lượng CSGT, dòng phương tiện lưu thông tương đối ổn định. Chợt một người phụ nữ đạp chiếc xe thồ cắt ngang qua làn đường hướng Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng ngay khi dòng xe trên làn đường này vừa nhận được hiệu lệnh đi tiếp.
Chừng như thấy "sợ" trước dòng xe dày mà không thể lùi lại, chị ta xuống xe dắt bộ. Các phương tiện lưu thông theo hướng này đều phải ép qua hai bên để tránh, riêng ô-tô phải chịu trận vì không có không gian để tránh qua. Không ít phương tiện phía sau vừa chờ được đèn xanh thì lại mất thêm một nhịp đèn đỏ nữa mới có thể lưu thông tiếp. Đáng nói là trước khi vượt đèn đỏ, người phụ nữ này cũng đã đi ngược chiều trên đường Láng Hạ.
Đó mới chỉ là một trong vô vàn trường hợp mà người đi xe đạp vi phạm luật và gây những sự cố cản trở giao thông.
Tình trạng người đi xe đại vi phạm những lỗi sơ đẳng như vượt đèn đỏ hoặc không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT, đi ngược chiều v.v... thường xuyên xảy ra ở gần như mọi tuyến đường. Nhiều hành vi theo nguyên tắc là vi phạm Luật giao thông đường bộ như sử dụng ô, sử dụng điện thoại di động, mang vác và chở vật cồng kềnh... cũng có thể gặp phổ biến ở người sử dụng xe đạp tham gia giao thông.
Phỏng vấn nhanh một số người đi xe đạp có hành vi vi phạm giao thông ở các tuyến đường có mật độ giao thông dày đặc như Ngã Tư Sở, ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh hay trục Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng... những câu trả lời mà PV nhận được cho thấy hầu hết người sử dụng xe đạp đều ý thức được rằng mình đã phạm luật, nhưng viện ra những lý do rất giống nhau để biện minh: tiết kiệm thời gian, quãng đường di chuyển, v.v... Có người, khi được hỏi đã rất "hồn nhiên" trả lời: "Xe đạp đã nhỏ lại đi chậm, xe khác nhường một tí, đâu ảnh hưởng đến ai!"
Theo phản ánh của người tham gia giao thông, các trường hợp người đi xe đạp vi phạm luật giao thông hầu như luôn được lực lượng CSGT "cho qua" và việc này bị nhiều người cho là không hợp lý và là nguyên nhân khiến những người đi xe đạp có tâm lý coi nhẹ để về sau tiếp tục vi phạm luật.
Chẳng hạn như chuyện chị Hằng (quận Cầu Giấy) bị lực lượng CSGT phạt vi cảnh tại ngã tư Cầu Giấy - Nguyễn Phong Sắc vì lỗi chuyển hướng không bật đèn tín hiệu. Theo chị, mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu ngay lúc đó không có 2 em học sinh còn mặc nguyên đồng phục đi xe đạp vượt qua ngã tư khi đèn đỏ vừa bật sáng, nhưng lực lượng CSGT không hề để ý tới.
"Không để ý đi sai luật thì bị phạt cũng phải chịu, nhưng người chuyển hướng quên không bật xi-nhan như tôi chắc gì đã gây nguy hiểm nhiều hơn mấy cháu học sinh đi xe đạp vượt đèn đỏ. Ít ra, các anh CSGT cũng nên nhắc nhở các cháu chứ không thể phớt lờ hoàn toàn như thế được", chị Hằng bức xúc nói.
Bên cạnh đó, cái sự "không ảnh hưởng đến ai" thực tế cũng không đơn giản như người ta biện hộ. Không ít trường hợp va chạm trên đường phố, lỗi thuộc về người đi xe đạp.
"Nhẹ nhàng" nhất thì như trường hợp của anh Toàn (quận Đống Đa). Chạy xe máy từ trong ngõ ra đường Tôn Đức Thắng, dù đã đi chậm và bật xi-nhan cẩn thận, nhưng ngay tại điểm chuyển hướng, anh vẫn không tránh khỏi đâm sầm vào một cậu học sinh đi chiếc xe đạp "ruồi" di chuyển ngược chiều bên mép phải làn đường. Va chạm không mạnh, nhưng chiếc xe Honda Wave S còn mới tinh của anh Toàn thì đã "xơi" ngay một loạt vết trầy xước thê thảm. "Lúc đó tôi giận tím mặt, nhưng nhìn thằng bé mặt mày tái mét, ấp úng xin lỗi, đành phải nén giận mà cho qua chứ có bắt đền chắc cũng chẳng ăn thua," anh Toàn nói.
Tương tự là trường hợp của anh Hòa (quận Hoàng Mai) khi đang lái ô-tô chạy trên đường Khương Đình, bất thần một người đi xe đạp vượt phải dù khoảng cách giữa xe ô-tô và lề đường rất hẹp, đánh nghiêng qua đầu xe làm anh theo phản xạ phanh gấp, khiến người đi xe máy khác phía sau không chủ động đâm vào đuôi xe ô-tô. So với nhiều sự cố nghiêm trọng hơn mà phần lỗi thuộc về người đi xe đạp, những vụ việc trên chỉ là nhỏ.
Nhìn chung, xe đạp là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường nhất và đáng được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, những người sử dụng loại phương tiện "hiền lành" này cần tôn trọng các quy tắc an toàn giao thông để đảm bảo trật tự cho giao thông và an toàn cho chính bản thân mình.
Theo ANTD
"Nữ quái đường phố" mang "ết" ra "dọa" công an Bị bắt quả tang về hành vi trộm cắp, Nhàn quanh co một hồi, rồi tìm cách tự thương và "giới thiệu" đang bị "ết" để "dọa" lực lượng xét hỏi. Tối 27- 2, Nguyễn Thị Nhàn (SN 1975), HKTT tại phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, hiện sống lang thang, bị CAP Trương Định, quận Hai Bà Trưng bắt...