Băng nghe lén vụ MH17 bị lật tẩy
Truyền thông phương Tây đã lật tẩy một đoạn băng ghi âm với nội dung là cuộc trò chuyện giữa hai điệp viên CIA về vụ máy bay MH17 bị bắn rơi năm ngoái.
Tờ Independent của Anh cho hay đoạn băng này đã bị cư dân mạng lấy ra làm trò cười vì những &’sai sót’ do &’dàn dựng’ theo lối tuyên truyền kiểu Nga.
Đoạn băng này kéo dài bảy phút, được tung ra trong loạt trao đổi qua điện thoại bị nghe lén giữa hai điệp viên của Tình báo Trung ương Mỹ. Dù ngôn ngữ hai &’điệp viên’ này nói là tiếng Mỹ, song cách nói của họ lại không được &’sõi’ như người bản địa.
Một trong hai &’điệp viên’ đã cố tình nói bằng giọng Mỹ lơ lớ. Người còn lại nói giọng Anh trong nửa đầu đoạn băng ghi âm, nửa sau lại dần dần chuyển sang giọng Mỹ.
Kết thúc cuộc trò chuyện đầu tiên, cả hai đều nói từ “Luck” với nhau, trong khi đây lại là câu chào phổ biến trong tiếng Nga.
Hồi đầu tuần này, tờ Komsomolskaya Pravda của Nga đăng tải đoạn băng ghi âm trên giữa hai nhân vật David Hamilton và David L. Stern.
Tờ báo của Nga cho rằng đoạn hội thoại này diễn ra khoảng 3 tuần trước khi máy bay MH17 bị bắn hạ trên bầu trời đông Ukraina, hôm 17/7/2014 khiến 298 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Theo nội dung hội thoại thì hai nhân vật &’điệp viên’ đã ám chỉ tới các &’mệnh lệnh’ mà họ nhận được từ cấp trên để lôi kéo quân ly khai ở đông Ukraina vào vụ rơi máy bay. Họ cũng thảo luận về kế hoạch dự phòng để đặt quả bom bên trong máy bay.
&’Âm mưu’ của kế hoạch này là nhằm gây rắc rối cho Nga.
Trên trang mạng xã hội LinkedIn có ghi lại thông tin về ông Hamilton, hiện đang làm cố vấn về các vấn đề quốc tế, và là nhà tư vấn cho Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ. Còn ông Stern hiện đang là nhà báo tự do tại Ukraina, trước đây từng làm việc cho đài BBC. Một nhân vật David Hamilton được liệt kê trong website mạng lưới doanh nghiệp cho thấy ông này có vẻ như đã từng làm nhà phân tích công nghiệp quốc phòng với CIA từ năm 1997-2000.
Đoạn băng trên đã có 100.000 lượt nghe trên trang YouTube, nhưng rất nhiều người sử dụng đã bình luận nảy lửa về cái chi tiết bất thường trong đó.
“Đây là thứ dở hơi nhất mà lâu nay tôi mới nghe. Với những người không nói tiếng Anh thì họ có thể cảm thấy thứ này thuyết phục, nhưng với một người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ thì họ thừa hiểu rằng các nhân vật này đang đọc một kịch bản vậy”.
Lê Thu
Theo VNN
Hà Lan thấy mảnh vỡ nghi của tên lửa Nga tại hiện trường MH17
Cơ quan điều tra Hà Lan ngày 11/8 cho biết đã xác định được những mảnh vỡ "có khả năng" của tên lửa BUK do Nga chế tạo, tại hiện trường nơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị rơi ở Ukraine tháng 7 năm ngoái, khiến toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng.
Các điều tra viên tin rằng đã thấy những mảnh vỡ của tên lửa tại hiện trường (Ảnh: AAP)
Thông tin được các nhà điều tra quốc tế và Hà Lan công bố trong một thông cáo chung.
Theo đó "một số bộ phận có khả năng xuất phát từ một tên lửa đất đối không BUK" đang được kiểm tra, thông cáo của các công tố viên và Ban an toàn Hà Lan (OVV) khẳng định.
"Những bộ phận này đã được tìm thấy trong các chiến dịch thu gom trước đây tại miền Đông Ukraine, và đang do đội điều tra hình sự và Ban an toàn Hà Lan lưu giữ".
Khi được hỏi liệu những bộ phận đó có phải được tìm thấy tại hiện trường tai nạn hay không, người phát ngôn công tố viên Hà Lan Wim de Bruin cho biết không thể cung cấp thông tin chi tiết ngoại trừ địa điểm "tại miền Đông Ukraine".
Chuyến bay MH17 bị rơi ngày 17/7 năm ngoái, khiến toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng, vào đúng thời điểm đang xảy ra giao tranh ác liệt giữa quân đội Ukraine và các phần tử ly khai ở miền Đông.
Ukraine và nhiều nước phương Tây cáo buộc phe ly khai đã bắn hạ máy bay, và có thể đã sử dụng một tên lửa BUK do Nga cung cấp. Mátxcơva và phe ly khai đều phủ nhận mọi trách nhiệm. Họ cho rằng chính quân đội Ukraine mới phải chịu trách nhiệm.
Thành viên của Đội điều tra hỗn hợp (JIT) gồm đại diện các nước Hà Lan, Ukraine, Malaysia, Úc, Anh, Mỹ và Nga hiện đang nhóm họp tại The Hague, Hà Lan để thảo luận về dự thảo báo cáo về nguyên nhân tại nạn.
Thông cáo của OVV và JIT cho biết, những mảnh vỡ đang được điều tra "có thể cung cấp thông tin thêm về việc ai có liên quan tới vụ tai nạn MH17".
"Vì lí do đó, JIT tiếp tục điều tra về nguồn gốc các bộ phận này. JIT sẽ kêu gọi sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế, trong đó có các chuyên gia khám nghiệm và chuyên gia vũ khí", thông cáo viết.
Dù vậy, cơ quan điều tra nhấn mạnh "tại thời điểm hiện tại chưa thể rút ra kết luận rằng có sự liên hệ rõ ràng giữa các bộ phận được tìm thấy với vụ tai nạn của chuyến bay MH17".
Chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines gặp nạn khi đang trên đường từ Amsterdam tới Kuala Lumpur. Trên máy bay có 298 người, trong đó 2/3 là người Hà Lan. Có nhiều trẻ em trên máy bay cùng gia đình đi nghỉ Hè.
Tháng trước, Nga đã phủ quyết một đề xuất tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc lập tòa án quốc tế để xét xử những ai đứng đằng sau vụ việc.
Thanh Tùng
Theo Dantri/AFP
Nga không chịu trách nhiệm về vụ rơi máy bay MH17 Nga không chịu trách nhiệm về vụ rơi máy bay MH17 của Hãng hàng không quốc gia Malaysia tại miền đông Ukraine cách đây 1 năm. Người phát ngôn điện Kremlin của Nga Dmitry Peskov hôm nay khẳng định, Nga không chịu trách nhiệm về vụ rơi máy bay MH17 của Hãng hàng không quốc gia Malaysia tại miền đông Ukraine cách đây...