Bang Nam Australia đặc biệt quan tâm đến thị trường Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Ngày 12/4, Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm đã tiếp ông Francis Wong, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Nam Australia – Việt Nam.

Bang Nam Australia đặc biệt quan tâm đến thị trường Việt Nam - Hình 1
Đại sứ Phạm Hùng Tâm và ông Francis Wong tại buổi tiếp. Ảnh: TTXVN phát

Theo phóng viên TTXVN tại Australia, tại buổi tiếp, ông Francis Wong đ.ánh giá cao việc hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, coi đây là cơ sở để hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại-đầu tư, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng, dược phẩm….

Ông Francis Wong nhấn mạnh bang Nam Australia rất quan tâm tới thị trường Việt Nam, thể hiện qua chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư bang Nam Australia với sự tham gia của đoàn doanh nghiệp lên tới gần 30 thành viên cùng nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư đa dạng tại nhiều địa phương của Việt Nam.

Ông Francis Wong cũng thông báo với Đại sứ Phạm Hùng Tâm về kế hoạch tổ chức Diễn đàn kinh doanh Australia-ASEAN lần thứ 5 dự kiến trong tháng 8/2024, coi đây là một cơ hội tuyệt vời để kết nối doanh nghiệp các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với doanh nghiệp và chính quyền Australia và mong muốn có sự tham gia tích cực của đoàn Việt Nam.

Đại sứ Phạm Hùng Tâm cảm ơn và đ.ánh giá cao sự đồng hành cũng như những đóng góp của ông Francis Wong và Hội đồng Kinh doanh Nam Australia – Việt Nam trong việc thúc đẩy và xúc tiến thương mại, đầu tư giữa hai nước nói chung và giữa doanh nghiệp Việt Nam với bang Nam Australia nói riêng. Đại sứ đề nghị phía Hội đồng tiếp tục hợp tác và đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp hai bên, hỗ trợ các đoàn địa phương Việt Nam sang Australia xúc tiến thương mại, đầu tư trong những lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và có thế mạnh như đào tạo kĩ sư trong ngành bán dẫn, chuyển đổi năng lượng sạch

Video đang HOT

Hành trình dài tìm đường

Chuyển đổi năng lượng là xu thế không thể đảo ngược, song lộ trình thực hiện lại gặp không ít thách thức để biến cam kết thành hành động đạt mục tiêu.

Sau những nhất trí đạt được tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) năm ngoái, nhiều nước đang lao vào công cuộc tìm kiếm hướng đi phù hợp cho hành trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Và cuộc tìm kiếm này cũng là nội dung bao trùm Hội nghị Tuần lễ Năng lượng quốc tế 2024 vừa diễn ra tại London.

Hành trình dài tìm đường - Hình 1
Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, UAE ngày 13/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Nhìn lại bức tranh năng lượng toàn cầu, có thể điểm lại những "mảng màu sáng, tối" nổi lên rõ nét: Sự bùng nổ năng lượng tái tạo ở Bỉ; Ấn Độ đứng thứ tư thế giới về công suất lắp đặt năng lượng tái tạo; Đức lắp đặt hơn 1 triệu hệ thống pin năng lượng Mặt Trời mới trong năm 2023, tương đương công suất 14 GW, tăng 85% so với năm 2022... Bất chấp những con số ấn tượng trên, lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hoá thạch tăng lên mức kỷ lục mới. Theo Báo cáo Dự án carbon toàn cầu, lượng phát thải khí nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch trên toàn thế giới năm 2023 lên tới 36,8 tỷ tấn, cao hơn 1,1% so với năm trước đó.

Một trong những cam kết lịch sử đạt được tại COP28 là dần dần "chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch". Cam kết này làm dấy lên hy vọng về bước khởi đầu của tương lai năng lượng sạch. Thế nhưng, tương lai ấy dường như vẫn còn mù mịt, khi năng lượng hóa thạch vẫn giữ "vị trí thống trị" trong "kim tự tháp năng lượng". Tại Tuần lễ Năng lượng quốc tế London vừa qua, ông David Whitehouse - Giám đốc điều hành của Offshore Energies UK, Hiệp hội thương mại ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi của Vương quốc Anh, thừa nhận dầu khí vẫn chiếm 75% tổng nguồn cung năng lượng toàn cầu.

Nhiều dữ liệu cho thấy thế giới đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng, song hành trình "cai nghiện" năng lượng hóa thạch còn gặp nhiều trở ngại. Dễ nhận ra hơn cả là sự khác biệt lớn trong hành trình chuyển dịch giữa các nước. Những quốc gia đi tiên phong thường có lợi thế về sản xuất năng lượng tái tạo và họ đã khai thác thế mạnh này cùng với tiềm lực tài chính. Trong khi đó, nhiều nước khác, chủ yếu là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, vẫn đang loay hoay giải bài toán chuyển đổi năng lượng.

Đi đầu là những nước ở châu Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Phần Lan và Mỹ. Theo Chỉ số hiệu quả môi trường 2022, Đan Mạch được đ.ánh giá là một trong những nền kinh tế xanh có mức độ thành công lớn nhất thế giới trong chuyển đổi năng lượng để bảo vệ môi trường. Đứng thứ hai và ba lần lượt là Anh và Phần Lan. Kinh nghiệm cho thấy Đan Mạch đã phát triển năng lượng điện gió trong các kế hoạch phát triển năng lượng của nước này từ năm 1976. Cho đến nay, hơn 40% sản lượng điện năng của Đan Mạch đến từ điện gió.

Nếu như lĩnh vực điện gió đang tạo ra động lực đạt các mục tiêu năng lượng xanh của nhiều nước châu Âu, thì không ít nước châu Phi vẫn đang loay hoay huy động vốn đầu tư cho nỗ lực chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hydro xanh cho những tiềm năng chưa được khai thác. Chẳng hạn như Kenya, để huy động vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm thúc đẩy nền kinh tế xanh, quốc gia Đông Phi này đang đẩy mạnh hợp tác với Liên minh châu Âu (EU).

Cũng có không ít tín hiệu tích cực. Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA) ghi nhận năm 2023 đ.ánh dấu "sự lên ngôi" của năng lượng tái tạo và năng lượng sạch ở cấp độ toàn cầu. Năng lượng tái tạo được bổ sung vào các hệ thống năng lượng trên toàn thế giới đã tăng gần 50%, đạt gần 510 GW, chủ yếu nhờ hơn 130 quốc gia thúc đẩy chính sách năng lượng phù hợp với xu hướng toàn cầu. Công suất năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới, nhất là ở châu Âu và Mỹ.

Những số liệu ấn tượng này chính là động lực làm dấy lên hy vọng rằng con đường hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C là khó khăn nhưng vẫn còn cơ hội.

Để đi tiếp trên hành trình này, thế giới cần vượt qua những thách thức, gồm khác biệt về chính sách giữa các nước gây trở ngại cho việc áp dụng rộng rãi các giải pháp năng lượng tái tạo, chi phí vốn ban đầu cho cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, khiến các cá nhân và doanh nghiệp khó chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Ngoài ra, tính không liên tục của các nguồn năng lượng tái tạo có thể khiến việc cung cấp một nguồn năng lượng đáng tin cậy trở nên thách thức

Trước tình hình này, các cuộc thảo luận tại London đ.ánh giá lại vai trò "bước đệm" của khí phát thải ít carbon như khí hydro, khí sinh học, khí tự nhiên hoá lỏng, trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Vấn đề đặt ra là quá trình khoan khai thác, chiết xuất và vận chuyển khí tự nhiên lại gây phát thải metan - một loại khí gây ấm lên toàn cầu gấp nhiều lần so với CO2.

Tại COP26, các nước đã ký Cam kết giảm phát thải metan toàn cầu ở mức 30% vào năm 2030 so với mức năm 2020. Đến COP28, 50 công ty dầu khí chiếm 40% sản lượng toàn cầu đã cam kết khử carbon và giảm lượng khí metan trong hoạt động từ nay đến năm 2050. Thế nhưng, tốc độ thực hiện cam kết chưa đạt kỳ vọng.

Giám đốc điều hành của Offshore Energies UK David Whitehouse giải thích việc các công ty năng lượng chậm chuyển đổi là do vẫn cần nguồn thu từ dầu khí để đầu tư vào năng lượng mới. Cuộc tranh luận nóng lên khi vấp phải luồng ý kiến phản biện.

Trong khi thế giới vẫn đau đầu cân bằng phương trình "bước đệm" trong chuyển đổi năng lượng và cắt giảm khí thải metan từ các loại khí, thì một số nước chưa có nguồn đầu tư mạnh đã chọn cách tăng tiêu thụ khí tự nhiên. Ví dụ, Ấn Độ coi khí đốt tự nhiên là nhiên liệu chuyển tiếp trong quá trình hướng tới mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào năm 2070.

Trong bối cảnh đó, những giải pháp "công nghệ" đã được xướng tên, mà trước hết là công nghệ thu giữ CO2. Lâu nay, có hai luồng ý kiến trái chiều về công nghệ thu hồi và lưu giữ CO2. Những người ủng hộ tin rằng công nghệ lưu giữ CO2 là "phao cứu sinh" giúp giảm thiểu lượng phát thải, song một số nhà nghiên cứu, nhà vận động và nhóm vận động môi trường cho rằng những công nghệ này không phải là một giải pháp.

Ông Jim Skea - thành viên Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đ.ánh giá công cuộc triển khai công nghệ thu hồi và lưu trữ CO2 vẫn là thách thức, so sánh việc thu giữ CO2 "chẳng khác nào nỗ lực đẩy nước lên đồi cao". IEA cũng kêu gọi ngành dầu khí từ bỏ "ảo tưởng" rằng thu hồi carbon là một giải pháp cho biến đổi khí hậu, thay vào đó thúc đẩy các công ty năng lượng tăng cường đầu tư vào năng lượng sạch.

Vậy là các nước lại chuyển sang đặt cược vào "yếu tố làm thay đổi cuộc chơi" khác. Đó là công nghệ sản xuất nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp hơn, như hydro, amoniac và nhiên liệu tổng hợp, được kỳ vọng thay thế cho dầu mỏ và khí đốt. "Ván cược" khiến cuộc đua trong lĩnh vực công nghệ này trở nên rầm rộ. Saudi Arabia đang xây dựng nhà máy hydro xanh lớn nhất thế giới với vốn đầu tư khổng lồ 8,4 tỷ USD, công suất dự kiến 600 tấn hydro xanh mỗi ngày khi hoạt động vào cuối năm 2026.

Trong khi chờ đợi những kết quả hữu hình, cuộc tranh luận tại London tập trung vào thị trường giao dịch và cơ chế định giá carbon, như một công cụ chính sách để giảm phát thải khí nhà kính. Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu khuyến khích sử dụng các cơ chế thị trường như vậy, song vẫn còn những quan ngại về thị trường carbon tự nguyện, cách thức định giá và tính minh bạch trong giao dịch. Chính những vấn đề phức tạp này mà COP28 vừa qua đã "lỡ nhịp" khi không thể đạt được thỏa thuận về những quy định mới cho phép triển khai thị trường giao dịch carbon giữa các nước và giữa các doanh nghiệp.

Rõ ràng hành trình tìm đường thực hiện các mục tiêu năng lượng vẫn còn khá gập ghềnh, song các quốc gia đều phải quyết tâm vượt qua, bởi những cam kết chống biến đổi khí hậu là điều không thể từ bỏ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

'Phó tướng' của ông Trump phá kỷ lục theo cách tồi tệ nhất
06:49:21 26/07/2024
Hàng nghìn người kẹt trong bão Gaemi, liệu các siêu đô thị Philippines đã đạt đến giới hạn?
21:27:31 25/07/2024
Cây điều lớn nhất thế giới bao phủ diện tích hơn 8.000 m2
20:33:15 25/07/2024
Philippines chạy đua với thời gian để ngăn sự cố tràn dầu lớn nhất trong lịch sử
06:46:59 26/07/2024
Tổng thống Biden sẽ làm gì trong thời gian cuối ở Nhà Trắng
08:56:42 26/07/2024
Cựu Tổng thống Trump chuyển hướng đối đầu với bà Harris ra sao
16:22:27 25/07/2024
Ngoại trưởng Mỹ lùi lịch trình chuyến thăm châu Á
15:21:42 25/07/2024
Ông Obama dự định ủng hộ bà Harris tranh cử tổng thống
08:56:06 26/07/2024

Tin đang nóng

Thúy Vinh nói về vụ kiện 13 năm với Thanh Thảo: "Đó là học phí đắt nhất"
07:02:53 27/07/2024
Á hậu bị tung tin hẹn hò Shark Bình tiết lộ quan hệ yêu đương, ai nghe cũng sốc
07:37:21 27/07/2024
Tiểu Yêu của 'Trường Tương Tư' là nhân vật gây tranh cãi nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện giờ?
06:02:05 27/07/2024
Cường Đôla bị yêu cầu giải trình sau hơn 3 ngày thay thế mẹ ruột làm CEO
06:39:06 27/07/2024
Hòa Minzy và con trai lặng lẽ bên đường tiễn đưa Bác Trọng, cõi mạng xúc động
10:24:58 27/07/2024
Thực hư thông tin cô gái làm ở Samsung lây truyền HIV cho 16 người ở Thái Nguyên
07:19:15 27/07/2024
Call me Duy lợi dụng Quốc tang bán hàng bất chấp, bị mắng té tát phải xin lỗi
09:05:27 27/07/2024
Vợ Đức Tiến lên tiếng trước tin đồn chồng bị hãm hại: "Đã có kết quả điều tra chính thức"
07:05:41 27/07/2024

Tin mới nhất

Truyền thông Cuba dành nhiều không gian tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

05:46:14 27/07/2024
Cuba là nước đầu tiên tuyên bố dành 3 ngày tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đây là minh chứng cho tình anh em đặc biệt giữa hai dân tộc.

Dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Campuchia

05:34:08 27/07/2024
Cùng chung cảm nhận với Đại sứ Việt Nam, Đại tướng Yun Min chia sẻ cảm xúc nghẹn ngào với quân đội và toàn thể nhân dân Việt Nam khi mất đi một nhà lãnh đạo xuất sắc - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN+1

05:31:24 27/07/2024
Trong khuôn khổ các Hội nghị ASEAN+1, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt và Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae Yul đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc.

Ấn Độ và Trung Quốc có thêm địa điểm được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

05:26:06 27/07/2024
Các chuyên gia UNESCO đ.ánh giá kiến trúc và kỹ năng của thợ xây khu gò mộ này có thể so sánh với những lăng tẩm của các triều đại Trung Quốc và các kim tự tháp ở Ai Cập.

Israel đưa ra các điều kiện mới cho thỏa thuận ngừng b.ắn ở Gaza

05:23:41 27/07/2024
Tuy nhiên, quan chức giấu tên cho biết Hamas đã bác bỏ điều kiện này. Các nguồn tin nói rằng Israel cũng yêu cầu trao quyền kiểm soát biên giới giữa Gaza và Ai Cập cho quân đội nước này..

Pháp: Cơ quan công tố điều tra vụ phá hoại đường sắt trước thềm Olympic

05:15:06 27/07/2024
Các hành vi ác ý này đã gây gián đoạn nghiêm trọng đối với các tuyến đường sắt Đại Tây Dương, các tuyến miền Bắc và miền Đông nước Pháp.

Mưa lớn gây lũ lụt và lở đất ở Đông Bắc Nhật Bản, ít nhất 2 người t.hiệt m.ạng

05:12:43 27/07/2024
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã hạ cấp độ cảnh báo mưa lớn tại 6 thành phố ở tỉnh Yamagata, nhưng vẫn duy trì cảnh báo nguy cơ lũ lụt và lở đất.

LHQ đưa tu viện ở Gaza vào danh sách di sản đang bị đe dọa

05:08:57 27/07/2024
Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới UNESCO Lazare Eloundou Assomo nhấn mạnh rằng đây là cách duy nhất để bảo vệ tu viện Saint Hilarion khỏi bị phá hủy trong bối cảnh xung đột dai dẳng hiện nay.

Anh và Đức cân nhắc hợp tác chế tạo tên lửa có khả năng tấn công vũ khí hạt nhân của Nga

05:06:36 27/07/2024
Nguồn tin cho biết các tên lửa này dự kiến được triển khai tại Đức, thay thế các tên lửa tầm xa của Mỹ được triển khai tại nước này từ năm 2026, bao gồm SM-6, Tomahawk và các tên lửa siêu thanh đang phát triển.

Australia, New Zealand, Canada kêu gọi lệnh ngừng b.ắn ở Gaza

05:05:12 27/07/2024
Tuy nhiên, tuần trước, Bộ Ngoại giao Israel đã bác bỏ quan điểm trên của ICJ, đồng thời cho rằng giải pháp chính trị trong khu vực chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán.

Nổ mỏ khí đốt gây thương vong ở Nga

05:03:49 27/07/2024
Mỏ khí đốt trên do một công ty thuộc Tập đoàn năng lượng nhà nước Rosneft của Nga vận hành. Vụ nổ xảy ra khi các nhân viên đang chuẩn bị sửa chữa một số thiết bị.

Nga phản ứng trước việc EU chuyển tài sản đóng băng cho Ukraine

04:59:34 27/07/2024
Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho biết: Hôm nay, chúng tôi chuyển 1,5 tỷ euro từ các tài sản bất động sản của Nga cho Ukraine để tái thiết và phòng thủ .

Có thể bạn quan tâm

Bức tranh mùa thu đồng quê Mỹ đẹp mê đắm qua ống kính chàng trai Việt

Du lịch

11:59:04 27/07/2024
Qua ống kính của mình, chàng trai Việt Huy (Khánh Hoà) đã vẽ bức tranh tuyệt mỹ về mùa thu New England (Mỹ) trong bộ áo đủ gam màu đỏ, vàng, cam xen kẽ với những hồ nước tĩnh lặng.

Cứu sống cụ bà 92 t.uổi bị u đại trực tràng, suy kiệt nặng

Sức khỏe

11:44:54 27/07/2024
Mổ nội soi cho người cao t.uổi ekip gây mê cũng gặp nhiều thử thách, phải chọn được thuốc gây mê, thuốc giãn cơ phù hợp với thể trạng người bệnh, phối hợp chặt chẽ với ekip phẫu thuật.

Lady Gaga gây thất vọng ở khai mạc Olympic Paris, Celine Dion trở lại chấn động

Sao âu mỹ

11:34:56 27/07/2024
Người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới đều đang hướng về Thế vận hội Paris 2024 (Olympic Paris). Đêm khai mạc vừa diễn ra, đã để lại nhiều dấu ấn khó phai, đáng chú ý khi có sự xuất hiện của Lady Gaga và Celine Dion.

Trải qua nhiều biến cố, đôi bạn thân đã cùng nhau về quê mua một căn nhà rộng 110m2 để kỷ niệm t.uổi 30

Sáng tạo

11:32:03 27/07/2024
Tình bạn khác với gia đình và tình yêu. Nhiều khi, người hiểu bạn nhất không phải là gia đình hay người yêu của bạn mà là người bạn thân nhất của bạn.

Lôi Con hát hit triệu view khiến Sơn Tùng "mê mệt", vui sướng nhún nhảy khắp nhà

Netizen

11:31:12 27/07/2024
Lôi Con luôn là nhóc tỳ có sức hút nhất nhì cộng đồng mạng Việt Nam với vẻ ngoài đáng yêu cùng những khoảnh khắc vui nhộn. Lôi Con không ít lần thể hiện sự yêu thích với nhạc Việt khi trổ tài cover các bài hát đình đám khiến chủ hit thí...

Từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch, 3 con giáp sau phát tài cực nhanh, giàu sang phú quý không ngờ

Trắc nghiệm

11:01:17 27/07/2024
Theo tử vi từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch cho biết, 3 con giáp sau được dự đoán phát tài cực nhanh, đổi đời nghèo khó, giàu sang phú quý không ngờ.

Phối đồ gam màu xám giúp bạn nâng tầm phong cách như thế nào?

Thời trang

11:01:17 27/07/2024
Trong thế giới thời trang, gam màu xám luôn chiếm một vị trí đặc biệt nhờ vào sự linh hoạt và tính thời thượng của nó.

Long Nhật miễn phí toàn bộ vé vào cổng liveshow kỉ niệm 35 năm ca hát

Nhạc việt

10:57:22 27/07/2024
Live show Người con xứ Huế kỉ niệm 35 năm ca hát của ca sĩ Long Nhật sẽ được tổ chức vào ngày 3/8/2024 tại Sân khấu Bia Quốc Học, Thành phố Huế và sẽ được miễn phí toàn bộ vé vào xem cho khán giả.

Erling Haaland đã sẵn sàng cho 'mùa giải khắc nghiệt nhất'

Sao thể thao

10:53:52 27/07/2024
Haaland đã ghi 90 bàn thắng trong 98 lần ra sân trong 2 năm cho Man.City. Tuy nhiên, hiệu suất ghi bàn có thể còn cao hơn nếu chấn thương không ảnh hưởng quá nhiều đối với siêu t.iền đạo người Na Uy ở mùa qua

Phong cách tiểu thư nhí nhà "hoa hậu giàu nhất Việt Nam", sang không kém mẹ, diện cả đồ hiệu ngàn đô

Phong cách sao

10:52:17 27/07/2024
Hoa hậu Hà Kiều Anh và ông xã Huỳnh Trung Nam có với nhau 3 nhóc tì, hai con trai Vương Khang, Vương Khôi và con gái út Viann.

Review Sweet Home 3: Kết phim vụng về gây thất vọng, Song Kang, Lee Do Hyun có cứu được nội dung?

Phim châu á

10:52:02 27/07/2024
Từng là dự án phim rất thành công trong mùa 1, Sweet Home lại khiến nhiều khán giả thất vọng khi mùa 3 lên sóng với nội dung lộn xộn và cái kết vụng về.