Bang Mỹ yêu cầu tử tù chọn xử bắn hoặc ghế điện
Bang Nam Carolina ban hành luật yêu cầu tử tù chọn giữa xử bắn và ghế điện, khi phương án tiêm thuốc độc bị dừng 10 năm vì thiếu thuốc.
“Tuần này, tôi đã ký ban hành luật cho phép bang thi hành án tử hình. Chúng ta nợ gia đình và người thân các nạn nhân một cái kết và công lý theo pháp luật. Bây giờ, chúng tôi có thể mang đến điều đó”, Thống đốc Nam Carolina Henry McMaster đăng Twitter cuối tuần qua.
Thống đốc đảng Cộng hòa muốn tiếp tục các vụ hành hình sau 10 năm gián đoạn do thiếu thuốc để thực hiện hình thức tiêm thuốc độc. Trước khi việc thi hành án tử hình bị tạm dừng, tử tù phải lựa chọn giữa ghế điện và tiêm thuốc, và họ sẽ bị tiêm thuốc nếu không đưa ra lựa chọn.
Luật mới, được ký ban hành hôm 14/5, khiến ghế điện trở thành tùy chọn mặc định nếu không thể tiêm thuốc độc, nhưng tử tù có thể chọn biện pháp thay thế là xử bắn.
Video đang HOT
Một phòng tử hình tại nhà tù bang Nevada, Mỹ. Ảnh: AP .
Nhóm vận động tù nhân địa phương Incarcerated Outreach Network gọi động thái này là “kinh hoàng, gây sốc, ghê tởm”, trong khi chi nhánh Nam Carolina của Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) xem đây là “cách tìm ra phương pháp mới để nối lại các vụ hành hình trong một hệ thống phân biệt chủng tộc, tùy tiện và dễ mắc sai sót”.
“Hệ thống tư pháp hình sự của Nam Carolina mắc sai lầm”, giám đốc điều hành ACLU Frank Knaack cho hay. “Tuy nhiên, án tử hình chẳng có gì thay đổi. Người da màu chiếm hơn một nửa án tử hình ở Nam Carolina, dù chỉ chiếm 27% dân số bang”.
Tử hình bằng ghế điện không được sử dụng ở Nam Carolina từ năm 2008. Vụ hành quyết cuối cùng bằng tiêm thuốc độc diễn ra năm 2011, theo Sở Cải huấn của bang.
Nam Carolina là bang thứ tư của Mỹ cho phép tử hình bằng cách xử bắn, bên cạnh Mississippi, Oklahoma và Utah. Chỉ có ba tử tù bị xử bắn, tất cả đều ở Utah, từ khi Tòa án Tối cao Mỹ khôi phục án tử hình năm 1976.
Tình trạng thiếu hụt trầm trọng các loại thuốc tiêm tử hình đã kéo dài vài năm do một số phòng thí nghiệm lớn từ chối bán sản phẩm này cho các nhà tù Mỹ để tránh bị mang tiếng xấu.
Việc tiêm thuốc độc thường được thực hiện với ba chất được tiêm liên tiếp: chất đầu tiên gây hôn mê, chất thứ hai làm tê liệt và chất thứ ba làm ngừng tim. Nhưng trong một số vụ tử hình những năm gần đây, loại thuốc đầu tiên không thể khiến tù nhân bất tỉnh hoàn toàn, khiến họ đau đớn tột độ trước khi chết.
Tòa án Tối cao Mỹ dự kiến 'chặn cửa' thẻ xanh với một số đối tượng đặc biệt
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 19/4 có chủ trương ngăn hàng nghìn người nhập cư sống tại Mỹ đăng ký trở thành công dân vĩnh viễn với tấm thẻ xanh, đi ngược lại mong muốn của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Tòa án Tối cao Mỹ tại Washington. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP đưa tin luật mới có thể áp dụng với những người nhập cư đến Mỹ trái phép và thuộc diện Tình trạng được bảo vệ tạm thời (TPS). Thẩm phán Clarence Thomas thuộc Tòa án Tối cao Mỹ nhấn mạnh: "Họ rõ ràng không được chấp nhận tại biên giới".
TPS thường dành cho người đến từ những quốc gia bất ổn vì chiến tranh, thảm họa thiên nhiên. Người nhập cư thuộc diện TPS có thể tránh khỏi việc bị trục xuất và được phép làm việc hợp pháp tại Mỹ. Tổng thống Joe Biden ủng hộ việc thay đổi luật để những người nhập cư thuộc diện TPS trở thành công dân Mỹ.
Có khoảng 400.000 người thuộc diện TPS, họ đã sống tại Mỹ trong nhiều thập niên, tạo dựng công việc, lập gia đình tại Mỹ. Chính quyền Tổng thống Biden muốn tạo điều kiện để họ có được thẻ xanh nếu được lưỡng viện quốc hội thông qua. Dự luật tạo điều kiện để người nhập cư đến Mỹ vì lý do nhân đạo được điều chỉnh trạng thái định cư đã được Hạ viện thông qua nhưng vẫn còn nhiều khía cạnh chưa chắc chắn tại Thượng viện.
Một trường hợp được nêu ví dụ là những người El Salvador đến Mỹ từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Trong năm 2001, Mỹ đã bảo vệ về mặt pháp lý với những người El Salvador đến Mỹ sau các trận động đất tại quê nhà họ. Người dân từ 10 quốc gia khác cũng được bảo hộ tương tự là Haiti, Honduras, Nepal, Nicaragua, Somalia, Nam Sudan, Sudan, Syria, Venezuela và Yemen.
Chính quyền Tổng thống Biden đang đối mặt với một khủng hoảng tại biên giới với Mexico khi làn sóng người nhập cư từ Trung Mỹ đổ về đây. Theo dữ liệu của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, số người nhập cư đến biên giới Mỹ-Mexico trong tháng 3 đã tăng 71% so với tháng 2.
Bắt sĩ quan ngăn cản người da màu đi dạo Sĩ quan Pentland bị bắt sau khi xuất hiện video anh lớn tiếng quát nạt và xô đẩy, đuổi một người đàn ông da màu đang đi dạo. Cơ quan cảnh sát hạt Richland, bang Nam Carolina, hôm 14/4 thông báo đã bắt sĩ quan da trắng Jonathan Pentland, 42 tuổi, vì tội tấn công với một người đàn ông da màu trong...