Bằng khen giáo sư không quan trọng, sao Ngọc Sơn lại quỳ tặng mẹ?
Trả lời phỏng vấn, ca sĩ Ngọc Sơn chia sẻ rằng các danh hiệu như “Ông hoàng nhạc sến”, nhạc sĩ, giáo sư… mà mọi người đặt cho anh chỉ là phù du…
Sau khoảng thời gian dài “mờ nhạt” trên các phương tiện thông tin đại chúng, Ngọc Sơn bất ngờ trở thành tâm điểm của sự chú ý khi công khai tấm bằng khen gọi anh là “giáo sư âm nhạc”.
Bằng khen được nam ca sĩ quỳ gối gửi đến mẹ ngay trên sân khấu của một đêm nhạc. Đáng tiếc, thông điệp đầy ý nghĩa về tình mẫu tử – cũng là tên nhạc phẩm mà Ngọc Sơn chọn để tự đệm đàn, hát tặng mẹ trong buổi biểu diễn lại không lan toả mạnh mẽ như tư liệu ảnh về tấm bằng khen đặc biệt.
Không khó để nhận thấy hai luồng ý kiến trái ngược nhau trong cộng đồng mạng. Một bên bênh vực Ngọc Sơn chỉ trích cả đơn vị trao tặng lẫn cá nhân ký tặng bằng khen đã bộc lộ sự thiếu nghiêm túc trong việc khen thưởng, làm ảnh hưởng đến hình tượng điềm đạm, nho nhã mà nam ca sĩ đã cố gắng duy trì kể từ liveshow “Dấu ấn”.
Bên còn lại cho rằng sự nhầm lẫn của nam ca sĩ về sự ghi nhận của Nhà nước đối với sự nghiệp ca hát của mình là khó chấp nhận, bởi chức danh “Giáo sư âm nhạc” không tồn tại trong thực tế và bản thân ca sĩ hẳn biết rõ mình đã được hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư hay chưa.
Hẳn bạn đọc cũng biết rằng, chẳng có một tấm bằng khen đúng nghĩa, đầy đủ giá trị và tính pháp lý nào lại không tuân theo quy định của luật Thi đua khen thưởng, chưa được đối chiếu với các quy định của các đơn vị, bộ, ngành để xét tặng đúng theo quy định của pháp luật. Vừa qua, sự xuất hiện của chức danh “Giáo sư âm nhạc” trong bằng khen đã khiến nhiều người nhầm tưởng đó là giấy chứng nhận, phong tặng giáo sư cho Ngọc Sơn, và chuyện người ký tặng bằng khen là Tiến sĩ đã kéo nó vào danh sách những hình thức tuyên dương “độc đáo” nhất Việt Nam, là “đối thủ đáng gờm” của tờ giấy khen từng mặt một thời gây xôn xao dư luận.
Video đang HOT
Nhìn nhận vụ việc dưới góc nhìn của một khán giả bình thường, không phải chuyên gia âm nhạc hay fan hâm mộ cuồng nhiệt, tôi nghĩ rằng đây chỉ là một sự cố ngoài ý muốn chứ không phải một chiêu PR của Ngọc Sơn, dù đúng là anh đã tạo ra nhiều trò lố trong quá khứ.
Từ lúc còn cắp sách đến trường tới khi đi làm, va chạm ngoài xã hội, ai chẳng được những người xung quanh đặt cho một cái tên khác, thay cho tên chính thức thường gọi. Những “Mít Đặc”, “Biết Tuốt”, “Công chúa”, “Phù Thủy”… mô tả một phần đặc điểm, tính cách của “khổ chủ” đồng thời biểu thị đánh giá, tình cảm của người đặt tên. Tương tự, “Giáo sư âm nhạc” ở đây không phải là chức danh, học hàm, học vị mà chỉ là cách gọi của một bộ phận công chúng. Xét ra, thì vị Chủ tịch hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam hoàn toàn có thẩm quyền khen tặng các hội viên xứng đáng.
Nếu tôi là Ngọc Sơn, tôi chỉ cần lên tiếng xin lỗi vì không đọc kỹ bằng khen, hoặc cùng lắm trách anh đánh máy tiếc rẻ một cặp ngoặc kép, những khán giả thông minh chắc chắn sẽ hiểu và cảm thông cho anh. Nhưng trong phần trả lời phỏng vấn mới đây, anh nói: “Mọi người đặt cho tôi rất nhiều danh hiệu như “Ông hoàng nhạc sến”, nhạc sĩ, giáo sư… nhưng đó chỉ là phù du, tôi lúc nào cũng chỉ là tấm thân nhỏ bé của đại gia đình chứ không sân si bất cứ điều gì. Bằng gì thì bằng nhưng tấm bằng quan trọng nhất là tình yêu của đại gia đình khán giả dành cho Ngọc Sơn, thành ra bằng khác nếu có thì vui thôi chứ không quan trọng”.
Những lời này chẳng những “đập lại” chia sẻ ban đầu của nam ca sĩ về danh hiệu giáo sư (“không chỉ là nguồn động viên mà còn là động lực để anh tiếp tục phấn đấu, cống hiến cho âm nhạc và tiếp tục chia sẻ, dìu dắt các thế hệ ca sĩ đàn em tiếp tục cố gắng theo đuổi hết mình với nghề nghiệp”) mà còn khiến hành động quỳ trên khấu của anh đột nhiên trở nên vô nghĩa, vì tấm bằng mà anh sử dụng để tặng mẹ vốn “không quan trọng” với anh.
Và một khán giả như tôi, thực sự cảm thấy buồn vì điều đó…
Theo NĐT
Nhà văn Chu Lai: Ai cho phép Hội Nghệ nhân&Thương hiệu Việt Nam sắc phong danh hiệu?
Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đang "lạm phát" thuật ngữ
Liên quan đến việc nam ca sĩ Ngọc Sơn được Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam (thuộc Bộ Công thương) phong tặng danh hiệu "giáo sư âm nhạc", đại tá, nhà văn Chu Lai cho rằng, việc phong tặng danh hiệu trên hết sức hồn nhiên và tùy tiện.
Ông khẳng định, Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đang "lạm phát" thuật ngữ và danh hiệu phong tặng. Điều này, dễ khiến việc phong tặng rơi vào vùng "chợ trời danh hiệu".
Bản thân nam ca sĩ Ngọc Sơn - người "may mắn" được hưởng danh hiệu đó cũng phải... "sững người". Song chính bản thân "ông hoàng nhạc sến" lại rất lấy làm hoan hỉ vì "danh hiệu cao quý" đó. Hai sự hoan hỉ gặp nhau tạo nên sự tối tăm, thúc vào nền văn hóa nghệ thuật sự hài hước, thậm chí gây ra bực tức, cáu kỉnh và phẫn nộ. Nhà văn Chu Lai nói: Đã đến lúc giới chức trách phải căn chỉnh tất cả, nhìn nhận mọi việc một cách chín chắn hơn, thấu cảm hơn để thỏa đáng người được nhận, người phong tặng và khán giả.
Ca sĩ Ngọc Sơn nhận bằng khen "giáo sư âm nhạc" vấp phải sự phản đối của nhiều người trong giới phê bình nghệ thuật. Ảnh: FBNV
"Một ca sĩ chỉ hát nhạc bolero, tai tiếng kha khá, chưa đứng trên bục giảng bao giờ, chưa có công trình nghiên cứu khoa học sáng láng lại ngẫu nhiên đứng giữa trời nói tôi là "giáo sư âm nhạc" quả thật không thể chấp nhận được. Điều này khiến cho các nhà nghiên cứu âm nhạc, giáo sư đầu ngành nghĩ rằng, hóa ra cả cuộc đời mình để tiến tới một đỉnh cao về trí tuệ lại trở thành trò cười thiên hạ" - tác giả của tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng bộc bạch.
"Đừng biến danh hiệu trở thành một món hàng"
Đối với Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam vừa phong tặng danh hiệu cho Ngọc Sơn, nhà văn nhìn nhận, đơn vị này cần phải thấy việc làm của mình quá vô duyên và phi lý. "Người ta nói rằng, có những hội tồn tại trên đời này chỉ cần có chút vật chất "bơm" vào, thậm chí mua các danh hiệu bằng vật chất, nhưng đó là quan điểm thiếu hiểu biết. Chả nhẽ trên đời này, một hầu bao lại có thể mua được khát vọng một đời người về trí tuệ. Tôi cho rằng, Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam với sự "sắc phong" tùy tiện này có nên tồn tại nữa hay không?".
Nhà văn Chu Lai rất bất bình khi Ngọc Sơn nhận danh hiệu "giáo sư âm nhạc". Ảnh: Cường Ngô
"Đơn vị chuyên môn về công thương, công nghiệp, kinh doanh, sản xuất lại có quyền phong danh hiệu "giáo sư âm nhạc" chẳng phải là đang biến danh hiệu, trí tuệ nghệ thuật thành mặt hàng kinh doanh trên thị trường sao. Điều này không chỉ xúc phạm đến những giáo sư, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu âm nhạc mà còn xúc phạm đến những người có lương tri ở cuộc đời này." - Nhà văn Chu Lai gay gắt.
Theo quan điểm của nhà văn, với vụ việc trên, Bộ Công thương và Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam cần phải nói lời xin lỗi.
"Những gì mình không có thì không bao giờ được nhận. Những gì mình không được phép phong thì không bao giờ được hạ bút phong. Đồng tiền là vĩ đại nhưng đồng tiền mà "réo" vào lòng người, làm thay đổi giá trị đạo đức và nền tảng tư duy thì không bao giờ chấp nhận được".
Theo Lao Động
Hội Nghệ nhân và thương hiệu VN sẽ thu hồi bằng khen của Ngọc Sơn Ông Lê Ngọc Dũng, Chủ tịch hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam cho biết, ca sĩ Ngọc Sơn không chứng minh là giáo sư, hội sẽ thu hồi bằng khen Theo đó, sau ngày 21.8 không thể liên lạc được với ông Lê Ngọc Dũng, ngày 22.8 ông Dũng đã trả lời nhanh về vụ việc ký và trao tặng bằng...