“Bang Hội Tranh Đoạt Chiến 4″ Kiếm Thế khởi động
Giải Bang Hội Tranh Đoạt Chiến lần 4 (BHTĐC 4) Kiếm Thế đã tìm thấy 64 ứng viên đại diện. Từ ngày 12/11 – 25/12/2011, các đội này sẽ tiếp tục tranh tài để tìm ra Bang Hội Vô Song.
Tương tự mùa giải trước, BHTĐC 4 sẽ chia làm 02 tuyến giải Hoàng Kim và Bạch Ngân. Mỗi tuyến 32 đội. Đồng thời, hình thức thi đấu Tống Kim và bảo vệ Nguyên Soái vẫn được giữ lại.
Vòng bảng sẽ diễn ra từ ngày 26/11 – 10/12/2011. Các đội sẽ tham gia bốc thăm để chia thành 8 bảng và tranh tài theo vòng tròn tính điểm. Các lượt trận sẽ diễn ra ngẫu nhiên trên 01 trong 03 bản đồ: Giả Dụ Quan, Bàn Long Cốc Chiến và Ngũ Trượng Nguyên Chiến. Phần thưởng cho mỗi trận ở vòng bảng bao gồm: 10.000 đồng khóa, 100 vạn bạc khóa cho mỗi thành viên đội thắng và 5.000 đồng khóa, 50 vạn bạc khóa cho mỗi thành viên đội thua. Thời gian trao thưởng diễn ra từ ngày 19 – 21/12/2011.
BHTĐC – Giải đấu quy tụ đông đảo thành viên tham gia
Sau vòng bảng, 16 đội xuất sắc nhất sẽ tiếp tục vào vòng chung kết diễn ra từ ngày 11 – 25/12/2011. Trong đó, vòng 1/16 và vòng tứ kết sẽ diễn ra ngẫu nhiên trên 01 trong 03 bản đồ: Giả Dụ Quan, Bàn Long Cốc Chiến và Tề Thủy Kiều Chiến. Riêng vòng bán kết và chung kết xếp hạng sẽ diễn ra trên 01 trong 03 bản đồ đã bốc thăm bao gồm: Giả Dụ Quan, Bàn Long Cốc Chiến và Tề Thủy Kiều Chiến.
Vũ khí Tần Lăng Hoàng Kim – một trong những vật phẩm thưởng dành cho người chiến thắng
Kết thúc giải đấu, phần thưởng được trao cho 16 bang hội theo thứ hạng từ cao đến thấp bao gồm: Hàng Long Phục Hổ Quán, Vũ Khí Tần Lăng Hoàng Kim, Vũ Khí Tần Lăng Bạch Ngân, Ngựa Phiên Vũ, Rương Ngựa Bôn Tiêu, Bội Hoàng Kim, Bội Bạch Ngân, tay Hàn Vũ Hoàng Kim, tay Hàn Vũ Bạch Ngân, Đai Lưng Thịnh Hạ Hoàng Kim, Đai Lưng Thịnh Hạ Bạch Ngân, Nhẫn Liên Đấu Hoàng Kim, Nhẫn Liên Đấu Bạch Ngân, huyền tinh cấp 10-11-12,…
Theo Bưu Điện VN
Video đang HOT
Sẽ ra sao nếu game kiếm hiệp tuyệt chủng?
Hãy thử tưởng tượng sẽ ra sao nếu thị trường GO Việt hoàn toàn không có một đại diện nào của thể loại này.
Đã từ lâu, game kiếm hiệp là một phần quan trọng không thể thiếu trong làng game online Việt. Đây là thể loại game thu hút được nhiều người chơi nhất, có doanh thu cao và ổn định nhất trong thị trường trò chơi trực tuyến nước nhà. Có thể nói, chính mảnh đất này đã góp phần không nhỏ trong việc định hướng GO Việt ngày nay. Hãy thử tưởng tượng GO Việt đang ra sao nếu như không có game Kiếm hiệp?
VinaGame giờ nơi đâu?
Ai cũng biết game kiếm hiệp là sở trưởng và cũng là thể loại đã nâng tầm của VNG như ngày hôm nay. Chính các tựa game thể loại này như VLTK, VLTK 2 hay Kiếm Thế đã góp phần không nhỏ trong doanh thu lớn của hãng. Cho đến tận ngày hôm nay, sản phẩm thành công nhất của hãng vẫn là một trò chơi với các chiêu thức đậm chất Kim Dung.
Không có game kiếm hiệp tức là không có VLTK và VLTK 2 - điều này đồng nghĩa với việc doanh thu của VNG trong những năm đầu gần như không có (thời điểm này doanh thu của hãng hoàn toàn phụ thuộc vào VLTK). Và như vậy, gần như VNG sẽ phá sản (bởi vốn rất "mỏng") hoặc nếu có tồn tại thì cũng lay lắt chứ không thể "khỏe mạnh" như hiện nay.
Nếu không có VLTK, chắc hẳn VNG không thể có những năm tháng đẹp như mơ, không có chuyện "khống chế 95% lượng người chơi game online thời điểm đó, cái tên Lê Hồng Minh chưa chắc đã nổi tiếng đến vậy.
Tóm lại, không có game kiếm hiệp thì đã không có một NPH lớn nhất miền Nam với hơn 1000 nhân viên như hiện nay.
Thị hiếu game thủ thay đổi
Ai cũng biết thị trường GO Việt đã và đang bị thống trị bởi các game kiếm hiệp. Ngay cả sản phẩm thành công nhất của FPT Online cũng là Thiên Long Bát Bộ, một MMO thuần cốt truyện Kim Dung. Kiếm hiệp đã "chiếm lĩnh" gần như trọn vẹn thị trường Việt Nam trong một thời gian dài.
Không có game Kiếm hiệp, "cửa sống" của các thể loại khác sẽ rộng rãi hơn và có thể hiện tại MUvẫn là game online số 1 Việt Nam hay "bà hoàng" Audition sẽ còn "khủng" khiếp hơn nữa.
Thậm chí, ngay cả các game 3D về Việt Nam sau này cũng sẽ có phần. Biết đâu, nếu không có game kiếm hiệp thì hiện giờ chúng ta đang say mê với Lineage II và thậm chí là WoW, Aion phiên bản Việt hóa?
Không có những vụ chi tiền tỷ
Ai cũng biết các game kiếm hiệp có sức hút kinh người đặc biệt là khía cạnh doanh thu. Điều này bởi lẽ lượng người chơi bao gồm đông đảo các đại gia và thành phần có thu nhập tương đối cao.
Phải biết rằng hầu hết các thương vụ tiền tỷ đề tập trung vào thể loại này. Chỉ có các acc game kiếm hiệp mới có giá bán lên đến đơn vị hàng trăm tiệu thậm chí hàng tỷ VNĐ (tất nhiên chỉ tính tại Việt Nam).
Nếu như không có thể loại này, chúng ta sẽ không được chứng kiến các thương vụ đốt tiền vô giới hạn cho game hay việc các vật phẩm được giao dịch với trị giá lên tới hàng trăm triệu VNĐ. Sẽ không có chuyện bỏ 2 tỷ để lên Vô Song hay 251 triệu cho một chiếc nhẫn, và không biết lúc này BeoKaKa đang ở phương trời nào...
Thị trường không phát triển nhanh
Doanh thu của GO Việt năm qua là hơn 100 triệu USD. Rõ ràng, trong con số này có một phần không nhỏ đóng góp của các game kiếm hiệp. Mất đi các sản phẩm này thì rõ ràng lượng người chơi vẫn sẽ tăng dần nhưng chắc chắn không thể tăng với tốc độ chóng mặt như trong vài năm qua.
Hơn nữa, việc mất đi các GO kiếm hiệp đồng nghĩa với các công ty lớn mạnh nhờ vào nó sẽ khó có thể có ngày hôm nay. Có lẽ, VNG, FPT Online hiện tại vẫn là các công ty làng nhàng trong làng giải trí Việt. Các sản phẩm như Kiếm Tiên, Tây Du Ký... chưa chắc đã có cơ hội cập bến thị trường trong nước.
Vắng bóng sự kiện hoành tráng
Điểm lại các sự kiện lớn của GO từ trước tới nay ngoại trừ các sự kiện của VTC còn hầu hết là các sự kiện dành cho game kiếm hiệp. Cụ thể như Đại hội võ lâm, Đại kiếm hội,... đều là các sự kiện dành riêng cho game kiếm hiệp. Điều này lý giải bởi lẽ doanh thu của các đầu game này là quá lớn nên không NPH nào tiếc việc bỏ ra chút tiền để lấy lòng game thủ.
Mất đi các game kiếm hiệp đồng nghĩa với việc game thủ mất đi không ít các sân chơi, các sự kiện lớn. Họ sẽ phải quen với việc cả năm chỉ có các buổi offline nho nhỏ hay tương tự.
Một số NPH và game không phải đóng cửa
Nếu nhớ lại trong quá khứ, khá nhiều NPH sau khi mua game về mà không cạnh tranh được vớiVLTK nên phải đóng cửa. Ngẫm lại nếu dòng game Hàn Quốc lên ngôi thì mọi chuyện đã không bi đát như vậy.
Điển hình là CyberWorld với RAN Online, NPH này đã rất cố gắng trong việc quảng bá game tới cộng đồng, và cũng là doanh nghiệp đầu tiên nghĩ tới việc chọn đại sứ cho MMO (Minh Hằng), thế nhưng rốt cuộc do thị hiếu giới trẻ bị ảnh hưởng quá lớn từ các sản phẩm kiếm hiệp nên nỗ lực của họ đổ xuống sông xuống biển.
Còn với danh sách các game online từng phải đóng cửa vì không cạnh tranh nổi với VLTK thì nhiều vô số kể, chỉ cần nhẹ nhàng nhớ lại chúng ta cũng đưa ra được một vài cái tên như Khan Online, RAN Online, Tam Quốc Diễn Nghĩa... Biết đâu nếu thể loại "chưởng online" biến mất, chúng sẽ vẫn còn sống tới bây giờ?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhà vô địch Bang Hội Tranh Đoạt Chiến 3 lộ diện Sau các trận cuối cùng ở vòng chung kết ngày 7/8, giải đấu Kiếm thế đã chứng kiến sự lên ngôi của Điện Kiếm ở nhánh Hoàng Kim và Mộc Kiếm ở nhánh Bạch Ngân. Không nằm ngoài dự đoán của cộng đồng, trận chung kết trong mùa 3 ở nhánh Hoàng Kim là sự gặp mặt của 2 bang hội Thủy Kiếm...