Bàng hoàng phát hiện mắc bệnh nguy hiểm chỉ từ dấu hiệu rối loạn khứu giác
Nghĩ bị rối loạn khứu giác vì bệnh viêm xoang mà chủ quan không đi khám, khi tình trạng nặng hơn kèm theo nhức đầu, thị lực kém… bệnh nhân vào viện kiểm tra bàng hoàng biết mình mắc bệnh nguy hiểm.
PGS, TS BS Kiều Đình Hùng – Trưởng khoa Ngoại Thần kinh cột sống (Bệnh viện Đại học Y HN) mới đây đã phẫu thuật cho một trường hợp bệnh nhân khá đặc biệt, bệnh nhân bị u màng não vùng rãnh khứu khoảng 5cm. Trước đó bệnh nhân N.T.T.N bị rối loạn khứu giác, lúc ngửi được lúc không. Sau khi chụp cắt lớp nghi viêm xoang, tuy nhiên sau khi chụp lên không thấy bị viêm nhưng thấy u màng não khứu giác (vùng dây thần kinh I) đó là lý do gây nên hiện tượng khó ngửi của bệnh nhân.
Bà Nguyễn Thị Loan (Hà Nội) thời gian gần đây cũng gặp phải tình trạng rối loạn khứu giác. Mắc bệnh viêm xoang cả năm nay, bà nghĩ do ảnh hưởng của bệnh nên mới có tình trạng như vậy nên chỉ mua thuốc để điều trị viêm xoang. Tình trạng này ngày càng nặng nề hơn, kèm theo tình trạng nhức đầu, mắt kém… bà mới vào viện kiểm tra. Sau khi thăm khám, làm các chụp chiếu, nghe bác sĩ kết luận có một khối u màng não vùng rãnh khứu mà bà hốt hoảng lo sợ. May mắn là bà đã được điều trị kịp thời nên không gây biến chứng.
Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Hoàng Công Đắc – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện E, u màng não thường xảy ra nhiều nhất ở những phụ nữ lớn tuổi. Nam giới cũng có thể mắc và ở bất cứ lứa tuổi nào. U màng não là thương tổn tân sinh xuất phát từ màng nhện, chiếm một tỷ lệ đáng kể từ 15-23% các u trong sọ. U màng não rãnh khứu (UMNVRK) chiếm từ 5-10% trong u màng não.
Bệnh có thể gây ra các triệu chứng rất nguy hiểm trên lâm sàng như: đau đầu 36%, liệt 22%, thay đổi trạng thái tâm thần tùy thuộc vào vị trí của khối u. Nếu khối u ở trên lều có thể gây ra co giật, liệt nửa người, mất chức năng khứu giác, giảm và mất thị lực, chèn ép các dây thần kinh sọ não, co giật động kinh…
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng, u màng não vùng rãnh khứu đa số là u lành tính phát triển chậm và âm thầm qua nhiều năm mà không gây ra bất kì triệu chứng gì nên mọi người thường chủ quan. Khi có biểu hiện triệu chứng đa phần kích thích khối u khác lớn.
Hơn nữa, triệu chứng khởi phát sớm của bệnh lại dễ chẩn đoán nhầm với bệnh xoang và mắt khi người bệnh có biểu hiện nhức đầu, giảm thị lực, mất khứu giác. Vì vậy trong những trường hợp này, CT Scanner và MRI rất cần thiết…
Để điều trị u màng não nói chung và u màng não rãnh khứu cần phẫu thuật cắt bỏ khối u, trường hợp u ác tính có thể sẽ xạ trị. Trong một số trường hợp, khối u màng não nằm sâu, khó loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thông thường sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật bằng dao gamma. Thuốc chống động kinh có thể được chỉ định trước và sau phẫu thuật nhằm ngăn các cơn động kinh.
Do tính chất nguy hiểm của bệnh, việc chẩn đoán sớm khi khối u còn nhỏ rất quan trọng. PGS, TS BS Kiều Đình Hùng khuyến cáo, mọi người cần cẩn thận với tình trạng rối loạn khứu giác. Nếu có hiện tượng cần sớm đến thăm khám bởi bác sĩ để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng do khối u phát triển to lên.
Vì sao ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày?
Người Việt đang sử dụng gấp đôi lượng muối khuyến cáo. Chế độ ăn nhiều muối của người lớn, đặc biệt là người già có thể gây một số nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là ung thư dạ dày.
GS.TS Đào Văn Long, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, tuy nhiên các chuyên gia cũng chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân cụ thể, chỉ tìm ra yếu tố thuận lợi để phát triển căn bệnh này.
Trong đó khoảng 70% trường hợp mắc ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori); 10% ung thư dạ dày do di truyền khi người thân trong gia đình mắc bệnh...
Khoa học cũng đã chỉ ra được mối liên quan giữa lượng muối trong khẩu phần ăn và sự gia tăng vi khuẩn HP cũng như làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Theo 1 nghiên cứu trên 270.000 người cho thấy những người ăn nhiều muối sẽ tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày.
Vì sao ăn nhiều muối lại có nguy cơ bị ung thư dạ dày?
"Ăn nhiều muối sẽ làm cho vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn. Vi khuẩn HP, nhất là loại vi khuẩn mang gen CagA có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày", GS Long cho biết.
GS Long giải thích thêm, vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sinh sống được ở trong môi trường axit đậm đặc như dạ dày con người. Vi khuẩn này có đến 200 loại khác nhau, không phải loại nào cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày cho người nhiễm. Thực tế, chỉ có những loại vi khuẩn mang gen CagA mới gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.
Vi khuẩn này khi kết hợp với muối gây ra hiện tượng đứt gãy các AND của tế bào niêm mạc dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm loét, dị sản, loạn sản niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Tuy nhiên, vi khuẩn HP khi xâm nhập và tấn công vào dạ dày người thường không lập tức gây ra những cơn đau ngay lập tức mà theo thời gian, quá trình phá hủy niêm mạc dạ dày sẽ kéo dài trong nhiều năm liền. Do đó, nếu không có chế độ thăm khám định kỳ, rất có thể nhiều người đã bỏ qua "giai đoạn vàng tầm soát" để ngăn chặn những biến chứng bệnh lý nguy hiểm.
Sử dụng muối như thế nào là phù hợp?
Thông thường, trong thành phần các đồ ăn thức uống, hoa quả hàng ngày đều có chứa một hàm lượng muối nhất định. Do đó, theo GS.Long, nếu bổ sung thêm muối, ngưỡng cho phép nên là như sau:
- Người lớn không quá 6g/1 ngày;
- Trẻ em dưới 1 tuổi không sử dụng muối;
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: không quá 2g muối/1 ngày;
- Trẻ em từ 3-4 tuổi: không quá 3g muối/1 ngày,
- Trẻ em trên 11 tuổi có thể sử dụng như người lớn.
GS Long cũng khuyến cáo người có dấu hiệu, biểu hiện triệu chứng đau dạ dày cần đi khám, nội soi để phát hiện, điều trị bệnh.
Hiện nay có nhiều phương pháp nội soi phóng đại kết hợp nhuộm màu hình ảnh bằng công nghệ hiện đại nhất cho phép quan sát cấu trúc vi mạch và bề mặt tổn thương rõ ràng mà nội soi thường với ánh sáng trắng không thể có được, qua đó phát hiện sớm tổn thương, dấu hiệu ung thư dạ dày.
Đau đầu âm ỉ, mờ mắt là dấu hiệu bệnh gì? Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa xử lý và điều trị thành công một trường hợp bệnh nhân (nữ, 59 tuổi) nhìn mờ hai mắt kèm đau đầu 1 tuần trước khi đi khám. Trước đó, bệnh nhân không có tiền sử chấn thương và bệnh mắt khác; không có tăng huyết áp, đái tháo đường. ThS.BSNT Hoàng Thanh Tùng, Bộ...