Băng đảng ‘nữ quái’ náo loạn cửa hàng, trộm như ảo thuật thôi miên
Vụ trộm như ảo thuật thôi miên, không gây ra bất kỳ xáo trộn hay nghi ngờ được thực hiện bởi chính những “nữ quái”…
Nắng chiều vàng ngày cuối thu năm 1915 đổ xuống khu phố Oxford ở London. Trời dần se lạnh, sương mù bao phủ mặt hồ khiến London đẹp bình lặng như xứ sở cổ tích.
Tiếng vó ngựa từ phía nam sông Thame bất chợt phá tan khung cảnh tĩnh mịch. Đoàn xe ngựa dừng chân bên ngoài một cửa hàng thời trang. Từng tốp 3-4 cô gái ăn vận nhã nhặn bước xuống. Trong số đó, một người phụ nữ cao ráo, gương mặt lạnh lùng bước vào cửa hàng như một nữ hoàng.
Thoạt nhìn, người đi đường có thể nghĩ những cô gái này đang cùng nhau mua sắm vui vẻ. Song, không ai nghĩ sau cánh cửa kia, họ có những màn ăn trộm như ảo thuật, không gây ra bất kỳ xáo trộn gì.
Băng đảng Forty Elephants (40 con voi), chỉ gồm thành viên chuyên ăn trộm vặt vào thế kỷ 19-20 ở thủ đô London (Anh).
Mánh khóe hoàn hảo
Nhóm người trên thuộc băng đảng Forty Elephants (40 con voi), chỉ gồm nữ chuyên ăn trộm vặt vào thế kỷ 19-20 ở thủ đô London (Anh). Tất cả thành viên đều sống trong quán rượu Elephant and Castle. Bên cạnh đó, Forty Elephants bông đùa rằng trông họ giống những chú voi khổng lồ khi thực hiện xong mỗi vụ trộm.
Thủ lĩnh của chúng là Alice Diamond, được mệnh danh là “nữ hoàng của băng nhóm khôn ngoan” nhất London. Sinh năm 1896 ở Southwark, Annie Diamond trở thành nữ hoàng của băng đảng khi mới tròn 20 tuổi.
Với cảnh sát, cô ta được mệnh danh là “tên trộm thông minh”. Thậm chí, bị bắt giữ trước cửa hàng kim hoàn sau khi thực hiện vụ trộm, Alice Diamond còn liều lĩnh lén thả vật chứng vào túi của thám tử hòng thoát tội.
Forty Elephants thường hoạt động theo từng nhóm nhỏ nhằm đánh lạc hướng và ít gây sự chú ý của nhân viên bán hàng. Mánh khóe phổ biến là 3 cô gái bước vào cửa hàng, trò chuyện rôm rả, liên tục thử quần áo rồi nhanh chóng thả chúng xuống sàn nhà.
Bước tiếp theo, Alice sẽ giả bộ đặt chiếc áo khoác của bà ta xuống rồi cầm lên. Chiếc áo khoác được thiết kế quá cỡ, to sụ. Đương nhiên, chỉ những đôi mắt tinh tường nhất mới nhận ra mỗi lần Alice cúi người xuống, bà ta sẽ lén lút vơ luôn quần áo của cửa hàng.
Thủ lĩnh Alice Diamond của Forty Elephants.
Mọi việc diễn ra trong tích tắc, trót lọt mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Nhân viên cửa hàng thì tất bật với những cô nàng lắm chiêu ồn ào, không còn tâm trí để tâm tới những thứ xung quanh.
Một số cửa hàng vẫn cảnh giác với băng đảng này, song Alice vẫn ngang nhiên thực hiện mánh khóe trộm đồ giữa thanh thiên bạch nhật. Đây là mưu mẹo tâm lý mà Alice gọi đó là “con mồi”. Trong khi nhân viên bán hàng theo sát từng nhất cử nhất động của bà ta, một thành viên băng đảng đi theo sau nhanh tay lượm đồ vào “chiếc túi khổng lồ”.
Video đang HOT
Chưa dừng lại ở đó, Forty Elephants còn áp dụng mánh khóe khiến nhiều thám tử bó tay, gọi là “hiệu ứng đám đông chen lấn”. Các thành viên băng đảng vây kín quầy thanh toán, một trong số họ yêu cầu nhân viên cho xem món đồ trang điểm hoặc phụ kiện.
Bọn chúng liên tục tuồn món đồ cho người bên cạnh, kẻ ở vòng ngoài sẽ lợi dụng lúc sơ hở mang theo chiến lợi phẩm rời cửa hàng. Thế là, các cô gái chỉ việc nhanh nhảu phủ nhận mình không giữ món đồ. Nhân viên bán hàng sẽ lại càng đau đầu khi không thể tìm ra tung tích của vật mất tích.
Những vụ trộm trang sức thì yêu cầu họ có kỹ thuật siêu đẳng hơn. Một cô gái sẽ yêu cầu xem chiếc trâm cài đầu hoặc vòng cổ đắt tiền, ngắm nghía chúng kỹ lưỡng rồi viện lý do nào đó để từ chối mua. Vận dụng trí nhớ hết sức, cô ta cần phải tả lại chi tiết, để người thợ lành nghề làm lại một chiếc giả mạo y chang từ hỗn hợp hồ bột và thủy tinh. Sau đó, một cô gái khác sẽ tráo món đồ đó ngay trước mắt của nhân viên bán hàng, đương nhiên, chẳng một dấu vết còn sót lại.
“Cú lừa kẹo cao su” có lẽ mưu mẹo khôn ngoan nhất của Forty Elephants. Sau khi Mỹ tham gia Thế chiến thứ nhất năm 1917, kẹo cao su đột nhiên trở thành xu hướng thịnh hành, những cô gái trẻ thong dong rảo bước trên phố, mồm nhai tóp tép kẹo cao su.
Florrie Holmes, một thành viên của Forty Elephants.
Tên cầm đầu dính chặt kẹo cao su dưới mép tủ kính, lân la xem một đống đồ trang sức. Lợi dụng sơ hở, cô này gắn một món đồ đắt tiền vào miếng kẹo. Trong khi đó, một tên khác đi qua quầy, lựa tay nhặt chiếc nhẫn và bỏ đi.
Túi tàng hình vô đáy
Lilian Rose Kendall, người lãnh đạo băng đảng khi Alice bị bắt giam.
Forty Elephants hoạt động rất chuyên nghiệp khi quần áo của chúng được thiết kế để chuyên thực hiện những vụ ăn trộm quy mô lớn. Những túi ba gang được khéo léo may vào lớp trong của áo. Daily Mail châm biếm: “Chiếc váy có phồng đến đâu cũng không đủ chứa hết tham nhũng của những cô gái này”.
Khi một thành viên 19 tuổi của Forty Elephants bị bắt giữ tại xí nghiệp William Whiteley ở Bayswater, phía tây London, cảnh sát đếm được hơn 45 món đồ được giấu kín đáo trong lớp quần áo. Cô ta khai rằng đeo cánh tay giả trong áo choàng, còn cánh tay thật thì bí mật chôm đồ.
Sau một ngày đi săn mồi thành công, Forty Elephants tụ tập ở khách sạn West End, gọi la liệt đồ uống và tự do tán tỉnh nhân viên bồi bàn. Thành viên băng nhóm sẽ đánh mắt khắp căn phòng, nghe ngóng để ăn trộm bất kỳ thứ gì rồi biến mất trong màn đêm.
Đầu tuần, khi các cửa hàng nhàn rỗi, Forty Elephants không dám manh động, họ tìm đến đến rượu và ma túy. Trộm được rất nhiều quần áo và đồ trang sức quý giá, song Forty Elephants lại không sử dụng chúng. Thay vào đó, băng đảng này bán giá hời tại các cửa hàng đồ lậu hoặc chợ đen.
Nhà văn Brian McDonald từng mô tả về Forty Elephants trong cuốn sách “Băng đảng London” như sau: “Các cô gái theo đuổi cuộc sống như những ngôi sao điện ảnh quyến rũ, kết hợp với lối sống suy đồi của tầng lớp quý tộc trong xã hội năm 1920″.
Song, cuộc vui nào cũng có lúc tàn, thời kỳ lãnh đạo của nữ hoàng Alice dần khép lại. Marie Britten, thành viên trẻ tuổi của Forty Elephants có bầu với bạn trai. Mặc cho sự ngăn cản và mệnh lệnh của Alice, Marie vẫn nghe theo tiếng gọi của tình yêu và kết hôn khi những nhiệm vụ ở băng đảng còn dang dở.
Đêm 20/12/1925, Alice cùng một số thành viên tới nhà Marie đập phá, đe dọa và đánh chồng cô bất tỉnh. Cảnh sát trấn áp cuộc đụng độ, bắt giữ thành viên băng đảng. Thủ lĩnh Alice Diamond bị kết án 18 tháng tù. Forty Elephants hoạt động dưới sự lãnh đạo bởi một “nữ hoàng” khác.
Sau khi ra tù, Alice điều hành một nhà chứa ở Lambeth trong nhiều năm. Bà qua đời vào năm 1952, ở tuổi 55.
Theo Chi Lê (Zing)
Nhà ảo thuật "đen đủi nhất thế giới" bị khán giả đâm chết khi đang biểu diễn
Dù có tài năng đến đâu nhưng nếu những ảo thuật gia cũng có thể chết vì khán giả quá nghiêm túc.
Những nhà ảo thuật đại từng khiến thế giới phải trầm trồ thán phục, khiến mọi người tin vào một "phép màu" còn tồn tại chốn nhân gian. Thế nhưng, trong sự nghiệp, họ cũng đã từng phải trả giá cho những sai lầm của mình.Tuyến bài Vén màn bí mật: Ảo thuật gia đại tài hay chỉ là kẻ lừa bịp? sẽ giúp mọi người thấy được "góc tối" phía sau hậu trường.
George Lalonde bị khán giả đâm gươm vào cổ
Tiết mục cưa người luôn chiếm được cảm tình của khán giả.
Khán giả khi xem những màn ảo thuật thừa hiểu rằng đó là những tiết mục giải trí, ngoại trừ Henry Howard. Có lẽ George Lalonde là nhà ảo thuật... đen đủi nhất khi đã trình diễn ảo thuật trước mặt một thanh niên quá "nghiêm túc".
Năm 1993, tại Montréal, Canada, Henry Howard đã lao lên sân khấu, rút lấy một thanh gươm và đâm thẳng vào cổ Lalonde khi ông đang trình diễn tiết mục "cưa người". Nhà ảo thuật may mắn sống sót, còn Henry thì phải giải thích với cảnh sát là anh đã không thể chịu được khi thấy cảnh một người phụ nữ yếu đuối bị xẻ làm đôi.
Jeff Rayburn Hooper chết vì... còng quá tốt
Thời tiết xấu đã khiến nhà ảo thuật gia thiệt mạng.
Ngày 7/7/1984, ảo thuật gia 23 tuổi Jeff Rayburn Hooper tổ chức họp báo về màn biểu diễn nguy hiểm mà anh sắp thực hiện trong ngày hôm đó. Hooper sẽ để người ta còng tay mình, ném anh xuống hồ nước, sau đó, Hooper sẽ tự giải thoát được chính mình.
Trước khi chính thức biểu diễn, Hooper luyện tập lại một lần cuối. Anh để tay bị còng lại rồi nhảy xuống hồ Winona, bang Indiana, Mỹ. Sau đó, Hooper bơi ra xa bờ, anh nhận ra lần này, mình không thể tự giải thoát cánh tay khỏi chiếc còng nên đã cố kêu cứu để những người trợ giúp trên bờ biết.
Tuy vậy, vì sóng cao và gió mạnh nên Hooper không thể bơi gần hơn về phía bờ và những người trợ giúp cũng không dễ dàng xác định được vị trí của Hooper. Khi họ tìm được tới nơi, Hooper đã bị chết đuối.
Lên cơn đau tim trên sân khẩu, Benjamin Rucker chết vì không ai cứu
Do giả chết quá nhiều lần nên nhà ảo thuật gia không được ai giúp khi bị đau tim.
Benjamin Rucker là một ảo thuật gia người Mỹ gốc Phi nổi tiếng hồi thập niên 1920-1930. Một trong những tiết mục "kinh điển" nhất của Rucker là ông để mình bị chôn sống, sau 3 ngày, người ta sẽ quay lại, quật mộ lên, đương nhiên, Rucker vẫn sống khỏe mạnh. Ngay sau đó, ông sẽ bước lên sân khấu trình diễn ảo thuật trước sự thán phục của người xem.
Vì luôn giả chết nên khi trình diễn lần cuối hồi tháng 4/1934, khi ông lên cơn đau tim và qua đời ngay trên sân khấu, không ai tin Rucker chết thật. Ê-kíp làm việc với ông đã tận dụng điều này để bán vé mời mọi người tới lễ tang của ông, để xem rốt cuộc Rucker sẽ hồi sinh như thế nào, nhưng lần này, quả thực, Rucker đã qua đời.
Trong lịch sử, ảo thuật gia người Anh Tommy Cooper (1921-1984) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Khi ông bị lên cơn đau tim và qua đời ngay trên sân khấu, khán giả cứ ngỡ đó là một phần đã được dàn dựng sẵn trong tiết mục.
Harry Houdini bị khán giả... đấm chết
Ba cú đấm đã cướp đi mạng sống của nhà ảo thuật đại tài.
Một lần, khi ảo thuật gia lừng danh Houdini đang ngồi nghỉ bên trong cánh gà sau khi kết thúc một buổi biểu diễn, có một nam sinh viên bất ngờ bước vào phòng nghỉ của ông. Người thanh niên này hỏi Houdini rằng người vẫn nói ông có khả năng chịu được bất cứ cú đấm nào có phải không.
Vừa hỏi dứt lời, nam thanh niên liền đấm 3 phát rất mạnh vào bụng Houdini. Houdini vốn đã có tiền sử bệnh đường ruột. Những ngày sau đó, ông phải chịu rất nhiều đau đớn, bị sốt cao, nhưng Houdini kiên quyết không đi khám mà vẫn tiếp tục lịch biểu diễn như thường. Ngày 31/10/1926, 4 ngày sau khi "hứng đòn" của cậu thanh niên, Houdini đã qua đời khi đang biểu diễn.
Joe Burrus bị chôn sống dưới 9 tấn xi măng
Tấm kính bị vỡ dưới áp lực của 9 tấn xi măng đã chôn sống Joe.
Năm 1990, để tăng tính giật gân cho khán giả, Joe Burrus đã chuẩn bị một màn trình diễn đặc biệt vào đêm Halloween tại trung tâm giải trí Blackbeard's Family Fun, California. Theo kế hoạch, Joe sẽ bị trói trong một chiếc quan tài bằng kính, rồi bị vùi lấp bởi 9 tấn bùn đất và xi măng. Tuy nhiên màn trình diễn đã không như mong đợi.
Sau khi quan tài được hạ xuống lòng đất, trợ lí của Burrus lái xe tải đổ bùn đất và xi măng lên. Nhưng trong lần đầu tiên, dây trói quanh cổ Burrus quá chặt, khiến ông không thể thoát ra và phải thực hiện lại tiết mục. Đến lần thứ 2, áp lực từ 9 tấn xi măng đã làm vỡ quan tài, khiến ông bị ngạt thở và thiệt mạng.
Theo Danviet
Thầy "phù thủy" đột tử vì bắn nhầm súng thật Những màn biểu diễn trở thành thương hiệu của nhà ảo thuật vô tình lại là "con dao hai lưỡi" cướp đi tính mạng trong phút chốc. Những nhà ảo thuật đại từng khiến thế giới phải trầm trồ thán phục, khiến mọi người tin vào một "phép màu" còn tồn tại chốn nhân gian. Thế nhưng, trong sự nghiệp, họ cũng đã...