Băng cướp đột nhập ngân hàng qua miệng cống ở Italy
Một băng cướp đã đánh cắp nhiều két an toàn sau khi đột nhập vào chi nhánh ngân hàng Crédit Agricole qua miệng cống.
Một băng cướp có vũ trang đã đột nhập vào ngân hàng ở Milan qua đường ống thoát nước, đánh cắp một số két an toàn và tẩu thoát.
Truyền thông Italy đưa tin vụ trộm đã được lên kế hoạch cẩn thận và bắt đầu ngay sau 8h30 sáng 3/11, khi hai tên cướp bước vào cửa chính một chi nhánh của Crédit Agricole trên Piazza Ascoli và chĩa súng vào các nhân viên. Hai đồng phạm sau đó chui ra từ một miệng cống bên trong ngân hàng nối với một đường hầm dưới lòng đất.
Cảnh sát Milan tại hiện trường. Ảnh: The Guardian.
Video đang HOT
Cả nhóm đã xô xát với giám đốc ngân hàng, giữ ông và một nhân viên khác làm con tin khi hàng chục cảnh sát bao vây ngân hàng. Một nhân viên khác đã trốn thoát.
Cảnh sát đã phong tỏa khu vực trước khi ập vào ngân hàng, nhưng những tên cướp đã kích hoạt hệ thống chữa cháy nhằm gây hỗn loạn để tranh thủ trốn thoát trở lại miệng cống. Một số sĩ quan cho biết đã bám theo chúng vào cống nhưng bị mất dấu.
Băng cướp đã lấy đi 20 két sắt nhưng hiện tại chưa rõ chúng chứa những gì.
Giám đốc ngân hàng được cho là đã bị dí súng vào đầu, không có nhân viên nào khác bị hại. Nói với các phóng viên bên ngoài ngân hàng sau vụ việc, giám đốc cho biết: “Chúng bước vào từ tầng hầm. Có ba người chúng tôi bên trong, tôi đã nhận ra đây là một vụ cướp và hét lên. Đã có xô xát trong thời gian ngắn nhưng chúng không hạ được tôi”.
Các công tố viên Milan đang mở cuộc điều tra.
Có thể dự trữ máu trong nhiều năm bằng phương pháp đông lạnh
Hàng năm có rất nhiều người tình nguyện hiến máu giúp cho nhiều người khác được cứu sống. Nhưng việc cất trữ máu không hề đơn giản.
Mỗi năm có hàng triệu đơn vị máu được hiến vào ngân hàng máu nhưng thông thường chỉ có thể cất trong khoảng 6 tháng. Nhờ một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ở Trường đại học Louisville, Kentucky, Mỹ, khó khăn này có thể được giải quyết.
Các nhà khoa học đã phát triển một kỹ thuật mới để đông lạnh máu, nhờ đó máu có thể được dự trữ trong nhiều năm. Đây là một tiến bộ lớn không chỉ có ích cho các bệnh viện mà còn cho những tình huống khẩn cấp như ngoài mặt trận hoặc thậm chí trên không gian.
Ông Jonathan Kopechek, Giáo sư dự khuyết của Khoa kỹ thuật sinh học, Trường đại học Louisville cho biết quá trình đông lạnh này dựa trên phương pháp tiêu chuẩn thường được sử dụng để sản xuất dược phẩm khô, trong đó có khâu đông lạnh mẫu và làm bay hơi nước trong điều kiện chân không. Điểm độc đáo duy nhất trong nghiên cứu này là một phương pháp mới để nạp đường trehalose vào tế bào hồng cầu để các tế bào này vẫn sống được qua quá trình đông lạnh.
Phương pháp sáng tạo này sử dụng siêu âm để tạo ra những lỗ rỗng trong tế bào máu cho phép các nhà nghiên cứu nạp vào đó các phân tử đường trehalose. Mặc dù nghiên cứu này mới chỉ dừng ở bước thí nghiệm, nhưng đường trehalose trước đây đã được chứng minh là an toàn. Loại đường này cũng được sử dụng như một chất bảo quản cho một số loại đồ ăn.
Nhưng ông Kopechek nói rằng vẫn cần nghiên cứu thêm để có thể khẳng định phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng vào công tác bảo quản máu ở các ngân hàng. "Vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi sử dụng kỹ thuật này để sản xuất máu khô dùng cho công tác chữa bệnh. Chúng tôi đang tiếp tục công việc để tăng quy mô sản xuất một lượng máu khô lớn hơn và cũng sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm để kiểm tra đặc điểm chức năng và chất lượng của các tế bào sau quá trình đông lạnh."
Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí khoa học Biomicrofluidics của Mỹ.
Phạm Hường
Hầm hạt giống Svalbard cán đích 1 triệu mẫu Đây là thành quả sau 12 năm miệt mài của rất nhiều tổ chức và hiện ngân hàng hạt giống này đang nắm giữ bộ sưu tập giống cây trồng đa dạng nhất thế giới. Công nhân xây dựng tu bổ đường hầm bị thấm nước. Ảnh: Ragnhild Utne/Statsbygg Tin vui này đến đồng thời với việc các nhà quản lý và điều...