Bằng chứng về loài người khác thông minh, săn quái thú ở ‘vườn địa đàng’
Một công cụ 1,4 triệu tuổi hết sức đặc biệt, tinh xảo làm bằng xương đã được tìm thấy tại Ethiopia, thuộc về một loài người khác đã tuyệt chủng.
Các nhà cổ sinh vật học làm việc tại khu vực hệ tầng Konso ở Ethiopia đã tìm thấy một mảnh xương lớn có niên đại lên đến 1,4 triệu năm, được chế tạo như một chiếc rìu tay, nhưng kỹ thuật chế tác vô cùng tinh xảo. Công cụ ở trong trạng thái tuyệt vời, kích thước 12,8 x 7,5 x 4,6 cm.
Nhóm nghiên cứu từ Nhật Bản, Ethiopia và Hồng Kông, đứng đầu bởi nhà cổ sinh vật học Gen Suwa (Đại học Tokyo, Nhật Bản) đã phát hiện tổng cộng 44 “vết sẹo thứ cấp”, bao gồm 28 vết ở mặt vỏ và 16 ở mặt trong của công cụ. Các dấu vết này là bằng chứng của việc con người đã cố đục đẽo, chế tạo để công cụ hoàn hảo hơn. Đâu là một trong những chiếc rìu tay có khả năng cắt hiệu quả nhất từng được khai quật.
Video đang HOT
Các công cụ vừa được khai quật – ảnh: PNAS
Đáng kinh ngạc, nó lại có tuổi đời tận 1,4 triệu năm, giai đoạn mà trước đây các nhà khảo tổ tin rằng các vượn nhân hình còn mông muội, công cụ đồ đá cũ cực kỳ hạn chế. Việc nó không phải bằng đá cũng là điểm dị thường.
Với niên đại đó, vật dụng này không phải của người tinh khôn chúng ta, tức giống loài Homo sapiens có tuổi đời vỏn vẹn hơn 300.000 năm. Kết quả phân tích cho thấy đây là vật dụng của một loài người khác đã tuyệt chủng – Homo erectus, được biết đến như loài đầu tiên thuộc chi Người phát triển đôi chân thuận lợi với việc chạy bộ.
Kết quả phân tích tiếp theo gây thêm bất ngờ: đó là xương đùi của một con hà mã cổ đại. Điều này cho thấy Homo erectus rất có thể là những thợ săn tài tình. Bởi lẽ cho đến ngày nay, loài thú ăn cỏ khổng lồ này vẫn là một động vật cực kỳ nguy hiểm trong hệ sinh thái châu Phi, khiến cá sấu cũng phải khiếp sợ. Theo các bằng chứng ít ỏi còn sót lại của kỷ băng hà, hà mã thờ cổ đại to lớn hơn hà mã hiện đại, trong khi những con hiện đại có con nặng trên 3 tấn! Tuy nhiên không loại trừ giả thuyết họ tìm kiếm xương từ một sinh vật chết.
Nghiên cứu vừa công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) cho rằng phát hiện mới về công cụ xương này, cùng với các phát hiện trước đó về những công cụ đá đa dạng và tinh xảo, đã cho thấy loài người cổ này phát triển vượt xa suy nghĩ của chúng ta.
Ethiopia, đất nước Đông Phi nơi mảnh xương được phát hiện cũng là một “thánh địa khảo cổ” thú vị với nhiều bằng chứng về các loài người tuyệt chủng, vì là một trong những “cái nôI” của nhân loại. Theo truyền thuyết Ethiopia, mảnh đất xinh đẹp bên sông Nile xanh này chính là nơi Chúa chọn để xây dựng vườn địa đàng Eden.
Đầu tháng 7, một nghiên cứu công bố trên Nature Ecology and Evolutioncũng cho thấy Homo erectus không phải những người vượn như tưởng tượng, mà có thể hình nở nang, săn chắc như… các cầu thủ bóng bầu dục hiện đại.
Bằng chứng mới về thời điểm người hiện đại xuất hiện tại châu Âu
Các mảnh xương hóa thạch và một chiếc răng hàm có niên đại gần 45.000 năm được tìm thấy ở Bulgaria cho thấy quần thể người hiện đại (Homo sapiens) đã đặt chân tới châu Âu - khi đó vẫn là địa bàn của người Neanderthals, sớm hơn so với những gì được biết đến.
Theo các nhà nghiên cứu, ADN của 5 hóa thạch tìm thấy tại hang động Bacho Kiro ở Bulgaria đã chứng minh rằng, về mặt giải phẫu, các hóa thạch này thuộc về người hiện đại. Điều này giúp chứng minh giả thuyết cho rằng người hiện đại, chứ không phải là người Neanderthals, đã làm ra các món đồ tạo tác tinh xảo được tìm thấy tại hang Bacho Kiro như các dụng cụ bằng đá và xương, cũng như vòng cổ làm từ răng gấu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người hiện đại đã xuất hiện ở châu Âu sớm hơn hàng nghìn năm so với ước đoán của giới khoa học. Nhà nghiên cứu cổ sinh vật học Jean-Jacques Hublin, người đứng đầu Khoa tiến hóa loài người tại Viện nghiên cứu Nhân chủng tiến hóa Max Planck ở Đức, cho biết di cốt người ở hang Bacho Kiro có niên đại từ 43.000 - 46.000 năm, trong khi các món đồ tạo tác nói trên có niên đại 47.000 năm.
Ông Hublin cho rằng đây có thể là thời điểm chứng kiến làn sóng người hiện đại đầu tiên rời châu Phi đến lục địa Á Âu. Cũng theo chuyên gia trên, người hiện đại và người Neanderthals đã lai tạp chồng chéo trong khoảng 8.000 năm trước khi người Neanderthals bị tuyệt chủng.
Người Neanderthals, chủng người có quan hệ họ hàng gần nhất với người hiện đại, đã sinh sống ở châu Âu hàng trăm nghìn năm trước khi biến mất hoàn toàn. Có nhiều giả thuyết được đưa ra về sự tuyệt chủng của người Neanderthals như do không có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu hay sự tranh giành địa bàn của người hiện đại. Sự phối ngẫu với người hiện đại cũng được coi là một giả thuyết.
Khối cầu 2,8 tỷ tuổi và nghi ngờ về thuyết lịch sử bị che khuất của loài người Những quả cầu tròn với kết cấu không xác định có niên đại 2,8 tỉ năm tuổi làm các nhà khảo cổ nghi ngờ về sự tồn tại của nền văn minh tiên tiến thời viễn cổ. Tại một mỏ khai thác ở Nam Phi, sự xuất hiện của 4 quả cầu tròn không thuộc về hành tinh này khiến cả thế giới...