Bằng chứng về ếch rêu là bậc thầy ngụy trang khiến kẻ săn mồi ‘khóc thét’
Ếch rêu có hình dáng kỳ lạ và khả năng hòa mình vào môi trường sống siêu việt giúp chúng dễ dàng qua mắt những kẻ săn mồi nguy hiểm.
Trong thế giới tự nhiên, ngụy trang được coi là kỹ năng quan trọng, liên quan đến sự sống và cái chết. Khả năng hòa nhập, lẩn trốn vào môi trường là một chiến thuật sinh tồn quan trọng đối với cả động vật bị săn mồi và kẻ thù của nó.
Đối với kẻ săn mồi, việc hóa trang giúp chúng che giấu bản thân tốt hơn, khiến con mồi không thể phát hiện mà cảnh giác, giúp chúng nhanh chóng tấn công được nạn nhân.
Đối với những con vật yếu thế, kỹ năng ngụy trang càng quan trọng hơn. Nó làm tăng cơ hội lẩn trốn trước những kẻ săn mồi, tăng khả năng sống sót.
Ếch rêu có thân hình màu xanh trông giống những đám rêu, dễ hòa mình vào môi trường sống
Do đó, trong thế giới tự nhiên bao la ngoài kia có vô số loài động vật kỳ lạ không dễ dàng phát hiện.
Một trong những chuyên gia ngụy trang đó là Theloderma corticale, thường được gọi là ếch rêu .
Theo tờ BP, loài ếch này có tên gọi xuất phát từ ngoại hình đặc biệt của chúng. Những hoa văn và màu sắc độc đáo trên da khiến chúng trông giống như những đám rêu mọc trên đá.
Sự ngụy trang rất hiệu quả này cho phép những con ếch hòa mình vào môi trường bùn và rêu một cách dễ dàng.
Với hình dáng kỳ dị, loài ếch rêu sẽ khiến người giật mình nếu vô tình bắt gặp. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì chúng được mệnh danh là bậc thầy ngụy trang trong thế giới tự nhiên.
Những ngón chân đặc biệt trông giống cách miếng dính lớn trên đầu ngón giúp chúng dễ dàng di chuyển
Ngoài lớp da độc đáo, ếch rêu còn có những miếng dính lớn trên ngón chân giúp chúng dễ dàng di chuyển trong môi trường.
Ếch rêu có kích thước khoảng 6 cm, con cái thường lớn hơn con đực và có thể đạt kích cỡ 8 -9 cm.
Môi trường sống tự nhiên của chúng chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới xanh mát và rừng cận nhiệt đới trên khắp Nam Á. Loài ếch rêu kỳ dị là ứng cử viên phổ biến cho những ai muốn sở hữu nuôi chăm sóc làm thú cưng.
Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh độc đáo về bậc thầy ngụy trang trong thế giới tự nhiên này nhé:
Cua cõng nhím biển vừa làm lá chắn vừa ngụy trang
Hành động này của con cua vừa giúp nhím biển kiếm được nhiều thức ăn hơn và đồng thời đàn cá nhỏ nấp trên nhím biển cũng được an toàn trong cuộc kiếm ăn.
Cua Carrier (cua vận chuyển) sống chủ yếu ở vùng biển đỏ dưới độ sâu 25-100m. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là vì thói quen mang nhím biển trên lưng. Loài cua này chỉ di chuyển bằng hai chân trước, hai chân sau được dùng để kẹp chặt nhím biển trên lưng.
Nhím biển có gai dài giống như lá chắn ngụy trang của cua vận chuyển, bảo vệ cua vận chuyển khỏi kẻ săn mồi. Nhím biển cũng có lợi nhờ chuyến đi cùng cua vận chuyển. Chúng có thể thu hoạch được nhiều thức ăn với tốc độ di chuyển nhanh.
Cua vận chuyển cõng nhím biển trên lưng là hành động vẹn cả ba đường.
Không chỉ có cua vận chuyển và nhím biển được lợi từ cuộc cộng sinh này. Đàn cá nhỏ nấp sau những chiếc gai dài của nhím biển để được an toàn cũng kiếm được thức ăn mà không cần phải ra khỏi lớp gai bảo vệ đó.
Công Hiếu (Tổng hợp)
Lần đầu tận mắt thấy hai cá mập trắng hợp sức tấn công cá voi lưng gù khổng lồ Lần đầu tiên hai cá mập trắng tấn công và giết chết một cá voi lưng gù ngoài khơi bờ biển Nam Phi. Cá mập trắng tấn công cá voi lưng gù Mặc dù cá mập trắng là một kẻ săn mồi đỉnh cao nhưng so với sinh vật lớn nhất đại dương là cá voi lưng gù, chúng ít khi dám mạo...