Bằng chứng về cuộc chiến hiếm hoi giữa mực khổng lồ và cá mập đại dương
Vết thương bí ẩn trên thân cá mập đại dương khiến các nhà khoa học đặt nghi vấn về cuộc chạm chán kinh hoàng giữa sát thủ biển cả và mực khổng lồ ngoài khơi Hawaii.
Các nhà nghiên cứu cho biết cuộc chiến hiếm hoi đa chủng tộc đã diễn ra gần đây trong đại dương sâu thẳm ngoài khơi Hawaii. Con cá mập đại dương Carcharhinus longimanus được cho là sát thủ săn mồi dài khoảng 2,1 mét có khả năng lặn sâu tới 300 mét để truy đuổi con mồi. Đối thủ của nó là mực khổng lồ với những xúc tu dài vài mét.
Nhiếp ảnh gia dưới biển Deron Verbeck đã ghi lại hậu quả của cuộc chạm trán bí ẩn khi ông chụp bức ảnh về con cá mập với vết sẹo hoa văn hình tròn cùng nhiều chấm kỳ lạ dọc theo bên sườn.
Chỉ có một số ít sinh vật ở vùng biển Hawaii có khả năng tạo ra những vết sẹo như thế và trong đó đáng ngờ nhất là ‘bóng ma dưới làn nước sâu’ mực khổng lồ.
Cá mập đại dương với những vết sẹo nghi là do mực khồng lồ gây nên
Mực khổng lồ là những sinh vật bí ẩn của đại dương sâu thẳm, sinh sống ở khu vực rộng lớn với cơ thể dài từ 10 đến 13 mét.
Chúng sống ở vùng nước sâu, thường là khoảng 300 mét trở xuống.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cá mập đại dương có thể chạm mặt với quái vật bóng tối khổng lồ là điều khả thi.
Một loạt các dấu tròn dọc theo lưng và mặt của cá mập có hình dạng giống hệt như những giác hút trên các xúc tu của con mực lớn. Từ kích thước ghi nhận được, các chuyên gia dự đoán con mực phải có kích thước tối thiểu bằng con cá mập, dài ít nhất 2 mét hoặc thậm chí còn lớn hơn.
Chỉ có ba loại mực sống ở vùng biển Hawaii có thể tạo ra các vết sẹo trên lưng cá mập đó là mực trong chi Thysanoteuthis hoặc Megalocanchia, cả hai đều dài tới 2 mét hoặc mực khổng lồ.
Nhiều chi tiết khác xung quanh cuộc “chạm trán” vẫn còn là một bí ẩn. Đây là lần đầu tiên ghi lại được những dấu hiệu xúc tu lớn như vậy xuất hiện trên lưng cá mập
Tuy nhiên, việc không có bất kỳ vết thương rõ ràng nào cho thấy khả năng cá mập đã chủ động phòng thủ và tấn công mực khổng lồ.
Ngắm nhìn vũ điệu của quái vật cực hiếm dài 18m dưới đáy biển
Để đảm bảo tính mạng, tốt nhất đừng đến gần loài sinh vật hiếm hoi này.
Video: Ngắm nhìn vũ điệu của quái vật cực hiếm dài 18m dưới đáy biển
Thước phim quay của hai thợ lặn là Hathaway và Andrew Buttle thực hiện tại hòn đảo ngoài khơi New Zealand đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem.
Nội dung của đoạn clip ghi lại khoảnh khắc một con giun biển khổng lồ dài tới 18m dưới đại dương, đây là loài sinh vật có kích thước dài chỉ sau loài siphonophores có chiều dài 50m được phát hiện vào tháng 4 năm nay.
Loài sinh vật biển mềm mại như thân con giun, nhưng lại to lớn như cá mập có tên gọi khoa học là Pyrosome. Nó được coi sinh vật biển hiếm có và kỳ lạ nhất trong lòng đại dương.
Với chiều dài 18m và có đường kính thân mình lớn như cá mập, giun biển đủ sức "nuốt gọn" một người trưởng thành.
Pyrosome có hình dạng giống một con giun khổng lồ nhưng thực chất định nghĩa là con giun là sai bởi loài vật này là tập hợp của hàng nghìn sinh vật nhỏ có tên gọi là Zooid. Chúng di chuyển cùng nhau, tạo thành cơ thể rỗng hình trụ của giun biển.
Một đầu giun biển là ống mở giúp nó hút nước biển vào cơ thể, lấy thức ăn là sinh vật phù du và đẩy phần nước đã lọc ra ngoài. Đầu còn lại có dạng hình nhọn.
Điều đáng sợ là đường kính thân ống của con giun biển lớn nhất đủ sức nuốt gọn một người trưởng thành và không thể thoát ra được.
Chùm ảnh chứng tỏ con người quá nhỏ bé trước đại dương Những hình ảnh chứng tỏ con người quá bé nhỏ trước đại dương cho ta thấy tự nhiên bao la như thế nào. Hình ảnh một con người quá bé nhỏ so với đại dương đang phải chạy trốn một chú cá mập. Mặc dù con cá mập này mới chỉ "bơi gần" anh chàng kia thôi chứ chưa chắc nó đã nguy...