Bằng chứng Tổng thống Nga coi Crimea là lợi ích cốt lõi
Ông Putin được cho là đã ca ngợi việc Crimea quay về với Nga như một “chân lý lịch sử”.
Theo báo Thanh Niên, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có chuyến thăm bất ngờ tới Sevastopol thuộc bán đảo Crimea hôm 9/5 và tham dự lễ kỉ niệm 69 năm Chiến thắng phát xít, đồng thời cũng là kỉ niệm 70 năm ngày Sevastopol được giải phóng khỏi phát xít Đức.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Nga tới Crimea kể từ khi bán đảo này chính thức sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý hồi cuối tháng 3.
Ông Putin được cho là đã ca ngợi việc Crimea quay về với Nga như một “chân lý lịch sử”.
“Năm 2014 sẽ đi vào lịch sử… như là năm mà người dân sống ở đây (Crimea) đã dứt khoát quyết định sát cánh với Nga; qua đó, xác nhận lòng trung thành của họ đối với chân lý lịch sử”, tổng thống Nga phát biểu trước đám đông reo hò ở Sevastopol.
“Trước mắt vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn vì chúng ta sát cánh cùng nhau. Và điều đó có nghĩa là chúng ta mạnh mẽ hơn”, ông Putin nói.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã lên tiếng chỉ trích chuyến thăm Crimea của tổng thống Nga, gọi đây là chuyến thăm “không thích hợp”.
Chính quyền lâm thời Ukraine vào ngày 9/5 cũng đã phản đối chuyến thăm Crimea của ông Putin.
Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra thông cáo nói rằng “Ukraine phản đối mạnh mẽ đối với chuyến thăm vào ngày 9/5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol, vốn đang bị Nga tạm chiếm giữ”.
Trong khi đó, giới quan sát cho rằng, động thái trên là bằng chứng Tổng thống Nga Putin coi Crimea là lợi ích cốt lõi.
Việc sáp nhập Crimea có thể gây ra những căng thẳng chính trị và thiệt hại về kinh tế cho Nga nhưng bù lại, nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích quân sự.
Trước đó, trong bài bài phát biểu của mình, Tổng thống Putin đã nói đến lý do cốt lõi của việc đồng ý sáp nhập Crimea là người Crimea vẫn luôn coi mình là một phần của dân tộc Nga. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sáp nhập Crimea cũng mang lại cho Nga những lợi ích nhất định, đặc biệt là về mặt quân sự.
Crimea và đặc biệt là quân cảng Sevastopol là vị trí có tính chiến lược ở châu Âu. Từ vị trí này, có thể kiểm soát bán đảo Balkan, Bắc Trung Đông và Caucasus. Ngoài ra, đối với nước Nga, đây cũng là cung đường duy nhất mở ra Địa Trung Hải thông qua các eo biển Dardannelles và Bosphore, giúp Hải quân Nga khống chế Địa Trung Hải.
Không chỉ được kế thừa về vị trí địa chiến lược của Crimea, mà Nga còn có khả năng được kế thừa một số lượng rất lớn các trang bị quân sự ở Crimea.
Theo Báo Đất Việt
Trung Quốc lần đầu tiết lộ lý lịch phu nhân Thủ tướng
Báo chí Trung Quốc lần đầu tiên đăng tải ảnh và sơ yếu lý lịch của phu nhân Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Vợ chồng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Tân Hoa xã ngày 4.5 cho biết, Thủ tướng Lý Khắc Cường kết hôn với bà Trịnh Hồng, năm nay 57 tuổi. Hai vợ chồng có một cô con gái. Họ gặp nhau tại Đại học Bắc Kinh.
Bà Trịnh Hồng dạy tại khoa ngoại ngữ Đại học Kinh tế và Kinh doanh trong hơn 30 năm qua. Bà chuyên về giảng dạy tiếng Anh, tham gia nghiên cứu và chịu trách nhiệm cho một dự án nghiên cứu về văn học tự nhiên.
Động thái nói trên phản ánh nỗ lực mới của Trung Quốc nhằm gây dựng quyền lực mềm và đánh bóng hình ảnh trên trường quốc tế.
Ở Trung Quốc, các nhà lãnh đạo thường giữ bí mật về đời sống cá nhân của họ. Vợ cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo không bao giờ xuất hiện cùng chồng, nhưng vợ của cựu Thủ tướng Lý Bằng và Chu Dung Cơ thỉnh thoảng tháp tùng chồng.
Trong khi đó, đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện đã kiên quyết phá vỡ khuôn mẫu. Phu nhân của Chủ tịch Tập Cận Bình, một ca sĩ lừng danh, xuất hiện trong những bức ảnh đánh trống trong lần tháp tùng chồng công du Trinidad, tay trong tay với con gái một người trồng cà phê ở Costa Rica, chụp ảnh bằng iPhone bên tàn tích của người Maya ở Mexico.
Theo Laodong
Vận dụng cách hỏi của PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh THPT Đọc và đọc hiểu văn bản (VB) có ý nghĩa quan trọng trong hình thành năng lực (NL) giao tiếp cho học sinh (HS), trong việc tự học và học tập suốt đời của mỗi cá nhân. Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số...