Bằng chứng sóng thần và đại dương từng tồn tại trên sao Hỏa
Một nhóm các nhà khoa học mới đây đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy có khả năng một vụ sóng thần đã từng xảy ra trên sao Hỏa cách đây 3 tỷ năm do một tiểu hành tinh rơi xuống bề mặt đại dương ở đây.
Trước đây, trong một khoảng thời gian dài, các nhà khoa học đã cố gắng đi tìm khả năng tồn tại của đại dương trên sao Hỏa nhưng không thể chứng minh được. Một số nhà nghiên cứu khác mặc dù tìm thấy bằng chứng đã xảy ra vụ sóng thần nhưng cũng không thể tìm thấy bất cứ miệng núi lửa nào hay các dấu hiệu về đại dương để khẳng định kết luận này.
Tuy nhiên, trong một nỗ lực mới của nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Pháp, Italia, Mỹ, cả hai câu hỏi lớn này dần được giải đáp.
Nhóm nghiên cứu tin rằng họ đã tìm thấy những bằng chứng về sự tồn tại của cả đại dương và miệng núi lửa trên sao Hỏa.
Các hình ảnh có độ phân giải cao trước đây đã cho thấy những vết tích của một trận lũ lụt cổ đại đã xảy ra, tạo ra những địa hình trũng ở phía Bắc Arabia Terra trên sao Hỏa. Nhóm nghiên cứu này giải thích, thực tế có những hiện tượng này là do một tiểu hành tinh đã rơi xuống sao Hỏa và gây ra một vụ sóng thần lớn. Nơi tiểu hành tinh rơi xuống được phát hiện là một miệng núi lửa mang tên Lomonosov.
Miệng núi lửa Lomonosov nằm ở phía Bắc sao Hỏa có thể là vết tích của một vụ sóng thần tạo ra những đợt sóng cao tới hàng trăm mét và để lại các đống đất lớn.
Nếu hành tinh đó rơi xuống đại dương trên sao Hỏa, nó sẽ tạo ra các cơn sóng thần, một cơn xuất hiện ngay khi hành tinh rơi xuống, cơn thứ hai xảy ra từ bên trong lòng sao Hỏa do bề mặt bị nén chặt. Vì thế, trên bề mặt sao Hỏa hiện nay có những rặng sóng và vết lún “hình ngón tay cái” là do như vậy, các nhà khoa học viết.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, họ cũng đã sử dụng mô hình tính toán truyền sóng để chứng minh cho tuyên bố của mình. Kết hợp với các dữ liệu về sự tồn tại của đại dương trên sao Hỏa, sự bay hơi cũng như sự phát triển khí hậu và thủy văn, các nhà nghiên cứu này cho rằng có những dấu hiệu tồn tại sự sống trên sao Hỏa.
Theo Danviet
Phát hiện bằng chứng "đại hồng thủy" trên sao Hỏa
Các hình ảnh chụp sao Hỏa mới được công bố cho thấy trên hành tinh này từng có rất nhiều nước.
Sao Hỏa từng trải qua "đại hồng thủy"?
Hy vọng về sự sống trên sao Hỏa đã được củng cố sau khi các nhà khoa học phát hiện những hình ảnh cho thấy thiệt hại do lũ lụt trên Hành tinh Đỏ.
Các nhà khoa học vũ trụ tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phát hiện các sự kiện địa chất cổ đại đã khiến bề mặt bụi của sao Hỏa nổ tung và giải phóng nước ngầm.
Hoạt động núi lửa ở khu vực Tharsis trên sao Hỏa cũng đã dẫn đến một vụ nổ gây ngập khu vực Kasei Valles khoảng 3,5 tỷ năm trước, theo các hình ảnh mới nhất vừa được công bố.
Thông cáo báo chí của ESA cho rằng các hình ảnh mới này cho thấy các hoạt động địa chất kéo dài hàng tỷ năm trong lịch sử Hành tinh Đỏ, Daily Star đưa tin.
Nước ở dạng lỏng đóng vai trò quan trọng từ rất sớm trong lịch sử sao Hỏa mặc dù hành tinh giữ nguyên trạng thái khô và lạnh trong vòng 3,5 tỷ năm qua.
Các dấu hiệu của sự xói mòn ở Worcester Crater gây ra bởi nước lũ
Miệng núi lửa khổng lồ của sao Hỏa - được mệnh danh là Worcester Crater - có đường kính tới 25 km và có dấu hiệu rõ ràng về tác động của nước lũ.
Đá và vụn bị ném ra từ bên trong miệng núi lửa và dần dần mòn đi khi nước sao Hỏa chảy xung quanh chúng.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện các khu vực "hạ lưu", trong đó có một "hòn đảo" không bị tổn hại bởi "đại hồng thủy" và vẫn có thể được nhìn thấy rõ ngày hôm nay.
"Hòn đảo" thậm chí còn có các dấu hiệu tiềm năng cho thấy mực nước trong những năm qua.
Các nhà khoa học cho rằng từng có nhiều trận lũ lụt trên Hành tinh Đỏ
Hơn nữa, các nhà khoa học nghĩ rằng không chỉ có 1 trận lũ lụt, dựa trên dấu hiệu của các con kênh chạy xung quanh bề mặt hành tinh.
Những hình ảnh mới của sao Hỏa được chụp vào ngày 25.5 năm ngoái, nhưng vừa được công bố tuần trước. Chúng đã làm dấy lên hy vọng rằng sao Hỏa có thể là nơi sinh sống tiếp theo của con người.
Thực phẩm và nước là những trở ngại chính khiến con người không thể lên sao Hỏa sinh sống. Nhưng các nhà khoa học NASA đã bắt đầu một dự án trị giá 15 triệu USD để giải quyết vấn đề này.
NASA tin rằng sẽ mất ít nhất hai năm để có được nguồn cung nước và thực phẩm cho con người trên Hành tinh Đỏ. Câu trả lời có thể nằm trong việc học cách tái chế các chất dinh dưỡng tự nhiên như phi hành gia Mark Watney trong bộ phim The Martian, Daily Star viết.
Theo Danviet
Phát hiện sự sống ở nơi giống sao Hỏa nhất thế giới Các nhà khoa học vừa phát hiện vi khuẩn trong sa mạc khô cằn nhất thế giới và điều này cho thấy có thể có sự sống trên sao Hỏa. Sa mạc Atacama ở Chile là địa điểm giống sao Hỏa nhất trên Trái Đất Theo Express, sa mạc Atacama ở Chile không hề có một trận mưa đáng kể nào từ năm...