Bằng chứng sống: Chúng ta là con lai của ‘loài người ma’
Hơn 300.000 năm trước, ít nhất 2 loài rất khác biệt nhau bao gồm một hoặc vài loài người ma đã giao phối và tạo ra Homo sapiens – Người Tinh Khôn, DNA của 44 người đặc biệt kể lại.
Một nghiên cứu mới đã cho thấy lịch sử hôn phối dị chủng của Homo sapiens và dòng dõi tổ tiên phức tạp hơn chúng ta nghĩ, theo Live Science.
Nhiều bằng chứng trước đó cho thấy Homo sapiens, tức Người Tinh Khôn, chính là người hiện đại chúng ta, đã nhiều lần giao phối dị chủng với những loài người sống cùng thời, đã tuyệt chủng vài chục ngàn năm trước như Neanderthals và Denisovans.
Một hoặc vài “loài người ma” đã giúp sản sinh ra loài Homo sapiens của chúng ta – Ảnh: ĐẠI HỌC BUFFALO
Nhưng nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà khoa học Simon Gravel từ Đại học McGill (Montreal – Canada) và Tim Weaver từ Trường Đại học California ở Davis (Mỹ) cho thấy ngay chính dòng dõi Homo sapiens ban đầu cũng là con lai!
Công trình vừa công bố trên tạp chí Nature đã đi tìm nguồn gốc phát sinh ra loài Homo sapiens bằng cách phân tích DNA của 44 người Nama, một tộc người đặc biệt ở Nam Phi có bộ gien rất khác biệt.
Video đang HOT
Họ là bằng chứng sống cho thấy sự hiện diện của DNA từ một “loài người ma” cổ xưa, đã tách khỏi dòng dõi chung với Homo sapiens từ lâu, mang nhiều khác biệt về mặt hình thái.
Gọi là “loài người ma” bởi lẽ đó là một loài hiện đã không còn trong hồ sơ hóa thạch, tức không có bất kỳ phần hài cốt nào của họ được tìm thấy từ trước đến nay.
Một hoặc vài “loài người ma”, sống tách biệt với dòng tổ tiên chính của Homo sapiens, đã có sự giao phối lẻ tẻ theo thời gian, chứ không phải sống cùng nhau và giao phối khác loài thường xuyên như Homo sapiens, Neanderthals và Denisovans sau này.
Sự việc xảy ra trong hàng trăm ngàn năm, đem đến một hỗn hợp DNA đủ để thành hình một loài mới – chính là chúng ta.
Theo giáo sư Gravel, chính vì châu Phi là một lục địa rộng lớn nên đã có thể sớm tạo ra những nhóm người khác biệt về mặt di truyền, sống trong các môi trường, khí hậu khác nhau và ít khi gặp nhau.
Tuy nhiên, việc nhiều nhóm khác biệt tiến hóa được tạo ra từ một thủy tổ chung duy nhất, để rồi sau rất nhiều thế hệ lại có sự pha trộn nguồn gien, lại là một món quà quý giá, giúp thế giới con người trở nên phong phú, đem đến cơ hội tạo ra những loài mới ưu việt hơn.
Nghiên cứu cũng bác bỏ giả thuyết Homo sapiens tiếp tục giao phối “xa”, tức với các loài rất khác biệt về mặt di truyền như tổ tiên đã làm. Trước đó, nhiều người cho rằng loài chúng ta từng giao phối với Homo naledi, một loài người mang dáng dấp nguyên sơ của một vượn nhân hình với nhiều điểm khác biệt của hộp sọ. Nhưng điều đó không đúng.
Kết quả cũng chỉ ra những lần giao phối “xa” cuối cùng ở châu Phi đó đã để lại khoảng từ 1% đến 4% khác biệt di truyền trong quần thể người hiện đại.
Sốc: Mang nét đẹp này, bạn có thể mang DNA của loài người khác
Một nét đẹp khiến nhiều người tự hào trên khuôn mặt, thậm chí cố gắng phẫu thuật thẩm mỹ để có được, là dấu vết rõ ràng của cuộc hôn nhân khác loài giữa tổ tiên Người Tinh Khôn với một loài người tuyệt chủng.
Theo Sci-News, đặc điểm đó chính là chiếc mũi cao.
ATF3, một gien mang đến sống mũi cao hơn có thể là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên khi con người cổ đại thích nghi với khí hậu lạnh hơn sau khi rời châu Phi. Nhưng những người đầu tiên sở hữu đặc điểm này không phải loài Homo sapien (Người Tinh Khôn) chúng ta, mà là người Neanderthals.
Sống mũi cao, thẳng có thể là di sản từ loài người khác - Ảnh: SCIENCE PHOTO LIBRARY
Người Neanderthals là một loài người khác đã tuyệt chủng, cùng thuộc chi Homo (Người) với chúng ta, và có nhiều bằng chứng cho thấy tổ tiên chúng ta đã nảy sinh hôn phối dị chủng với họ. Thế hệ "con lai" được thừa hưởng nhiều di sản đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến vẻ ngoài và sức khỏe và lưu giữ cho đến các thế hệ hiện tại.'
Kết quả trên đến từ việc nghiên cứu chi tiết bộ gien và đặc điểm cơ thể của 6.486 người trưởng thành ở khu vực Mỹ Latin.
Tiến sĩ Kausstubh Adhikari từ University College London và Đại học Mở của Anh, một trong các tác giả chính, cho biết một số DNA từ tổ tiên khác loài Neanderthals đã ảnh hưởng đến hình dạng khuôn mặt của chúng ta.
Tổng cộng 33 vùng gien có liên quan đến hình dạng khuôn mặt đã được xác định, trong đó có ATF3 thể hiện rõ là di sản của loài người cổ Neanderthals.
Thừa hưởng gien này, những vị tổ tiên chọn sống ở nơi có khí hậu lạnh của chúng ta sẽ dễ thích nghi với cuộc sống mới hơn, từ đó lưu truyền đặc điểm này cho các thế hệ sau.
"Mũi của chúng ta có thể giúp chúng ta điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm không khí mà chúng ta hít vào, nên những chiếc mũi có hình dạng khác nhau có thể phù hợp hơn với những vùng khí hậu khác nhau mà tổ tiên chúng ta từng sống" - tiến sĩ Qing Li từ Đại học Phúc Đán (Trung Quốc), đồng tác giả, giải thích.
Nghiên cứu vừa được công bố trên Communication Biology.
Nổi nóng khi giao phối, hổ cái bị bạn tình giết chết Một con hổ cái Amur quý hiếm không may vừa bị bạn tình cắn chết trong một tình huống giao phối bạo lực. Những phát hiện của nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Royal Society mở Khoa học. Con hổ cái trên có tên là Zoya đã bị bạn tình của mình là hổ đực Ivan cắn chết tại vườn...