Bằng chứng sốc về tác động ngoài hành tinh khiến trái đất “biến hình”
Một chuỗi tấn công kinh hoàng của các thiên thạch từng làm thay đổi hoàn toàn bề mặt trái đất, góp phần định hình hành tinh xanh mà chúng ta thấy ngày nay.
Nghiên cứu đứng đầu bởi nhà khoa học Craig O’Neill, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hành tinh của Đại học Maccquarie (Úc) đã tìm ra những bằng chứng gây sốc về một chuỗi những cuộc tấn công kinh hoàng từ vũ trụ, khiến trái đất “biến hình” từ bên ngoài lần bên trong.
Các dấu vết, được tìm thấy trên địa phận Nam Phi và Úc ngày nay, hé lộ những hố va chạm từ vài km cho đến hàng trăm km. Bên cạnh đó là một lớp hạt tròn đặc biệt, thứ chỉ có thể tạo ra bởi sự ngưng tụ của đá bốc hơi trong một vụ va chạm thiên thạch.
Các hạt đá tròn chính là đá bốc hơi rồi ngưng tụ lại sau các vụ va chạm thiên thạch – ảnh do nhó nghiên cứu cung cấp
Phân tích sâu hơn đã hé lộ một thời kỳ kinh hoàng 3,2 tỉ năm về trước, khi hàng loạt vật thể không gian, cày nát bề mặt trái đất sơ khai.
Trong đó, các thiên thạch lớn nhất – thứ để lại những hố va chạm hơn 300 km đường kính – đã gây nên chấn động đến tận lớp phủ sâu bên dưới vỏ trái đất, tạo nên sự bất thường nhiệt đáng kể nơi đây, từ đó tác động đến cấu trúc lớp phủ. Theo tác giả O’Neill, chúng “có thể trực tiếp thúc đẩy hoạt động kiến tạo mảng”.
Thế nhưng, tác nhân chính vẫn là các vật thể không gian nhỏ hơn một chút – tạo ra hố va chạm đường kính khoảng 100 km. Trong suốt thời kỷ Archaean, một kỷ nguyên kéo dài từ 4-2,5 tỉ năm về trước, nhất là giai đoạn Trung Archaean (khoảng 3,2 tỉ năm trước), những cú va chạm này đã làm suy yếu lớp ngoài cùng nguyên thủy nóng bỏng và cứng nhắc của hành tinh chúng ta. Đó là “mồi” cho các quá trình hút chìm, một phần quan trọng của kiến tạo mảng.
Video đang HOT
Kiến tạo mảng là những chuyển động quy mô lớn của thạch quyển trái đất, trong đó sự hút chìm tại ranh giới hội tụ của các mảng kiến tạo đã giúp hành tinh liên tục thay đổi diện mạo, ví dụ như việc các lục địa đã vài lần nhập lại thành siêu lục địa để rồi lại bị xé rách bởi hút chìm. Một số thay đổi nhỏ hơn mà chúng ta có thể thấy ngày nay như hoạt động núi lửa, địa chấn cũng là một phần của quá trình kiến tạo mảng.
Trước đây, giới nghiên cứu khoa học trái đất, rằng trái đất là một hệ cô lập, chủ yếu biến chuyển vì các quá trình bên trong. Nhưng các bằng chứng mới này đã cho thấy địa cầu của chúng ta được như hiện tại có sự đóng góp rất lớn của các tác động ngoài hành tinh.
Các vụ tấn công của thiên thạch đã thưa dần trong quãng thời gian sau đó, tạo điều kiện để trái đất tự vận hành và có được dáng dấp như ngày nay, giúp cuộc sống có cơ hội sinh sôi ở một môi trường thuận lợi hơn nhiều khối đá cứng và nóng bỏng thời nguyên thủy.
A. Thư
Nguồn Daily Mail, Earth, Science Daily
Theo nld.com.vn
Hiện tượng hiếm gặp: Nam Cực mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới 0
Thường thì khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng, thay vì mưa thì băng tuyết sẽ rơi. Tuy nhiên, lần đầu tiên ở Nam Cực, các nhà khoa học đã ghi nhận được mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới mức đóng băng.
Thiết bị di động đo lường bức xạ khí quyển (ARM) được triển khai tại Trạm McMurdo, Nam Cực.
Sử dụng cả các phép đo trên mặt đất và vệ tinh, các nhà nghiên cứu đã ghi lại tình trạng mưa phùn dưới âm 13 độ F (tức âm 25 độ C) kéo dài hơn 7,5 tiếng đồng hồ tại ga McMurdo, Nam Cực.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý: Khí quyển. Các báo cáo trước đây đã ghi nhận mưa phùn siêu lạnh ở những nhiệt độ này, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Hiện tượng mưa phùn trong vài giờ ở Nam Cực có thể có một số tác động đối với các dự đoán mô hình khí hậu.
Trợ lý giáo sư nghiên cứu Israel Silber, Khoa Khí tượng và Khí quyển, bang Pennsylvania, Mỹ, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Mưa phùn thường xảy ra trong nhiệt độ ấm áp. Ở nhiệt độ thấp hơn, các quá trình hình thành và tăng trưởng băng làm cho xác suất sản xuất mưa phùn thấp hơn đáng kể."
Dữ liệu thu thập được từ các phép đo laser cho thấy sự hiện diện của các hạt nước hình cầu, có thể chỉ ra đó là những giọt mưa phùn. Phân tích các dữ liệu này kết hợp với các phép đo trên mặt đất và vệ tinh khác đã xác nhận rằng các hạt này thực sự là những giọt mưa phùn.
Các nhà khí tượng học định nghĩa mưa phùn là những giọt nước có đường kính nhỏ hơn 0,5 mm, hoặc khoảng 1/5 inch. Theo trợ lý giáo sư Silber, mưa phùn và mưa thay thế cho nhau trong các mô hình khí hậu do cả hai đều ở trong pha lỏng, so với các dạng mưa khác, như tuyết và mưa đá. Sự hiện diện của mưa phùn kéo dài ở một vùng rất lạnh như Nam Cực có ý nghĩa cải thiện độ chính xác của các mô hình khí hậu ở các vùng cực.
Máy đo độ phân giải laser đo lượng mưa khi nó đi qua nhằm thu thập dữ liệu tại Trạm McMurdo. Ảnh: Bộ đo lường bức xạ khí quyển (ARM) của Bộ năng lượng Mỹ.
"Mưa phùn loại bỏ nước khỏi tầng mây khi các giọt nước kết hợp với nhau và cuối cùng rơi xuống", ông Silber nói. "Điều đó có nghĩa là mưa phùn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của đám mây và ảnh hưởng đến lượng nhiệt chạm tới bề mặt trái đất."
Dữ liệu thu thập được trong các quan sát này được sử dụng trong các mô phỏng mô hình độ phân giải cao của khí quyển cực. Bằng cách mô phỏng hầu như các điều kiện cho phép đám mây hình thành, các nhà nghiên cứu có thể xác định các tham số ảnh hưởng đến việc tạo ra mưa phùn bằng cách điều chỉnh các biến khác trong mô phỏng.
Sử dụng các mô phỏng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, nồng độ thấp của một số loại hạt lơ lửng trong bầu khí quyển của trái đất, như muối biển và bụi, rất có lợi cho sự hình thành mưa phùn.
"Ở Nam Cực, không khí rất sạch sẽ," Silber nói. "Có ít chất gây ô nhiễm hơn và do đó ít hạt trong không khí hơn".
Nồng độ thấp của các hạt này cho phép mưa phùn ở dạng lỏng, mặc dù nhiệt độ không khí ở dưới mức đóng băng, nhà khoa học giải thích.
HẢI PHONG
Theo nhandan.com.vn/Phys
Sốc: Người ngoài hành tinh sẽ lộ diện trong vài tháng tới Các chuyên gia hàng đầu tiết lộ, sự tồn tại của người ngoài hành tinh có thể được tìm thấy vào năm sau, 2020. Theo Express, khả năng người ngoài hành tinh tồn tại đã thu hút loài người khám phá trong nhiều thế kỷ, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên, những phát hiện mới đây được cho là...