Bằng chứng mới về vành đai sao Hỏa trong quá khứ
Những nghiên cứu mới nhất cung cấp chứng cứ cho thấy trong quá khứ sao Hỏa từng có vành đai vật chất bao quanh. Điều gì đã xảy ra với vành đai ấy?
Sao Hỏa từng có vành đai vật chất.
Bằng chứng mới ẩn giấu trong vệ tinh Deimos – vệ tinh nhỏ hơn trong 2 vệ tinh tự nhiên của sao Hỏa. Deimos quay quanh sao Hỏa với góc nghiêng không lớn so với mặt phẳng xích đạo hành tinh. Góc nghiêng này có thể là kết quả của tác động hấp dẫn từ vành đai vật chất.
Các hệ thống vành đai không phải là hiện tượng hiếm gặp. Vành đai vật chất ngoạn mục nhất thuộc về sao Thổ, tuy nhiên những cấu trúc như vậy cũng xuất hiện xung quanh sao Thiên vương, sao Hải vương và sao Mộc. Hành tinh lùn Haumer cùng các tiểu hành tinh Chiron và Chariklo thuộc nhóm centaur (hành tinh vi hình) cũng có các vành đai.
Vào năm 2017, một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết, rằng trong quá khứ, sao Hỏa cũng có vành đai vật chất. Họ thực hiện mô phỏng đối với vệ tinh Phobos – vệ tinh lớn hơn của sao Hỏa và phát hiện ra rằng nó có thể hình thành trong kết quả va chạm tiểu hành tinh với sao Hỏa. Các mảnh vật chất bị ném ra không gian vũ trụ dần dần tạo thành vành đai, và từ đó Phobot xuất hiện. Hiện giờ, các nhà khoa học nghiên cứu thêm cả vệ tinh Deimos, và kết quả thu được tỏ ra phù hợp với các phân tích trước đó.
Video đang HOT
“Hiện tượng quỹ đạo Deimos không nằm trong cùng mặt phẳng với xích đạo sao Hỏa được cho là không đáng chú ý và không ai thử giải thích điều ấy. Tuy nhiên, khi chúng tôi nảy ra ý tưởng mới và quan sát hiện tượng này dưới góc nhìn mới, chúng tôi nhận ra rằng sự lệch quỹ đạo của Deimos hé lộ nhiều điều bí ẩn” – nhà thiên văn học Matija Cuk ở Viện Tìm kiếm Trí thông minh ngoài Trái đất (SETI Institute), cho biết.
Góc lệch quỹ đạo Deimos không lớn – chỉ 1,8 độ so với xích đạo sao Hỏa. Ngoài ra, quỹ đạo của vệ tinh này là hoàn toàn bình thường: Deimos quay quanh sao Hỏa một vòng hết 30 giờ với độ lệch tâm rất nhỏ. Tuy nhiên với Phobos lại khác. Vệ tinh này ở gần sao Hỏa hơn và quay quanh sao Hỏa một vòng hết 7 giờ 39 phút. Hơn nữa, mỗi năm Phobos tiến đến gần sao Hỏa 1,8 cm.
Như vậy, có thể trong vòng 100 triệu năm nữa, Phobos sẽ vượt qua giới hạn Roche – khoảng cách từ sao Hỏa mà nếu vượt qua nó thì Phobos sẽ bị lực thủy triều sao Hỏa làm vỡ vụn. Một phần lớn các mảnh vỡ của Phobos tạo thành vành đai; tuy nhiên một số mảnh vỡ có thể biến thành các vệ tinh mới, nhỏ hơn. Theo các nghiên cứu từ năm 2017, hiện tượng đó có thể đã diễn ra vài lần trong quá khứ.
Sử dụng mô phỏng số hóa, nhóm nghiên cứu của Matija Cuk đã thử mô hình hóa hiện tượng mảnh vỡ “tiền Phobos” văng ra bên ngoài đã ảnh hưởng đến quỹ đạo Deimos như thế nào. Các nhà khoa học đã tập trung vào mảnh vỡ “tiền Phobos” với khối lượng lớn hơn khối lượng Phobos hiện nay. Mảnh vỡ này cộng hưởng quỹ đạo với Deimos ở khoảng cách bằng 3,3 lần bán kính sao Hỏa. Hiện tượng này làm cho mặt phẳng quỹ đạo Deimos hơi bị lệch đi so với xích đạo sao Hỏa.
“Sự kiện lệch quỹ đạo Deimos diễn ra khoảng 3,5 tỷ năm trước” – ông Matija Cuk cho biết.
Vệ tinh Phobos có lẽ đã hình thành từ khoảng 200 triệu năm trước. Các nhà khoa học có ý định kiểm chứng điều đó. Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản JAXA đã có kế hoạch phóng tàu thăm dò vũ trụ lên Phobos vào năm 2024.
Phát hiện mới Sao Hỏa đã từng hình thành 'siêu mặt trăng' và vành đai bản sao như Sao Thổ
Nghiên cứu khoa học mới cho thấy sao Hỏa có thể đã hình thành một vành đai như sao Thổ và 'siêu mặt trăng' lớn gấp 20 lần.
Phát hiện mới của các nhà khoa học cho rằng sao Hỏa có thể đã hình thành một "siêu mặt trăng" và một bản sao như sao Thổ hình thành từ các mảnh vụn từ hai vệ tinh tự nhiên là Phobos và Deimos.
Sao Hỏa (hay còn gọi là hành tinh Đỏ) luôn là nguồn cảm hứng, chứa đựng những điều bí ẩn, kỳ thú khiến các nhà khoa học, nhà thiên văn không ngừng khám phá và chinh phục. Minh chứng cho điều này là mới đây, các nhà khoa học đã cho rằng sao Hỏa có thể đã hình thành một vành đai như sao Thổ và 'siêu mặt trăng' lớn gấp 20 lần so với một trong những mặt trăng hiện tại.
Một nghiên cứu khoa học mới được công bố trên trang web arXiv đã đưa ra kết luận về hiện tượng dải thiên hà uốn cong sau khi kiểm tra quỹ đạo của hai vệ tinh tự nhiên của sao Hỏa là Phobos và Deimos.
Bài báo chưa được thẩm định đặt ra giả thuyết rằng hai mặt trăng bị biến dạng hình thành từ các mảnh vỡ của sao Hỏa, "độ lớn gấp 20 lần" sau khi nó bị tác động bởi lực hấp dẫn từ hành tinh của sao Hỏa. Độ nghiêng quỹ đạo của vệ tinh tự nhiên Deimos đã giúp các nhà khoa học đưa ra lý thuyết.
Ảnh chụp Deimos- một trong vệ tinh tự nhiên của sao Hỏa
Nhà nghiên cứu chính của Matija Cuk nói rằng: "Việc quỹ đạo của Deimos không còn nằm trong mặt phẳng với đường xích đạo của sao Hỏa không còn là vấn đề quan trọng, và không ai quan tâm để cố gắng giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này", bà nói trong một tuyên bố. "Nhưng cho đến khi chúng tôi nảy ra một ý tưởng mới có ý nghĩa lớn hơn và chúng tôi đã quan sát nó bằng một góc nhìn mới, độ nghiêng quỹ đạo của Deimos đã tiết lộ bí mật lớn của nó".
Nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng các đường rãnh trên mặt trăng Phobos của sao Hỏa có thể được tạo ra bởi lực thủy triều - lực hấp dẫn, sự tác động lẫn nhau của hành tinh tự nhiên này và mặt trăng. So với ban đầu, các nhà khoa học đã nghĩ rằng các rãnh được tạo ra bởi tác động mạnh từ miệng núi lửa Stickney.
Mặt khác, mặt trăng Phobos là vệ tinh lớn và sát với bề mặt sao Hỏa nhất đang có xu gướng quay gần bề mặt hành tinh đỏ và sẽ di chuyển rất gần, cuối cùng nó sẽ bị lực hấp dẫn của sao Hỏa tạo thành vòng mảnh vụn khác trên khắp hành tinh hình thành nên vành đai dẹt tương tự như sao Thổ.
Ảnh chụp của NASA trên sao Hỏa
Nhà nghiên cứu khác David Minton, giáo sư tại Đại học Purdue và Andrew Hesselbrock cho rằng sau khi Phobos bị tách ra, các mảnh vỡ sẽ tạo thành một siêu mặt trăng khác. Các nhà khoa học cho biết hiện tượng này đã xảy ra trong quá khứ với hệ mặt trăng lớn hơn nhiều.
Tuổi của cả hai mặt trăng cũng là một câu hỏi lớn cần giải đáp. Trong khi, vệ tinh tự nhiên Deimos được cho là hàng triệu năm tuổi, thì Phobos trẻ hơn nhiều và đã hình thành khi khủng long còn sống trên trái đất từ khoảng 200 triệu năm trước.
Bằng chứng sốc về sự sống trái đất khởi nguồn từ một tiểu hành tinh Nghiên cứu mới về tiểu hành tinh tử thần giết chết loài khủng long đã vô tình hé lộ điều choáng váng: một thiên thể tương tự, cổ xưa hơn có thể đã khởi động sự sống trái đất. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advance đã hé lộ mạng lưới đường thủy ấm nóng đáng kinh ngạc...