Bằng chứng bất ngờ trong đường hầm khổng lồ có từ thời tiền sử
Tại khu vực Nam Mỹ, các chuyên gia tìm thấy hàng trăm đường hầm khổng lồ có niên đại từ thời tiền sử. Khi nghiên cứu, những bằng chứng bên trong khiến các nhà khoa học sửng sốt.
Brazil, Argentina và một số quốc gia khác ở Nam Mỹ là nơi tồn tại hàng trăm đường hầm khổng lồ. Chúng có niên đại từ 8.000 – 10.000 năm tuổi. Con người có thể dễ dàng đi lại qua những đường hầm bí ẩn này. Kể từ khi phát hiện đến nay, các chuyên gia cố gắng giải mã nguồn gốc của chúng.
Ban đầu, các chuyên gia nghĩ rằng những đường hầm này được hình thành một cách tự nhiên bắt nguồn từ quá trình biến đổi địa chất xảy ra hàng ngàn năm trước.
Tuy nhiên, giới khoa học không tìm được bằng chứng cho giả thuyết này. Theo đó, một quan điểm khác cho rằng những đường hầm “khủng” trên có thể do con người tạo nên.
Thế nhưng, khi các chuyên gia phát hiện những dấu vết của móng vuốt khổng lồ ở bên trong đường hầm và tiến hành nghiên cứu sâu hơn thì có phát hiện đáng chú ý. Các chuyên gia nhận thấy những đường hầm khổng lồ không phải do con người tạo ra. Những dấu vết trên là do loài lười đất cổ đại đã tuyệt chủng để lại.
Từ đây, các chuyên gia gọi những đường hầm này là “đường hầm cổ sinh”. Giáo sư Heinrich Frank ở Brazil là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ trên.
Ông Frank và các đồng nghiệp gây chú ý khi công bố kết quả nghiên cứu về những đường hầm khổng lồ ở Nam Mỹ. Theo ông, nhiều đường hầm có chiều dài lên tới vài trăm mét, cao khoảng 1,5 – 2 m và rộng từ 1 – 1,5m.
Từ đây, nhóm nghiên cứu của ông Frank suy đoán cần phải đào 4.000 tấn đất đá mới có thể hình thành nên một đường hầm có kích thước “khủng” như vậy.
Việc phát hiện dấu vết móng vuốt của loài lười đất cổ đại khiến ông Frank và các đồng nghiệp cho rằng rất có khả năng loài vật này chính là người tạo ra những đường hầm khổng lồ.
Loài lười đất này có vóc dáng và trọng lượng tương đương loài voi hiện nay. Chúng sinh sống ở khu vực Nam Mỹ khoảng 10.000 năm trước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đồng tình quan điểm của giáo sư Frank. Họ cho rằng đây không phải là câu trả lời chính xác cho nguồn gốc của những “đường hầm cổ sinh”. Vì vậy, họ tiếp tục thực hiện các nghiên cứu để sớm ngày tìm ra lời giải chính xác nhất cho bí ẩn mà con người đang khao khát giải mã.
Mời độc giả xem video: Một “đường hầm tinh vi nhất trong lịch sử Mỹ” được phát hiện. Nguồn: | VTV24.
Những dấu tích cuối cùng của loài khủng long
Sau hàng triệu năm, những gì sót lại của khủng long là bộ xương khổng lồ và các hóa thạch cổ.
Ảnh: Mark Wilson/Newsmakers.
Bộ xương này thuộc về con khủng long T-Rex có tên Sue. Nó đã có niên đại khoảng 67 triệu năm. Từ năm 2000, bộ xương của Sue đã được đem trưng bày ở nhiều thành phố trên thế giới. Trong ảnh, bộ xương của Sue tại một bảo tàng ở Washington, Mỹ.
Ảnh: Bart Maat.
T-Rex (khủng long bạo chúa) sống vào cuối kỷ Phấn Trắng. Đây là loài vật ăn thịt, đi bằng 2 chân. Nó ăn thịt nhiều loại khủng long khác và cả xác thối. Theo giới nghiên cứu, lực cắn của T-Rex mạnh hơn hầu hết loài động vật sống trên cạn. Trong ảnh, Naturalis Anne Schulp, nhà cổ sinh vật học, đang dựng lại bộ xương của con T-Rex tên Trix.
Thằn lắn cá Ichthyosaurus sống từ kỷ Trias. Bộ xương này được bán đấu giá ở Paris (Pháp) vào tháng 11/2018. Ảnh: Stephane De Sakutin.
Ảnh: Spencer Platt.
Microraptor là một trong những loài khủng long nhỏ nhất thế giới. Chiều dài cơ thể chúng khoảng 42-83 cm còn cân nặng chỉ cỡ 1 kg. Loài này không biết bay nhưng lại có lông vũ. Các hóa thạch của chúng được tìm thấy nhiều ở Liêu Ninh, Trung Quốc.
Dấu chân của khủng long Sauropod và Ankylosaurus tại vườn quốc gia Toro Toro (Bolivia) biến nơi này thành điểm tham quan cổ sinh vật học nổi tiếng. Ảnh: Aizar Raldes.
Ảnh: Dean Mouhtaropoulos.
Khoảng 66 triệu năm trước, một tiểu hành tinh khổng lồ đã rơi xuống vùng biển nông gần Mexico. Cú va chạm tạo ra miệng hố rộng 145 km. Thảm họa này đã phá hoại hệ sinh thái của Trái Đất và giết chết gần như toàn bộ khủng long. Một số nhánh nhỏ của loài khủng long bay còn sống và trở thành chim như ngày nay.
Mẫu vật hiếm hoi còn sót lại trên Trái Đất của tiểu hành tinh gây ra thảm họa khủng long. Ảnh: Kike Calvo.
Ảnh: Alexander Koerner.
Dấu chân của khủng long cổ dài (Urusocus) được tìm thấy tại Muenchehagen, Đức. Mỗi dấu chân có đường kính khoảng 1,2 m. Theo giới nghiên cứu, những con khủng long cổ dài đã sống tại khu vực này từ khoảng 140 triệu năm trước. Chúng nặng đến 30 tấn và dài khoảng 27 m.
Xương của Crested Hypacrosa, một con khủng long sống từ kỷ Jura, được đem đấu giá tại Paris. Những khúc xương này có thể giúp người bán thu về 800.000 USD. Ảnh: Kenzo Tribouillard.
Ảnh: Carl Court.
Hóa thạch khá hoàn hảo của con khủng long Stegosaurus tại bảo tàng Natural History (London, Anh). Bộ xương dài khoảng 5,6 m, cao 2,9 m. Đây là mẫu hóa thạch hoàn chỉnh nhất từng được trưng bày tại bảo tàng này.
Đại bàng sà cánh mổ mù mắt thằn lằn khổng lồ Con đại bàng dang rộng cánh đang từ từ thưởng thức bữa ăn của mình sau khi hạ gục một con thằn lằn khổng lồ Nam Phi. Đại bàng Martial sà cánh mổ mù mắt thằn lằn khổng lồ Đại bàng Martial là một trong những loài lớn nhất trong số các loài đại bàng châu Phi nhưng chắc chắn việc chúa tể...