Bán xe “kèm lạc”, Mỹ mạnh tay ra luật, bao giờ mới đến Việt Nam?
Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ đang có những biện pháp mạnh tay trong việc ngăn chặn tình trạng bán xe kiểu “ bia kèm lạc”.
Sau khi trải qua đại dịch Covid-19, thị trường ô tô tại Mỹ đã dần sôi động trở lại. Tuy nhiên, sức mua tăng cao trong khi linh kiện thiếu hụt khiến nguồn cung xe tại các đại lý trở nên khan hiếm hơn. Lợi dụng tình hình này, nhiều đại lý bán ô tô tại Mỹ đã đội giá bán xe cũng như bán xe “kèm lạc” nhằm kiếm lời.
Nhiều đại lý ở Mỹ kiếm lời từ việc thổi giá, bán “bia kèm lạc” (Ảnh: Alamy)
Trước tình trạng loạn giá và những chiêu trò của các đại lý, Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) vừa trình dự thảo Luật cấm các đại lý tự áp đặt các loại phí bổ sung cũng như quảng cáo sai sự thật để tăng giá bán xe.
Theo đó, hiện FTC đã có hơn 50 động thái hạn chế và cấm các đại lý thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật cũng như vi phạm quyền cá nhân và thông tin của khách hàng.
FTC đang mạnh tay trong việc ngăn chặn tình trạng mua xe kèm lạc (Ảnh: Nikkei Asia)
Chưa dừng lại ở đó, FTC còn thực hiện khảo sát trải nghiệm người dùng qua quá trình mua xe. Từ đó, cơ quan này sẽ xác định xem liệu các đại lý có những hành vi “mờ ám” trong các giao dịch mua bán xe hay không.
Video đang HOT
Trong dự thảo luật mới đề xuất của mình, FTC đã đưa ra những đề xuất cụ thể để bảo vệ người dùng khỏi việc mua xe “kèm lạc” như:
- Cấm “chèo kéo” và tráo đổi: Theo đó, đề xuất này được đưa ra nhằm ngăn chặn các đại lý quảng cáo sai sự thật như “dụ dỗ” người mua bằng các mẫu xe có giá hấp dẫn nhưng sau đó lại giới thiệu một mẫu xe có giá bán cao hơn so với quảng cáo trước đó. Ngoài ra, hành vi mập mờ trong gói hỗ trợ và khuyến mãi cũng bị cấm theo đề xuất này. Nhờ đó, các đại lý không thể tiếp tục thực hiện các hành vi như quảng cáo khuyến mãi hơn nhưng chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định khiến người mua dễ nhầm lẫn.
- Buộc đại lý minh bạch về chi phí và điều kiện mua xe: Điều này đồng nghĩa với việc các đại lý phải công khai và thẳng thắn về giá thành của xe, bao gồm cả các loại chi phí cộng dồn tạo nên mức giá cuối cùng của xe. Chưa kể, các đại lý ở Mỹ cũng phải cung cấp rõ ràng các thông tin khuyến mãi, trợ giá cũng như các điều kiện cần có để khách hàng có thể hưởng ưu đãi này.
- Cấm các loại phí gian lận hay phí phát sinh: Đây được xem là những yếu tố khiến giá xe bị đẩy cao tại đại lý. Tuy nhiên, thường các đại lý sẽ “ngụy trang” chúng dưới dạng phí phát sinh, gói nâng cấp hoặc gói trang bị. Chiêu trò này của đại lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm khách hàng như người thiểu số, người nhập cư hay lực lượng vũ trang.
Có thể thấy rằng Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ đang rất quyết liệt trong cuộc chiến chống lại tình trạng “bia kèm lạc” tại các đại lý ở Mỹ. Trong khi đó, ở Việt Nam, tình trạng này hiện vẫn đang diễn ra tại nhiều đại lý khiến dân tình bức xúc. Nhiều người cũng cho rằng phía hãng xe cũng như các cơ quan có liên quan cần tìm ra biện pháp để ngăn chặn tình trạng này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Toyota Việt Nam nói gì về việc khách hàng bị ép mua phụ kiện kèm theo xe?
Toyota khẳng định không có chủ trương bán xe kiểu "bia kèm lạc", đồng thời khuyến cáo khách hàng gọi điện đến đường dây nóng nếu gặp trường hợp này tại đại lý để hãng có biên pháp xử lý.
Việc nhiều đại lý bán ô tô theo kiểu "bia kèm lạc" không còn mới mẻ tại thị trường Việt Nam, đặc biệt đối với những mẫu xe hút khách nhưng nguồn cung thấp hơn nhu cầu của khách hàng. Thời gian gần đây, một số dòng xe Toyota mang về thị trường trong nước đang được nhiều người tiêu dùng quan tâm, nhưng cũng kéo theo hệ lụy trên cho nhà sản xuất Nhật Bản.
Thông báo của Toyota Việt Nam trên trang fanpage chính thức của mình vào trưa ngày 8/4.
Theo đó, Toyota Việt Nam (TMV) vừa đính chính trên trang Facebook chính thức của hãng về vấn đề mua ô tô kiểu "bia kèm lạc" đang diễn ra tại một số đại lý. Hãng cho biết đã "nhận được một số thông tin về việc khách hàng phải mua phụ kiện kèm theo xe nếu muốn nhận xe sớm".
Đồng thời, TMV khẳng định "không có chủ trương này" và nhắc lại chính sách của hãng tại thị trường Việt Nam: "Khách hàng đến trước được phục vụ rước". Ngoài ra, nhà sản xuất Nhật Bản cũng yêu cầu các đại lý làm đúng theo quy định đã được đề ra: "Chúng tôi yêu cầu tất cả các đại lý tuân thủ chính sách trên để bảo vệ quyền lợi của Khách hàng".
TMV cũng khuyến cáo khách hàng hãy phản ánh về các vụ việc "mua bia kèm lạc" tại đại lý ô tô Toyota thông qua đường dây nóng để hãng có biện pháp xử lý "nếu phát hiện bất kỳ vi phạm nào từ đại lý".
Toyota Veloz Cross vừa ra mắt tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, TMV chưa đưa ra thông tin cụ thể về việc hãng đã từng xử lý đối với đại lý bán ô tô kiểu "bia kèm lạc", cũng như những đơn vị phân phối đang vi phạm chủ trương; trong khi theo thông báo, TMV đã nhận được thông tin về các vụ việc đó ở Việt Nam.
Toyota tăng giá toàn bộ sản phẩm
Vài năm trở lại đây, Toyota đã đem về Việt Nam hàng loạt mẫu xe mới gồm các SUV đô thị và MPV giá rẻ với lượng trang bị đa dạng và phong cách thiết kế mới mẻ, mang đến làn gió mới cho chính TMV.
Tuy nhiên, việc nhu cầu của người dùng quá cao khiến nguồn cung những dòng xe đó không ổn định, đặc biệt trong thời gian đầu; điển hình là việc khách hàng phải chờ nhiều tháng để mua được mẫu xe Raize dù ra mắt từ trước Tết, hay việc một số đại lý đang yêu cầu khách hàng mua thêm phụ kiện để nhận mẫu Veloz Cross sớm.
Trong khi đó, hai đại lý Pinnacle Nissan và ABC Nissan tại bang Arizona (Mỹ) đang bị cáo buộc bán ô tô theo kiểu "bia kèm lạc", văn phòng công tố bang đang yêu cầu họ phải nộp phạt cũng như bồi thường cho khách hàng với tổng số tiền lên tới 500.000 USD.
Doanh số bán xe ô tô tại thị trường Mỹ sụt giảm General Motors (GM), Toyota và nhiều nhà sản xuất ô tô khác đã bị sụt giảm doanh số tại thị trường Mỹ trong quý II vừa qua. Khu tập kết để các sản phẩm của hãng sản xuất ô tô General Motors Co. Ảnh: Reuters Theo các báo cáo lợi nhuận được công bố ngày 1/7, General Motors (GM), Toyota và nhiều nhà...