Bàn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân và hình phạt tử hình
Trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được công bố lấy ý kiến nhân dân thì Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là vấn đề hoàn toàn mới, còn Hình phạt tử hình là vấn đề được sửa đổi, bổ sung. Cả hai vấn đề đều đang có những ý kiến khác nhau. Được tham dự buổi tọa đàm của các vị luật gia – cựu đại biểu Quốc hội, chúng tôi xin được chia sẻ một vài ý kiến dưới đây:
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân:
Bộ luật Dân sự hiện hành quy định “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập” (Điều 84). Có thể coi đây là nội hàm hoặc “khái niệm” của pháp nhân.
Điều 2 và các Điều từ 74 đến 87 Chương XI của dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) quy định pháp nhân là các tổ chức kinh tế phạm tội như sau: Điều 75, Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân phạm tội (mới). Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân; Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân; Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là các tổ chức kinh tế không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Đồng thời, việc xác định khung hình phạt đối với pháp nhân căn cứ theo khung hình phạt áp dụng đối với cá nhân.
Chúng tôi cho rằng, việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là một quá trình, vì có nhiều loại pháp nhân khác nhau (pháp nhân là tổ chức kinh tế, pháp nhân là tổ chức sự nghiệp…). Loại pháp nhân nào đang vi phạm pháp luật nhiều nhất, gây ra hậu quả nặng nề nhất cho xã hội và có đủ điều kiện để quy định tội phạm, đủ điều kiện xử phạt các vi phạm đó như Điều 75 nêu trên thì phải được lần lượt quy định trong Bộ luật Hình sự, không phân biệt tổ chức kinh tế đó thuộc Nhà nước hay tư nhân hay liên doanh, tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, tổ chức kinh tế thuộc trung ương hay địa phương. Lần này Ban soạn thảo đưa pháp nhân kinh tế vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) là hoàn toàn thỏa mãn các điều kiện trên; bước đi có lộ trình là hợp lý. Nghiên cứu cách làm của Nghị viện Pháp cũng cho thấy bước đi như vậy (ban đầu họ cũng liệt kê các tội, sau một thời gian, tổng kết rút kinh nghiệm họ mới quy định theo lĩnh vực để bao quát hơn).
Tuy nhiên, theo chúng tôi, về hình phạt (khoản 1, Điều 33 của dự thảo) chỉ nên áp dụng hai hình thức là phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Không nên áp dụng hình phạt tước quyền sử dụng giấy phép vĩnh viễn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Vì, vĩnh viễn không hoạt động nữa thì pháp nhân sẽ chây ỳ trong việc khắc phục hậu quả; mặt khác phải có lối thoát cho họ một khi họ khắc phục hậu quả và nộp tiền phạt nghiêm chỉnh. Một vấn đề quan trọng khác nữa là, phải bảo đảm việc làm cho người lao động sau khi pháp nhân đã khắc phục hậu quả, nhất là đối với những doanh nghiệp, những tổng công ty, tập đoàn có hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn công nhân, lao động. Nghĩa là phải áp dụng mạnh mẽ hình phạt phạt tiền và đình chỉ có thời hạn để khắc phục hậu quả. Và cần chú ý là, khi xử lý pháp nhân thì cũng đồng thời phải xử lý cả cá nhân, vì đây là mối quan hệ “gắn bó” chặt chẽ.
Video đang HOT
Tóm lại, chúng tôi đồng tình với việc quy định pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi) nhưng phải quy định chặt chẽ hơn.
Đối với hình phạt tử hình. Cần chú ý các chi tiết sau: Một là, không quá câu nệ về hình thức là cứ một mực phải giảm tuyệt đối số tội tử hình mà phải căn cứ vào thực tiễn của tình trạng tội phạm của nước ta. Hai là, có những tội chưa bao giờ hoặc hiếm khi xảy ra, nhưng với yêu cầu phòng ngừa, răn đe, và để bảo đảm tính hiệu lực của các chính sách chống khủng bố, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình của Nhà nước ta, thì vẫn phải quy định. Ba là, hình phạt tử hình có quan hệ với hình phạt tù chung thân không được giảm án, cần phải xử lý mối quan hệ này một cách hợp lý trong những trường hợp cụ thể. Từ các vấn đề nêu trên, phải cân nhắc thận trọng để có thể quy định đúng đắn, có tính khả thi cao về hình phạt này.
Về cơ bản chúng tôi đồng tình với việc giảm một số tội danh bị hình phạt tử hình, nhưng có một số vấn đề cần xem xét thêm:
Cụ thể, để bảo đảm tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật, nên cân nhắc thêm các tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh đã nên bỏ hay chưa, trong đó tội phá hoại hòa bình vẫn còn nguy cơ rất lớn.
Liên quan Khoản 3, Điều 63, “Không áp dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với trường hợp người bị kết án tử hình được Chủ tịch nước giảm án xuống tù chung thân”. Nghĩa là khi được giảm án xuống tù chung thân thì phạm nhân suốt đời sống trong nhà tù. Như thế, phạm nhân sẽ không có tính hướng thiện, động lực cải tạo loại tù nhân này sẽ bị triệt tiêu. Họ có tâm lý, tù cho đến chết thì còn phấn đấu cái gì! Thậm chí không ít phạm nhân còn tiêu cực hơn, dữ dằn hơn; còn phần đông là chây ỳ. Chúng tôi cho rằng, phải hạn chế tới mức thấp nhất loại phạm nhân này, “mở lối thoát”, hướng thiện cho họ. Nên chăng để bảo đảm công bằng, nếu tù chung thân được giảm án khi đã chấp hành được 15 năm, thì người bị kết án tử hình đã được giảm xuống chung thân, phải chấp hành được ít nhất là 20 hoặc 25 năm (chứ không phải chỉ 15 năm), hoặc họ có đóng góp lớn cho Nhà nước, cho trại giam (đối với tội phạm kinh tế) sẽ được xét giảm tiếp. Như thế họ sẽ cố gắng cải tạo tốt để có cơ hội được xét tha tù.
Chính phủ có nhận định rất đúng trong Tờ trình rằng, “Việc đặt vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ – hai tội phạm tham nhũng đặc trưng nhất, nghiêm trọng nhất là chưa phù hợp, sẽ dẫn đến cách hiểu là, pháp luật đang dần dần nương tay với các quan chức tham nhũng”. Trong khi cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đạt kết quả chưa được như mong muốn, thì đó là điều bất lợi. Chúng tôi cho rằng, không phải ai cũng muốn tử hình hết các quan chức này, mà bước đầu chỉ cần chỉ ra được phần lớn các “địa chỉ” của các quan chức đó và đưa họ ra ánh sáng. Sau đó thu hồi lại được phần lớn các tài sản, thế là tốt, không cứ phải tử hình. Bởi vậy chúng tôi cũng đồng tình bỏ án tử hình đối với tội phạm kinh tế. Vấn đề là phải quy định chặt chẽ việc phát hiện, thu giữ, kê biên tài sản để thi hành án.
Dự kiến bỏ hình phạt tử hình (nói chung) trong công đoạn vận chuyển ma túy có lẽ chưa hợp lý. Từ thực tiễn, vấn đề được đặt ra là, cùng là vận chuyển, nhưng một người sử dụng ô-tô ngụy trang các hàng hóa khác, vận chuyển 500 bánh hê-rô-in với một người nghèo ở miền núi, nhẹ dạ, xách thuê túi hàng, trong đó có mấy chục gam chất ma túy để có được một khoản tiền mua gạo nuôi con thì xử lý giống hay khác nhau thế nào, ai phải tử hình, ai không?
TS Bùi Ngọc Thanh
Theo_Báo Nhân Dân
Không đồng tình chuyển hình phạt tù sang tiền vì "bất công" cho người nghèo!
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng đánh giá Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự vừa đáp ứng được yêu cầu của Hiến pháp năm 2013, vừa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế thị trường, với việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân và quan điểm của Đảng trong cải cách tư pháp.
Truy cứu pháp nhân là cần thiết!
"Cơ quan thẩm tra không đồng ý nhưng tôi ủng hộ", ĐB Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đồng tình với quan điểm hình sự hóa trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự.
"Có ý kiến cho rằng nếu đưa pháp nhân vào làm chủ thể tội phạm mà pháp nhân bị rút giấy phép thì người lao động ra sao? Người lao động phải chấp nhận rủi ro thôi và qui định này cũng góp phần nâng cao tính trách nhiệm của người lao động vì tôi không tin người lao động không biết có vi phạm", ĐB Lê Minh Thông phân tích và cho rằng, vấn đề cần bàn là định hình phạt với pháp nhân thế nào cho hợp lý vì qui định như dự thảo chưa rõ?
Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Lê Minh Thông: "Cơ quan thẩm tra không đồng ý nhưng tôi ủng hộ".
Trước ý kiến một số ĐB cho rằng không cần xử lý hình sự pháp nhân vì các biện pháp xử lý hành chính cũng có đủ các chế tài tương tự như rút giấy phép, đình chỉ hoạt động, phạt tiền... ĐB Thông phân tích: "Các nước có qui định trách nhiệm hình sự của pháp nhân người ta cũng có qui định xử phạt hành chính, thậm chí còn phạt nặng hơn ta. Nhưng phạt hành chính pháp nhân cao nhất 2 tỷ đồng thôi, còn phạt hình sự thì sẽ khác, sẽ đánh vào vốn pháp định. Chưa kể, tính chất của phạt hình sự khác hẳn hành chính, khi bị ra tòa thì công luận nhìn vào, con đường làm ăn sẽ khác ngay nên đưa trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào sẽ có tác dụng răn đe rất lớn, mà giá trị to lớn nhất của truy cứu hình sự chính là răn đe, còn xử lý chỉ là cực chẳng đã".
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng đánh giá Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự vừa đáp ứng được yêu cầu của Hiến pháp năm 2013, vừa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế thị trường, với việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân và quan điểm của Đảng trong cải cách tư pháp. Tuy nhiên, ĐB Lê Minh Thông không đồng ý với phương án mở rộng nguồn của tội phạm vì sẽ gây chồng chéo, nguy cơ phá vỡ sự đồng bộ về chính sách tội phạm.
ĐB Lê Hồng Tịch (Hậu Giang) đồng tình cho rằng việc xử lý hình sự pháp nhân, tập thể rất quan trọng và cần thiết trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. "Tuy rủi ro liên quan đến người lao động, nhưng cũng phải nâng cao ý thức của người lao động", ĐB Lê Hồng Tịch nói.
Thứ trưởng Bộ Công an Đặng Văn Hiếu: "Không nên đưa trách nhiệm hình sự pháp nhân vào luật". Ảnh: Phương Thảo
Tuy nhiên, ĐB Đặng Văn Hiếu (Thanh Hóa), Thứ trưởng Bộ Công an lại có quan điểm ngược lại, cho rằng không nên đưa trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào luật, vì luật hiện hành đã đủ căn cứ để xử lý pháp nhân về mặt hành chính như thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động, yêu cầu bồi thường thiệt hại. "Xử lý pháp nhân sẽ rất phức tạp, kéo dài", ĐB Đặng Văn Hiếu nói. Đây cũng là quan điểm của GĐ Công an TP Hà Nội - ĐB Nguyễn Đức Chung. ĐB Nguyễn Đức Chung không đồng tình đưa vào luật qui định truy tố pháp nhân vì cho rằng khó truy tố và đã có luật khác điều chỉnh. Bên cạnh đó, ĐB Chung đề nghị giữ hình phạt tử hình với tội phạm tham nhũng để có tính răn đe. "Người nghèo đi buôn ma túy tử hình. Còn người có chức vụ, kiến thức mà tham ô tham nhũng lại không tử hình là không công bằng", ĐB Chung nói.
Thứ trưởng Bộ Công an Đặng Văn Hiếu lại đề nghị cần cân nhắc bỏ án tử hình với các tội như Cướp tài sản, Phá hủy công trình an ninh quốc gia quan trọng, Vận chuyển trái phép ma túy với số lượng lớn vì các hành vi này rất nguy hiểm, bỏ án tử sẽ không răn đe được. ĐB Hiếu cũng không đồng tình bỏ tội Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
"Tôi ủng hộ nếu tội phạm tham nhũng tự nguyện bồi hoàn, khắc phục cơ bản hậu quả thì có thể chuyển từ tử hình sang chung thân, nhưng phải định lượng được mức độ như thế nào gọi là khắc phục được cơ bản, nếu không sẽ tùy tiện, khó vận dụng", ĐB Lê Minh Thông nói. Đồng thời, ĐB này cũng cho rằng, qui định khi thoát án tử hình xuống chung thân lại không được giảm án thì sẽ làm mất động lực cải tạo, cần xem lại qui định này. "Phải tạo cơ hội, hy vọng cho người ta hoàn lương, nhưng điều kiện giảm án với những đối tượng này phải tính khác, ngặt nghèo hơn", ĐB Thông góp ý.
Liên quan đến qui định mới trong Dự thảo là việc người phạm tội nếu chây ỳ chấp hành hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ sẽ bị chuyển sang hình phạt tù, khá nhiều ĐB không đồng tình. ĐB Phạm Hồng Giang (Hậu Giang) cho rằng, cách chuyển đổi này là chuyển hình phạt theo hướng nặng hơn và "dẫn tới sự phân biệt tầng lớp người giàu có với người nghèo vì trong trường hợp những người nghèo do không có tiền thì bị đi tù còn giàu thì không".
Theo Phap luât Xa hôi
Có nên tăng mức phạt tù đối với tội phạm chưa thành niên? Không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình với người chưa thành niên phạm tội, nhưng có thể quy định mức phạt tù cao hơn mức hiện hành Chính sách hinh sự của Nhà nước đối với việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành...