Bản tuyên bố “Phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam”
Chiều 10/5, tại cuộc mít tinh phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Hội Luật gia TP.HCM ra Tuyên bố phản đối hành động này.
Ông Phạm Vĩnh Thái, Phó Chủ tịch thường trực Hội Luật gia TPHCM đọc Tuyên bố
Dân trí xin gửi đến bạn đọc nội dung Tuyên bố trên:
“Ngày 02 tháng 5 năm 2014, nhà cầm quyền Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 ký hiệu HD-981, vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý.
Hành động trên của Trung Quốc ngang nhiên vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là thành viên, đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN (DOC), đi ngược lại thỏa thuận giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Việc làm trên của nhà cầm quyền Trung Quốc là phi pháp, không thể chấp nhận được.
Video đang HOT
Tại cuộc mít tinh của hơn 2.500 hội viên Hội luật gia TP. HCM vào ngày 10.5.2014, tuyên bố:
Hội Luật gia TP. HCM cực lực phản đối hành động cố ý xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, khiêu khích áp đặt theo kiểu bá quyền nước lớn, gây nên sự mất ổn định nghiêm trọng, đe dọa hòa bình, an ninh trong khu vực.
Hội Luật gia TP. HCM cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Biển 1982 (UNCLOS) yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng và thực hiện DOC, yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng và thực hiện đúng thỏa thuận lãnh đạo Việt Nam – Trung Quốc về giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, không để những hành động xâm phạm tương tự như trên tiếp tục xảy ra.
Hội Luật gia TP.HCM bày tỏ sự ủng hộ và tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, tin tưởng và ủng hộ mạnh mẽ những đối sách phù hợp của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với những hành động gây hấn của Trung Quốc.
Hội Luật gia TP. HCM luôn sát cánh cùng các lực lượng bảo vệ biển đảo của Việt Nam và đồng bào ngư dân ngày đêm bám biển sản xuất và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Hội Luật gia TP. HCM kêu gọi giới Luật học Trung Quốc hãy có tiếng nói mạnh mẽ với nhà cầm quyền Trung Quốc tôn trọng pháp luật quốc tế, tôn trọng công lý trong nước, trên thế giới có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, cùng lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng, không ai có quyền xâm phạm đến độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta.”
Công Quang – Đình Thảo (trích đăng)
Theo Dantri
Chiến sĩ Gạc Ma bức xúc về hành động ngang ngược của Trung Quốc
"Hành động của Trung Quốc quá hung hăng, ngang ngược... Việc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam là quá bành trướng, không thể chấp nhận được...", chiến sĩ Lê Minh Thoa, nhân chứng sống trở về trong trận chiến Gạc Ma năm 1988, bất bình.
Những ngày qua, trước hành động bành trướng của Trung Quốc, đưa giàn khoan HD 981 cùng 80 tàu và máy bay vào thềm lục địa Việt Nam, đặc biệt là hành động hung hăng dùng tàu trọng tải lớn đâm vào tàu của Việt Nam, đã khiến dư luận cả thế giới phẫn nộ.
Là người từng trở về từ trận chiến Gạc Ma năm 1988, anh Lê Minh Thoa bất bình nói: "Những ngày qua theo dõi thời sự trên tivi, báo đài về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam tôi rất bức xúc. Hành động của Trung Quốc quá hung hăng, ngang ngược, bành trướng, không xem chúng ta ra gì nên chúng ta phải có hành động cụ thể. Bằng mọi giá phải giữ được vùng biển chủ quyền của Việt Nam".
Anh Lê Minh Thoa, nhân chứng sống trở về sau trận chiến Gạc Ma năm 1988, bức xúc trước hành động ngang ngược của Trung Quốc
Anh Thoa nói thêm: "Tôi là nhân chứng sống trong trận chiến Gạc Ma tôi hiểu rằng Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo. Trong trận chiến Gạc Ma cũng vậy, quân đội Trung Quốc đã uy hiếp, đe dọa, buộc chúng ta rút lui nhưng ta quyết không chịu thì phía Trung Quốc liền nổ súng đánh chiếm. Trong cuộc chiến không cân sức, nhưng các chiến sĩ của quân ta vẫn kiên cường chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Và bây giờ cũng vậy, hành động của Trung Quốc là cố tình khiêu khích để lấy cớ nổ súng nhưng chủ trương của ta lấy hòa bình làm đầu. Nhưng ta càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng làm tới. Mong rằng Đảng, Nhà nước ta phải có biện pháp cứng rắn. Tôi tin với lòng yêu nước, tự hào dân tộc, chúng ta sẽ chiến thắng bất cứ kẻ thù lớn mạnh nào".
Trong khi đó, với những ngư dân mà cuộc sống gắn với biển khơi, hành động ngang ngược của Trung Quốc không khiến ngư dân nao núng.
Ghi nhận tại Cảng cá Quy Nhơn (TP Quy Nhơn, Bình Định), không khí cảng cá vẫn rất tấp nập, nhiều tàu câu cá ngừ đại dương đang chuẩn bị ra khơi đánh bắt thủy sản, tàu cập bến vẫn đầy ắp cá, mực.
Anh Nguyễn Hứa (ở xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), thuyền trưởng tàu BĐ 97083 TS vừa cập bến cùng 12 ngư dân vừa đánh bắt tại vùng biển biển gần Trường Sa trở về, cho biết: "Mấy ngày trước, khi chúng tôi còn lênh đênh ngoài khơi đánh bắt cá có nghe thông tin trên đài biết được tàu Trung Quốc tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam. Ngư dân đánh bắt xa bờ chủ yếu hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa. Bây giờ Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngư trường đánh bắt của ngư dân mình".
Một thuyền viên trên tàu BĐ 97083 TS tiếp lời: "Hơn chục năm đi biển, rất nhiều lần ngư dân chúng tôi giáp mặt với tàu của ngư dân Trung Quốc, thậm chí cả tàu Hải Quân của họ vào vùng biển Việt Nam. Dù họ chưa có hành động gì nhưng vì tàu Trung Quốc to gấp nhiều lần nên khi thấy mình cũng phải tránh đi tìm ngư trương khác đánh bắt. Tuy nhiên, chúng tôi không hề sợ mà vẫn quyết tâm bám biển, bám ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc".
Các thuyền viên trên tàu anh Nguyễn Hứa quyết tâm bám biển, giữ ngư trường
Trong khi đó, thuyền trưởng tàu BĐ 96592 TS, bày tỏ: "Mình là người Việt Nam sao không bức xúc cho được. Bây giờ khi giàn khoan hạ xuống không biết Trung Quốc có chịu rời đi hay không. Dẫu biết biển mình mình cứ đánh bắt, nhưng cũng phải dè chừng".
Theo Dantri
"Việt Nam không bao giờ lùi bước khi bị xâm phạm chủ quyền!" "Việt Nam tôn trọng, làm hết sức để xây đắp hòa hiếu với Trung Quốc. Nhưng lịch sử cung chi ra răng Viêt Nam không bao giơ chịu lui bươc trươc moi hanh động xâm pham đên chu quyên", GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định. Chiều ngày 10/5, GS. Phan Huy Lê thay mặt...