Bán “trụ sở BCH Quân sự phường” giá 5,5 tỷ
Căn nhà số 72/2 Huỳnh Văn Bánh là BCH Quân sự phường 15, quận Phú Nhuận.
Nghi ngờ bà Nhung (nguyên Trưởng phòng Tổ chức quận Phú Nhuận, TP HCM) lừa bán “nhà ảo”, bà Phượng đi tìm hiểu thì được biết căn nhà mà mình đang mua giá 5,5 tỷ đồng lại là trụ sở Ban chỉ huy Quân sự phường 15…
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang ráo riết truy tìm bà Huỳnh Thị Nhung (49 tuổi HKTT: 489A/40 Huỳnh Văn Bánh, phường 13, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh), nguyên Trưởng phòng Tổ chức quận Phú Nhuận (nay là Phòng Nội vụ) để điều tra làm rõ về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cùng bị tố cáo với bà Nhung còn có bà Trương Thị Hiền (34 tuổi, HKTT: 23/46 Nguyễn Hữu Tiến, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), một cán bộ của Ngân hàng Sacombank.
Theo điều tra bước đầu của cơ quan Công an, vào ngày 18/1/2011, bà N.T.B.Phượng (ngụ phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) có ký hợp đồng dịch vụ khoán việc trọn gói về việc xin mua nhà thuộc sở hữu nhà nước tại số 72/2 Huỳnh Văn Bánh, phường 15, quận Phú Nhuận, diện tích 168m2 với bà Nhung và bà Hiền. Sau khi xem nhà bà Phượng đồng ý ký hợp đồng mua với giá là 5,5 tỷ đồng.
Theo thỏa thuận, trong vòng 150 ngày, bà Nhung, bà Hiền sẽ hoàn tất thủ tục để bà Phượng được mua căn nhà nói trên. Sau khi ký hợp đồng, bà Phượng đã đưa 3 lần tiền cho bà Nhung và bà Hiền với tổng 3,5 tỷ đồng. Thời hạn đã hết nhưng bà Nhung và Hiền chưa thực hiện những cam kết nên hai bên tiếp tục làm phụ lục gia hạn thêm một tháng nữa, nhưng khi đến hẹn bà Nhung và bà Hiền vẫn không thực hiện như cam kết.
Video đang HOT
Nghi ngờ hai người này lừa mình, bà Phượng đi tìm hiểu thì được biết căn nhà 72/2 Huỳnh Văn Bánh, phường 15, quận Phú Nhuận được UBND quận Phú Nhuận bố trí làm trụ sở BCH Quân sự phường 15, quận Phú Nhuận chứ không có chủ trương bán theo Nghị định 61/CP như bà Nhung nói.
Vì vậy mà bà Phượng yêu cầu bà Nhung, bà Hiền trả lại tiền. Bà Hiền đã trả cho bà Phượng số tiền 3 tỷ đồng và sau đó hai bên có làm thanh lý hợp đồng. Theo đó, bà Nhung và bà Hiền phải trả cho bà Phượng số tiền gốc cộng với tiền lãi, tiền phạt là hơn 2,7 tỷ đồng. Nhưng sau đó bà Nhung bỏ trốn khỏi địa phương.
Cơ quan Công an kêu gọi bà Nhung sớm ra trình diện cơ quan Công an để làm rõ vụ việc này, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định.
Theo 24h
PGS. TS rởm lừa tiền tỷ: Lọt người, lọt tội?
Tự gắn "mác" PGS.TS, Tiến "nổ" khoe giao thiệp rộng, có khả năng chạy việc trong ngành CA chạy điểm, chạy công chức...
Trần Việt Tiến tại CQĐT.
PGS. TS chuyên "chạy"...
Theo Cáo trạng số 42/CT-VKS (Ctr 42) ngày 27-6-2012 của VKSND tỉnh Vĩnh Phúc, khoảng tháng 10/2010, Trần Việt Tiến, SN 1977, trú tại khu hành chính 15, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có gặp, làm quen với ông Hoàng Nghĩa Tùng, SN 1955, trú tại phường Trưng Trắc, TX Phúc Yên tại một quán cà phê ở khu vực quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tại đây, Tiến tự giới thiệu mình là PGS.TS. giảng viên trường ĐHQG Hà Nội và có quen biết với nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của tỉnh Vĩnh Phúc, các Bộ ở Trung ương.
Những lần gặp tiếp theo, Tiến nói mình có khả năng "chạy" để xin việc, chuyển vùng công tác, chuyển điểm... vào các trường ĐH và các lĩnh vực ở nhiều ngành, nghề khác nhau. Nghe vậy, ông Tùng tin lời Tiến, về nói chuyện với vợ là bà Lê Thị Tính, SN 1962, giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc. Cuối tháng 12/2010, ông Tùng đưa Tiến về nhà mình chơi, sau đó nhiều lần Tiến đến nhà ông Tùng. Tại đây, Tiến nói: "Anh chị có cháu học xong trung cấp hoặc ĐH nhưng chưa có việc thì bảo em để xin, hoặc có nhu cầu thì anh chị lo hồ sơ và tiền để em lo cho".
Tiến còn nói rõ về mức "phí" một suất xin vào Sở Cảnh sát PCCC, người trong tỉnh là 70 triệu đồng, ngoài tỉnh là 80 triệu đồng tương tự, xin vào CA từ 90-100 triệu đồng, và các ngành nghề, lĩnh vực khác... mà thực tế, Tiến đang thất nghiệp. "Do vậy, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9/2011 đã có nhiều người đến nộp tiền, hồ sơ cho ông Tùng, bà Tính" - CTr 42 nêu.
Phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 17/9/2012 đã xét xử Trần Việt Tiến về tội "Lừa đảo chiếm chiếm đoạt tài sản". Tại tòa, đại diện VKSND đã đề nghị tòa tuyên Tiến từ 12 năm đến 17 năm tù. Trong khi đó, Tiến bị truy tố ở khoản 4, Điều 139 BLHS khung hình phạt từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân.
"Đồng phạm giúp sức"
Luật sư (LS) Lương Quang Tuấn, Văn phòng LS An Thái, Đoàn LS TP Hà Nội, bảo vệ cho bị cáo Trần Việt Tiến tại phiên xử sơ thẩm ngày 17/9/2012, bổ sung, qua trung gian, ông Tùng, bà Tính đã thu nhận 85 hồ sơ, 10 phiếu báo điểm kèm theo 3,430 tỷ đồng đưa cho Tiến. Cụ thể, ông Tùng nhận: 58 hồ sơ, 4 phiếu báo điểm và 2,405 tỷ đồng. Riêng bà Tính nhận: 27 bộ hồ sơ, 2 phiếu báo điểm và 1,025 tỷ đồng.
Do đó, ông Tuấn cho rằng, lời khai tại CQĐT và bản tự khai, Tiến chỉ thừa nhận từ tháng 4 đến tháng 9/2011 đã nhận 73 bộ hồ sơ xin việc, chuyển trường, 11 phiếu báo kết quả thi ĐH, 8 bằng trung cấp và ĐH với số tiền tổng cộng 2,922 tỷ đồng do bà Lê Thị Tính chuyển cho, với 10 lần nhận tại quán cà phê Hoa Cau và quán nước gần nhà trẻ Hoa Hồng thuộc TP Vĩnh Yên. Và Tiến đã chuyển lại cho bà Tính 4 lần với số tiền 600 triệu đồng. LS Tuấn nói, ông Tùng, bà Tính khai mỗi lần đưa hồ sơ, tiền cho Tiến ở 2 địa chỉ trên, đều không có biên nhận, bàn giao gì, chỉ ghi vào sổ theo dõi. Điều này phù hợp với lời khai của Tiến. "Tiến có nói với vợ chồng ông Tùng rằng, anh chị cứ làm cho em, em không để anh chị thiệt. Qua các lời khai và tự khai, ông Tùng, bà Tính cũng thừa nhận điều này. Bà Tính, ông Tùng đều đã lớn tuổi, có nhận thức xã hội, có học thức.
Bản thân bà Tính đang là giảng viên trường CĐSP, thừa hiểu việc dùng tiền đi "cửa sau" để lo việc... là vi phạm pháp luật. Vậy mà từ tháng 4 đến tháng 9/2011 lại rất "tích cực" tuyên truyền về "khả năng" của Tiến và nhận 100 bộ hồ sơ với trên 3 tỷ đồng" - LS Tuấn nêu căn cứ.
Cũng theo ông Tuấn, trang 30 của bản CTr số 42/CT-VKS của VKS tỉnh Vĩnh Phúc nhận định: Quá trình thực hiện hành vi thu tiền, hồ sơ của những người xin việc, chuyển trường... để đưa cho Tiến, Tiến không hứa hẹn, bàn bạc ăn chia gì với ông Tùng, bà Tính mà chỉ nói với bà Tính: Chị cứ làm đi, em không để chị thiệt đâu. Do vậy, bà Tính, ông Tùng tích cực thu gom hồ sơ, tiền để giao cho Tiến. "Vậy đây có phải là lời hứa của Tiến và là động cơ để ông bà Tùng, Tính tích cực thu gom hồ sơ, tiền? Nói hành vi của ông Tùng, bà Tính không cấu thành tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với vai trò "giúp sức" là bỏ lọt tội phạm" - ông Tuấn bày tỏ.
LS Tuấn cho rằng, nếu ông Tùng, bà Tính không tích cực tuyên truyền về khả năng trình độ của Tiến và thu gom hồ sơ, tiền của các nạn nhân, liệu Tiến có thực hiện hành vi lừa đảo dễ dàng, với số tiền lớn như vậy? Động cơ, mục đích nào để bà Tính ứng 53 triệu đồng, và một số người như ông Binh ứng 210 triệu đồng, bà Thơm ứng 100 triệu đồng, ông Lợi ứng 35 triệu đồng, bà Giới ứng 140 triệu đồng... cho một số người xin việc, chạy trường...? "Căn cứ Điều 38, 39 BLHS và điểm b, khoản 3, Điều 1 khoản 1, Điều 2 của Thông tư liên tích số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA ngày 27/8/2010, trả hồ sơ điều tra bổ sung làm rõ những nội dung nêu trên, tránh bỏ lọt người lọt tội, thể hiện sự bình đẳng của pháp luật" - LS Tuấn kiến nghị.
Tòa đã tuyên phạt Trần Việt Tiến 12 năm tù giam, tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và bị cáo sẽ kháng cáo để yêu cầu tòa cấp phúc thẩm làm rõ vai trò đồng phạm của ông Tùng, bà Tính.
Theo 24h
Nỗi lòng u uẩn của nữ giảng viên tù tội Bùi Thị Thúy. Bị đồng tiền làm mờ mắt, chị ta đã hủy hoại sự nghiệp và danh tiếng của mình sau mấy mươi năm dày công tạo dựng. Điều đáng nói chị - người mặc chiếc áo kẻ sọc kia, từng là một giáo viên giỏi, được học trò yêu mến, đồng nghiệp nể trọng. Phía sau song sắt, Bùi Thị Thuý...