Bàn tròn chứng khoán: Tác động của bộ chỉ số mới sẽ thế nào?
Áp lực chốt lời gia tăng khiến thị trường quay đầu điều chỉnh sau khi xác lập đỉnh mới của năm. Liệu thông tin bô%3 chỉ sô mới (Diamond, VNFIN SELECT và VNFIN LEAD) chính thức đưa vào vận hành vào đầu tuần tới (ngày 18/11) sẽ tác động đến thị trường và nhóm cổ phiếu VN30? Cùng Báo Đầu tư Chứng khoán tìm câu trả lời từ một số chuyên gia chứng khoán trong chuyên mục Bàn tròn tuần này.
Diễn biến phân hóa của nhóm cổ phiếu bluechip với lực cản mạnh đến từ VNM đã khiến thị trường rung lắc điều chỉnh trong phiên cuối tuần. Trạng thái rung lắc của thị trường có tiếp diễn trong tuần tới không, theo các ông/bà?
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán
Tuần qua là tuần thị trường điều chỉnh tương đối mạnh đặc biệt với 1 số cổ phiếu như VNM, FPT, MBB… Nhìn vào trạng thái thị trường có thể nhận thấy những hành động chốt lời nhiều hơn. Chỉ số VN-Index giảm mạnh từ đỉnh 1.030 về 1.010 coi như chạm lại vùng hỗ trợ.
Mặc dù xu hướng điều chỉnh đã hình thành nhưng chỉ số này vẫn đang ở vùng phía trên của đường xu hướng tăng giá nên vẫn là điểm cộng. Hơn nữa khối lượng giao dịch cũng khá cao nên không quá đáng ngại với nhịp điều chỉnh.
Với việc HOSE áp dụng rổ Diamond và Financial Index ngay tuần tới trong đó hội tụ nhiều cổ phiếu Ngân hàng nên sẽ tạo cơ hội giúp thị trường hồi phục. Vì thế giả như áp lực bán tiếp tục thì mốc 1.000 điểm sẽ giữ vững và thị trường sẽ tăng trở lại. Cá nhân tôi cho rằng, tuần tới Quốc hội sẽ thảo luận những bộ luật sửa đổi và đó cũng sẽ là thông tin để hỗ trợ cho thị trường.
Ngoài ra, việc TTCK Mỹ tăng mạnh, chỉ số DJ chạm mốc cao nhất lịch sử 28.000 điểm là điểm cộng cho thị trường tuần tới.
Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco
Ông Nguyễn Anh Khoa
Tôi nhìn nhận trạng thái này không hẳn là rung lắc mà đang trong giai đoạn điều chỉnh đi kèm các nỗ lực hồi phục trong phiên. Mặc dù trong nhịp điều chỉnh này, liên tục xuất hiện cổ phiếu lớn nâng đỡ và neo giữ lại chỉ số nhưng đây là tín hiệu không mấy tích cực và dễ dẫn đến bào mòn tài khoản nhà đầu tư.
Tôi cho rằng giai đoạn điều chỉnh này vẫn chưa kết thúc trong tuần tới, nhưng lại mở ra cơ hội mua tích lũy đối với việc trading đón sóng cuối năm.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt
Dù tăng 0,3% trong phiên giao dịch sáng Thứ sáu 15/11, tuy nhiên chỉ số VN-Index đã giảm trong phiên chiều, chốt phiên giảm 0,2%. Chỉ số đã giảm -1,2% trong tuần, là mức giảm mạnh nhất theo tuần tính từ đầu tháng 8 đến nay.
VNM (-2,3%) là mã lấy đi nhiều điểm giảm nhất trong ngày khi các nhà đầu tư nước ngoài bán xấp xỉ 6,5 triệu USD giá trị cổ phiếu của công ty. Trong tuần, VNM đã giảm 4,8%. Chính áp lực từ VNM đa ảnh hưởng it nhieu den tâm lý thị trường chung .
Quan điểm kỹ thuật: Sau nhịp tăng sớm để kiểm định các kháng cự không thành công, các chỉ số đã quay đầu giảm điểm. VN30, VNMidcap và VNSmallcap duy trì tín hiệu tiêu cực trong khi VN-Index, HNX-Index ở mức Trung tính. Dự báo trong phiên tới, VN-Index sẽ kiểm định hỗ trợ MA20 tại 1.008-1.010 điểm một lần nữa. Nếu hỗ trợ này bị phá vỡ, diễn biến ngắn hạn của thị trường sẽ tiếp tục xấu đi.
Video đang HOT
Với những thông tin trên , chúng tôi cho rằng diễn biến tuần mới khá giằng co, mặc dù cũng có thông tin hỗ trợ đến từ việc ra đời của bộ ba chỉ số mới. Chúng tôi hy vọng với nhịp hồi phục của các bluechips đã giảm sâu bất ngờ như MWG, FPT, SAB… sẽ giúp thị trường có thể hồi phục trong ngắn hạn.
Việc khối ngoại đẩy mạnh bán ròng nhiều bluechips, trong đó “đỉnh điểm” vẫn là cổ phiếu VNM, cùng với POW; HPG; SSI… khiến tâm lý thị trường có phần hoang mang. Có thể giải mã được hiện tượng này không?
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán
Rất có thể là một nhịp thoái vốn nhằm có lương tiền mặt cho danh mục mới, đặc biệt khi nhiều chỉ số mới như Diamond, Fiancial Index được đưa vào.
Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco
Việc khối ngoại bán trong ngắn hạn luôn có nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan, và cần nhìn rộng ra khung thời gian dài hơn thay vì theo dõi giao dịch từng phiên đơn lẻ. Quan sát giao dịch, tôi cho rằng khả năng các quỹ đang tái cơ cấu lại danh mục và là hoạt động bình thường.
Tất nhiên, việc giảm tỷ trọng một mã nào đó thì cũng một phần là các quỹ nhìn nhận triển vọng dài hạn doanh nghiệp đang xấu đi và/hoặc thiếu động lực tăng trương để phân bổ vốn sang các mã hoặc kênh đầu tư khác hiệu quả hơn. Đây là phỏng đoán của tôi và cần quan sát thêm diễn biến tuần này để xác nhận.
Ông Nguyễn Anh Khoa
Bộ chỉ số mới (Diamond, VNFIN SELECT và VNFIN LEAD) chính thức đưa vào vận hành vào đầu tuần tới (ngày 18/11). Thông tin này có tác động nhiều đến thị trường và nhóm cổ phiếu VN30 không?
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán
Hiện tại chưa có nhiều quỹ sử dụng bộ chỉ số này nên có thể lực mua chưa mạnh. Tuy nhiên, cũng giống như hồi đầu tiên chỉ số VN30, sau này có nhiều quỹ sử dụng chỉ số này cho việc huy động vốn. Vì thế, về mặt tâm lý nhà đầu tư sẽ có sự tích cực hơn với nhóm cổ phiếu này. Vì thế, với lượng cổ phiếu nằm trong rổ trên cũng thuộc rổ VN30 nên đương nhiên VN30 cũng sẽ tích cực theo.
Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco
Tôi cho rằng, việc đưa bộ chỉ số này sẽ có tác động tích cực tới nhóm VN30 và thị trường nói chung, tuy nhiên sẽ không tác động mạnh mà thẩm thấu dần qua thời gian. Đây là bộ chỉ số giúp cho nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư gián tiếp vào các cổ phiếu hết room ngoại. Qua đó, có thể hưởng lợi từ tăng giá cổ phiếu nhưng không sở hữu quyền cổ đông thực sự. Điều này giúp cho thị trường có dòng tiền mới tham gia, đặc biệt là các cổ phiếu hết room.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt
Đây là các chỉ số mới được HoSE xây dựng với mục đích cụ thể là đầu tư, do Hội đồng chỉ số đầu tư quản lý và phục vụ trực tiếp nhu cầu của các quỹ đầu tư, các quỹ ETF có thể sử dụng chỉ số làm tham chiếu để mô phỏng và các quỹ ETF chỉ có thể vận hành sau ít nhất 3 tuần nữa, trong trường hợp cơ chế hoạt động của loại hình chỉ số mới này được thông qua nhanh chóng. Chính vì vậy, việc ra đời của bộ chỉ số này chỉ mới tác động về mặt tâm lý tích cực trong ngắn hạn, còn để nhìn nhận tác động đên từng cổ phiếu thì cần phải chờ động thái của các quỹ ETF.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao cùng với biên độ hẹp cho thấy hoạt động mua bán vẫn diễn ra khá giằng co. Ở thời điểm này, nhiều bluechips đã ghi nhận giảm từ 5% đến 10% chỉ trong 3 tuần, đây có phải là cơ hội để mở vị thế mua với nhóm này?
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán
Tôi cho rằng, nhịp điều chỉnh sẽ sớm chấm dứt, quan sát nhiều mã cổ phiếu tôi nhận thấy lực bán đã giảm, khối lượng giao dịch cũng giảm theo. Điều này cho thấy là bên bán không còn áp lực bán ra sau khi giá chạm vùng thấp, một mặt là không còn lãi mà chốt bán, mặt khác nếu họ áp dụng chiến lược bán cao rồi mua thấp khó mang lại cơ hội. Vì thế khi có thông tin hỗ trợ giá sẽ sớm tăng trở lại, và đó cũng chính là những cổ phiếu mà nhà đầu tư nên quan tâm.
Ông Nguyễn Hữu Bình
Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco
Dao động trong khoảng 5-10% trong 3 tuần giao dịch sau khi tạo đỉnh không có quá nhiều bất ngờ, đây là các biến động tự nhiên của thị trường.
Hiện tại, kết quả kinh doanh Quý III/2019 cơ bản đã ra hết với số liệu tương đối lạc quan. Với tình hình vĩ mô đang khá ổn định, tôi chưa nhìn thấy yếu tố nào là rủi ro lớn trong Quý IV này.
Theo thông lệ Quý IV thường là cơ hội tốt cho hoạt động trading ngắn hạn, nhà đầu tư có thể mở vị thế mua dần tích lũy trong tuần tới với những nhóm ngành triển vọng kết quả kinh doanh quý IV tốt như Ngân hàng hoặc Bất động sản.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt
Tôi nghĩ thị trường vẫn đang ở giai đoạn khó lường nên chưa phài là thời điểm phù hợp để mở vị thế mua.
Hoàng Anh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Tuần qua, khối ngoại mua mạnh cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng
Nhà đầu tư nước vẫn chủ yếu tập trung giao dịch các cổ phiếu bluechip và duy trì trạng thái bán ròng trong tuần cuối cùng của tháng 9. Tuy nhiên, đáng chú ý trong danh mục mua ròng mạnh tập trung khá nhiều mã trong nhóm chứng khoán và ngân hàng như STB, SHB, VCI, SHS.
Trên sàn HOSE, khối ngoại thực hiện 4 phiên bán ròng và 1 phiên mua ròng duy nhất ngày 18/9. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 20,87 triệu đơn vị, giảm 52,63% so với tuần trước. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 237,63 tỷ đồng, giảm 56,38% so với tuần trước.
Trong đó, khối này đã mua vào 52,83 triệu đơn vị với tổng giá trị mua vào đạt 2.285,51 đồng (giảm 43,14% về lượng và 46,39% về giá trị so với tuần trước); và bán ra với khối lượng 73,7 đơn vị, giá trị 2.523,14 tỷ đồng (giảm 46,19% về lượng và 47,52% về giá trị so với tuần trước).
Giao dịch NĐTNN trên sàn HOSE trong tuần từ ngày 23-27/9
Trong khi đó, trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 3 phiên bán ròng và 2 phiên mua ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 1,51 triệu đơn vị, tăng 88,64% so với tuần trước. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 0,48 tỷ đồng, trong khi tuần trước bán ròng 13,39 tỷ đồng.
Cụ thể, khối này đã mua vào với khối lượng 2,77 triệu đơn vị, giá trị 23,76 tỷ đồng (giảm 24,72% về lượng và 26,71% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 1,26 triệu đơn vị, giá trị 23,28 tỷ đồng (giảm 56,23% về lượng và 49,18% về giá trị so với tuần trước).
Giao dịch NĐTNN trên sàn HNX trong tuần từ ngày 23-27/9
Còn, trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 5 phiên liên tiếp. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 2,58 triệu đơn vị, trong khi tuần trước bán ròng 1,64 triệu đơn vị; tổng giá trị mua ròng tương ứng 118,46 tỷ đồng, tăng mạnh 171,51% so với tuần trước (mua ròng 43,63 tỷ đồng).
Trong đó, khối này đã mua vào gần 4 triệu đơn vị, giá trị 169,45 tỷ đồng (giảm 67,47% về lượng và 62,33% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 1,41 triệu đơn vị, giá trị 50,99 tỷ đồng (giảm 89,86% về lượng và 87,45% về giá trị so với tuần trước).
Giao dịch NĐTNN trên sàn UPCoM trong tuần từ ngày 23-27/9
Tổng cộng trên cả 3 sàn, khối ngoại đã bán ròng gần 16,78 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng đạt 118,69 tỷ đồng, giảm 62,63% về lượng và 76,93% về giá trị so với tuần trước đó (bán ròng 514,57 tỷ đồng).
Nhìn lại diễn biến mua bán tuần qua:
Trên sàn HOSE, cổ phiếu VNM được mua ròng mạnh nhất về giá trị đạt 136,18 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,06 triệu đơn vị. Tiếp theo đó là VCI được mua ròng 57,08 tỷ đồng (1,61 triệu cổ phiếu) và YEG được mua ròng 52,9 tỷ đồng (0,9 triệu cổ phiếu).
Tuy nhiên, xét về khối lượng, cổ phiếu STB là mã được khối ngoại mua ròng mạnh nhất đạt gần 2,06 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 21,86 tỷ đồng.
Trái lại, VRE là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trong tuần qua về giá trị đạt 132,92 tỷ đồng, tương đương khối lượng 2,92 triệu đơn vị.
Đứng ở vị trí thứ 2 là cổ phiếu HPG bị bán ròng 105,11 tỷ đồng, tuy nhiên đây cũng là mã bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng, đạt hơn 4,66 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất SHB với khối lượng gần 1,13 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 7,46 tỷ đồng.
Đứng ờ vị trí thứ 2 vẫn là SHS được mua ròng 715.200 cổ phiếu, giá trị 5,63 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, PVS tiếp tục bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất với khối lượng 340.285 cổ phiếu, giá trị tương ứng 6,81 tỷ đồng.
T.T
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
TA focus (phiên 27/9): Vẫn phải chờ đợi Mặc dù thị trường xuất hiện dòng dẫn dắt mới đã "ngủ quên" rất lâu như dòng chứng khoán, bên cạnh sự tiếp sức của dòng ngân hàng, nhưng VN-Index cũng không "bung lụa", không vượt qua các cản kỹ thuật ngay được. Kết phiên giao dịch ngày 26/9/2019, VN-Index chốt ở 990,75 điểm, tăng 3,45 điểm ( 0,35%) với khối lượng giao...